Elon Musk thẳng tay xóa tài khoản Facebook Tesla và SpaceX

Monday 26 March 2018 Đăng Nguyên


Elon Musk đã thẳng tay xóa bỏ hai tài khoản "triệu like" vào hôm 23/3 sau bê bối rò rỉ dữ liệu của Facebook.

Bê bối rò rỉ 50 triệu dữ liệu người dùng đang tiếp tục khiến Facebook lao đao. Mới đây, ông chủ của Tesla và SpaceX cũng gia nhập những người phản đối mạng xã hội lớn nhất thế giới, khi xóa bỏ hai fanpage đại diện với tổng lượt thích hơn 5 triệu. Tuy nhiên, việc xóa bỏ đến từ sự thách thức trên Twitter.



Elon Musk đã thẳng tay xóa fanpage SpaceX và Tesla.


Theo CNN, Musk đã được những người hâm mộ ông đề cập đến việc xóa tài khoản Facebook và phong trào #deletefacebook trên Twitter. Ngay sau đó, ông đã hỏi vặn lại "Facebook là gì?".

Tiếp đó, một bình luận khác yêu cầu Musk xóa tài khoản Facebook SpaceX. Sau câu trả lời "Tôi còn không để ý rằng chúng tôi có trang đó. Sẽ làm ngay", fanpage SpaceX với hơn 3 triệu like biến mất.



Musk bị thách thức xóa tài khoản SpaceX.


Tiếp tục với câu hỏi liệu Musk có xóa luôn fanpage Tesla hay không, ông đã không ngần ngại đáp "Chắc chắn rồi". Fanpage Tesla với hơn 2 triệu like cũng không thể truy cập được sau đó.

"Tôi không sử dụng và có lẽ cũng không bao giờ sử dụng Facebook. Tôi không bị chúng làm ảnh hưởng. Ngoài ra, chúng tôi cũng không bao giờ quảng cáo hay trả tiền cho sản phẩm của mình trên đó. Vì vậy, tôi không quan tâm", Musk chia sẻ trên Twitter.

Tuy nhiên, mức độ của những người hâm mộ Musk chưa dừng lại ở đó. Ông tiếp tục được yêu cầu xóa bỏ tài khoản Instagram của Tesla và SpaceX vì dịch vụ này cũng thuộc Facebook. Tuy nhiên, ông không làm điều này. Hiện Instagram SpaceX có 3 triệu người theo dõi, trong khi SpaceX có 4 triệu người theo dõi. Riêng Instagram cá nhân của Musk có hơn 7 triệu người theo dõi.

Theo The Verge, fanpage của Solar City, công ty sản xuất pin thuộc sở hữu Tesla cũng đã biến mất. Chưa rõ hành động khóa tài khoản Facebook của Musk chỉ là tạm thời hay vĩnh viễn.

Elon Musk là tỉ phú người Nam Phi, được biết đến là sáng lập dự án tên lửa vũ trụ tái sử dụng SpaceX, đồng lập công ty xe hơi tự lái Tesla Motors và dịch vụ thanh toán PayPal. Ông là người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thanh toán trực tuyến, phát triển năng lượng sạch và các hệ thống giao thông tiên tiến, chinh phục không gian…

Với mục tiêu phát triển các công nghệ thay đổi tương lai loài người, ông được hàng triệu người mến mộ và thần tượng trên khắp thế giới. Do đó, hành động xóa tài khoản Facebook Tesla và SpaceX lần này được dự đoán sẽ ít nhiều tác động lên người dùng mạng xã hội của Zuckerberg, thậm chí là thúc đẩy phong trào #deletefacebook đang lan rộng.

Trong quá khứ, giữa Musk và Zuckerberg không có mối quan hệ êm đẹp. Năm ngoái, Musk đã cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo và cho rằng hiểu biết của ông chủ Facebook về vấn đề này là "có hạn".

Tháng 9/2016, một tên lửa SpaceX đã phát nổ trên bệ phóng, phá hủy một vệ tinh đắt tiền mà Facebook dự định mang lên không gian cho mục đích kết nối Internet diện rộng. Zuckerberg đã có một bài "than thở" khá dài trên trang cá nhân. Ngoài ra, dù không lời qua tiếng lại nhưng cả hai cũng có một số hiềm khích nhất định.

Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 17/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Bảo Lâm

Không dễ 'tẩy chay' Facebook

Đăng Nguyên


Lượng người dùng quá lớn, sự "ma mãnh" của Facebook và phong trào tẩy chay nhỏ lẻ là lý do mạng xã hội này vẫn sống bất chấp bê bối.

Sau bê bối rò rỉ dữ liệu, liên tiếp nhưng lời kêu gọi xóa bỏ tài khoản từ phía người dùng Facebook. Thậm chí trên mạng xã hội này còn có hẳn chiến dịch tẩy chay với hastag #DeleteFacebook. Thế nhưng, với hơn 2,2 tỷ người dùng, không dễ để những điều tự phát này có tác động lớn. Thậm chí, giữa bão chỉ trích, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg còn tự tin rằng, ông không thấy một "số liệu đáng kể" nào trong việc người dùng rời bỏ Facebook khi trò chuyện với New York Times.




Không dễ để xóa Facebook bởi sức hút của nó vẫn rất lớn.


Khi bê bối xảy ra, người dùng công nghệ, thậm chí là các nhân vật ảnh hưởng trong xã hội một lần nữa xem xét xóa bỏ hoàn toàn Facebook. Thế nhưng, quyết định này sẽ khiến họ đặt ra hai câu hỏi: Facebook có phải đã đánh mất sự tin tưởng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của chúng ta, phải chăng Facebook đã quá quan trọng, là "một phần tất yếu của cuộc sống" online và offline khiến ta không thể từ bỏ?

Câu hỏi đầu tiên sẽ rất dễ trả lời với nhiều người, song câu thứ hai không như vậy. Facebook đã có quá nhiều thứ cầm chân người dùng, khiến họ không dễ rời đi. Hiếm có một công ty trực tuyến nào lại thu hút lượng người dùng đến như vậy. Facebook gần như "không có đối thủ" trên lĩnh vực mạng xã hội, hay nói cách khác đây là một "đế chế", một sự độc quyền và nó ảnh hưởng đến gần như tất cả lĩnh vực từ trực tuyến đến thực tế. Ngay chính Mark cũng từng thừa nhận Facbook quá lớn và cần được kiểm soát bởi chính quyền liên bang.

"Facebook đã nỗ lực để giữ hình ảnh của họ sau bê bối. Nhưng nếu không làm điều này, lượng người dùng rời bỏ cũng chỉ như muối bỏ bể mà thôi. Độc quyền là thứ gì đó rất khó ngăn chặn", chuyên gia Nick Statt của The Verge nhận định.

Đối với cách hiểu của hầu hết mọi người, Facebook là miễn phí. Facebook không bán một dịch vụ nào cho người dùng cả, thay vào đó là bán quyền tiếp cận sự chú ý của người dùng thông qua quảng cáo. Không có trao đổi tiền tệ giữa người dùng với Facebook. Điều này khiến cho những đợt tẩy chay trở nên mơ hồ và không ít đã giữ lại tài khoản sau một thời gian đắn đo. Nên nhớ, Facebook đã "năm lần bảy lượt" làm người dùng phẫn nộ, song số lượng thành viên vẫn không ngừng tăng lên.

Nếu nói đến tẩy chay, không thể không nói đến sự thờ ơ của đa phần người dùng trong việc bảo vệ dữ liệu của chính mình. Họ cho rằng những thứ mình khai báo với Facebook không có giá trị bằng việc hàng ngày trò chuyện với bạn bè, người thân, tìm lại những người bạn cũ hay đơn giản là đọc tin tức. Sau đó, họ lo lắng khi rời khỏi hệ sinh thái này, họ sẽ mất đi một dịch vụ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích.

Trước đây, bảng tin (newsfeed) còn là một mớ lộn xộn, người dùng thường lướt một cách vô thức. Nhưng hiện tại, nó đã có nhiều nội dung thú vị hơn, thậm chí được tích hợp thêm nhiều tiện ích "mì ăn liền" nhưng mang lại giá trị lớn. Mạng lưới quan hệ bạn bè được gói gọn trong một bảng thống kê, ghi chú đơn giản hay ôn lại kỷ niệm tình bạn... những thứ đó tuy nhỏ nhưng lại có mức hấp dẫn đến mức khó từ bỏ. Và nó đúng cho cả cá nhân lẫn chuyên nghiệp. Mất những thứ đó là mất liên kết xã hội hữu hình với những người mà chúng ta quan tâm.

Một điểm nữa khiến con người ta không dễ dàng từ bỏ Facebook dù đã có nghiên cứu rằng dùng mạng xã hội này nhiều sẽ không hạnh phúc, đó là những liên kết xung quanh. Nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ chỉ bỏ mỗi thuốc lá, nhưng nếu bỏ Facebook, bạn còn bỏ cả các dịch vụ khác như Instagram hay Messenger.

Năm ngoái, chiến dịch tẩy chay Uber #DeleteUber và đạt hiệu quả khi khiến 200.000 tài khoản tài xế bị hủy bỏ, CEO phải từ chức. Nó lập tức truyền đi thông điệp rằng sự kiêu ngạo và không tôn trọng lợi ích khách hàng sẽ phải trả giá đắt. Nhưng Facebook thì khác. Uber có dịch vụ đi nhờ xe khác thay thế (Lyft), nhưng mạng xã hội của Mark thì không, hoặc chưa thể ở thời điểm này.

Tất nhiên, ở đây việc xóa Facebook hay không là quyền của mỗi người, điều đó giúp bạn có thể an tâm rằng không bị ai theo dõi, đọc lén hồ sơ, hay bị gợi ý quảng cáo một cách trắng trợn. Thế nhưng, việc xóa tài khoản Facebook đôi khi không phải là cách hay bởi có thể xem Facebok là bản sao phản ánh thế giới thực. Thay vì xóa, người dùng cần có trách nhiệm hơn với thông tin cá nhân bằng cách hạn chế chia sẻ nhiều thứ trên đó, dùng số điện thoại hay email "rác" để đăng ký, giảm tối đa thời gian dành cho Facebook... chẳng hạn.

Tim Cook muốn có quy định về quyền riêng tư sau bê bối Facebook

Đăng Nguyên


CEO của Apple cho rằng scandal rò rỉ dữ liệu người dùng giữa Facebook và Cambridge Analytica là nghiêm trọng.

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, nói rằng ông ủng hộ ý tưởng về việc các công ty công nghệ phải đối mặt với các quy định về quản lý dữ liệu khách hàng. Phát biểu này được đưa ra tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc tổ chức hôm qua 25/4 ở Bắc Kinh, khi ông được hỏi ý kiến ​​về những gì sẽ xảy ra sau thất bại gần đây nhất của Facebook.


"Tôi nghĩ rằng tình huống của Facebook khá tồi tệ và nó đã trở nên quá lớn. Có thể sẽ tốt hơn nếu một số quy định được đưa ra", ông nói. "Việc bất kỳ ai cũng có thể biết những gì bạn đã xem trên web trong nhiều năm, thông tin liên hệ của bạn, những điều bạn thích và không thích cũng như mọi chi tiết riêng tư khác trong cuộc sống - theo quan điểm của tôi là không nên tồn tại".

Cook không nêu rõ những gì cần trong quy định cho các công ty công nghệ sau này nhưng ông nhấn mạnh rằng các nhà lập pháp nên quan tâm đến việc tạo ra các quy định về quyền riêng tư. Trước đó vài ngày, trong cuộc phỏng vấn trên CNN, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, cũng có quan điểm tương tự.

Scandal rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng từ Facebook đã khiến mọi người xem xét lại cài đặt mạng xã hội này, cũng như nhiều người đã giật mình khi biết rằng một khối lượng lớn các ứng dụng bên thứ ba có quyền truy cập vào những thông tin cá nhân trên tài khoản của họ. Hầu hết mọi người đều không ý thức được mức độ nghiêm trọng của việc Facebook đã xây dựng chân dung mỗi cá nhân người dùng dựa trên sở thích tới các chi tiết khác được rút ra từ lịch sử tương tác với mạng xã hội.

"Những năm qua chúng tôi đã lo lắng rằng người dân ở nhiều quốc gia đang không để ý rằng dữ liệu cá nhân của họ đã được lưu vào những hồ sơ chi tiết. Rồi một ngày nào đó mọi người sẽ bị xâm phạm quyền tự do cá nhân bởi những gì mà họ chưa nhận thức được như thế này", ông nói.

Tuy nhiên, tuyên bố này của Tim Cook cũng khiến nhiều người phải "nhíu mày" suy nghĩ. Bởi mới đây, Apple đã giao quyền kiểm soát các tài khoản iCloud của người dùng Trung Quốc cho các cơ quan quản lý máy chủ ở quốc gia này, tuân thủ theo đúng luật pháp địa phương. Tức là, trong khi iPhone của công ty vẫn tiếp tục được bảo mật mạnh mẽ, các sao lưu trên iCloud lại có thể dễ dàng bị can thiệp và kiểm soát tại Trung Quốc. CEO của Apple cũng không nhắc đến việc giải quyết tình huống trên trong suốt thời gian xuất hiện tại sự kiện.

Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 17/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Mai Anh

Một người tham gia trắc nghiệm Facebook, hàng trăm bạn bè thành nạn nhân

Đăng Nguyên


Người dùng vẫn nghĩ nếu lộ thông tin thì chỉ mình họ là nạn nhân, nhưng không biết rằng họ đã gây ảnh hưởng đến cả bạn bè, người thân.

Việc công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica mua thông tin của 50 triệu người dùng Facebook Mỹ từ một giảng viên Đại học đã gây rúng động suốt một tuần qua. Trong khảo sát của giảng viên Đại học Cambridge năm 2014, có tất cả 270.000 người đăng ký, nhưng kết quả là có 50 triệu người dùng - là bạn bè của người tham gia - cũng trở thành nạn nhân mà họ không hề hay biết.

Giới bảo mật cho hay, chuyện thu thập và khai thác thông tin tương tự đã được biết đến từ lâu, còn vụ Cambridge Analytica gây chấn động đơn giản vì Cambridge Analytica tham gia phân tích dữ liệu cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump năm 2016. 50 triệu người dùng tương đương với 25% số cử tri của Mỹ trước đợt bầu cử, tức dữ liệu bị thu thập kia có thể đã được khai thác để tác động đến kết quả bầu cử.



Ảnh minh họa: Verge


Trang Verge đã đăng chia sẻ của Alexandra Samuel với góc nhìn của dân "trong nghề":

"Thời điểm Cambridge Analytica mua dữ liệu, tôi đang là Phó giám đốc phụ trách mạng xã hội của Vision Critical - một công ty chuyên cung cấp phần mềm tùy biến thông minh, hỗ trợ quản lý các phản hồi từ người dùng cho hơn một phần ba các công ty trong danh sách Fortune 100. Các khách hàng doanh nghiệp của chúng tôi muốn có thêm dữ liệu từ mạng xã hội để bổ sung thông tin cho các khảo sát người dùng và công việc của tôi là tìm ra cách để tích hợp dữ liệu mạng xã hội với dữ liệu khảo sát.

Chúng tôi được rất nhiều nhà cung cấp chào bán các giải pháp thu thập dữ liệu. Năm 2012, công ty phân tích Microstrategy giới thiệu công cụ "Wisdom" trên Facebook với cơ sở dữ liệu của 12 triệu người dùng Facebook. Nhưng khi tôi nói chuyện lại với một chuyên gia của Microstrategy vào tháng 12 vừa qua, ông ta cho biết kho dữ liệu thực ra lên tới 17,5 triệu người dùng, dù chỉ dựa trên số lượt người cài đặt công cụ là 52.600. Có nghĩa, mỗi người cài đặt ứng dụng đã 'cấp quyền' cho nhà phát triển ứng dụng tiếp cận thông tin của trung bình 332 bạn bè của họ. Những bạn bè đó - không hề cài đặt ứng dụng và rất nhiều trong số đó có thể có ý thức bảo mật rất cao - vẫn trở thành nạn nhân chỉ vì sự vô ý của người dùng."

Những gì Microstrategy thực hiện không có gì là bất bình thường. Thủ thuật này cũng giống như chuyện diễn ra trong vụ Cambridge Analytica - 270.000 người tham gia khảo sát, dẫn đến 50 triệu người bị thu thập thông tin và là mục tiêu của những quảng cáo cá nhân hóa.

Nói cách khác, nếu bạn chưa từng tham gia khảo sát, trắc nghiệm... nào trên Facebook, nhưng đã thấy bạn bè của mình thực hiện và chia sẻ trên News Feed thì không loại trừ khả năng, dữ liệu của bạn cũng rơi vào tay nhà phát triển và được bán toàn cầu nếu ứng dụng đó được viết ra để thu thập thông tin.

"Tôi đã biết từ 10 năm trước rằng API của Facebook cho phép thu thập dữ liệu của bạn bè. Nhưng tôi cũng không ngạc nhiên khi mọi người bị sốc trước thông tin này bởi 95% người dùng Facebook không biết điều đó. Họ chỉ nghĩ rằng, nếu Facebook hay ai đó bán thông tin của bạn, thì bạn là nạn nhân. Họ không biết rằng bạn đã kéo theo cả bạn bè, người thân của bạn theo nữa", Mary Hodder, cố vấn bảo mật của Identity Ecosystem Steering Group, cho hay.

Nếu Facebook "hào phóng" trong việc cho tiếp cận thông tin thành viên đến vậy, thì các nhà tiếp thị, quảng cáo, các chuyên gia phát triển phần mềm chẳng khó gì xây dựng ứng dụng kiểu "vô thưởng vô phạt" để thu thập dữ liệu qua những trò đố vui, ứng dụng hài hước hay trắc nghiệm như "Tính cách nổi bật của vợ tương lai", "Ai hay vào Facebook của bạn nhất", "Ai là người đang thầm thương trộm nhớ bạn", "Bạn sẽ chết năm bao nhiêu tuổi", "Năm 50 tuổi bạn sẽ có bao nhiêu tiền"...

Từ năm 2015, báo Telegraph đã đặt câu hỏi: Giả sử một người lạ gặp bạn trên phố, đề nghị bạn cung cấp tất cả dữ liệu cá nhân của mình và của bạn bè, từ ảnh, video, ngày sinh, nơi ở cho đến các thông tin về chồng/người yêu, con cái... ngược lại, họ sẽ mời họ chơi một trò chơi, bạn có đồng ý không?

Thông thường, đa số sẽ từ chối lời đề nghị, thế nhưng có đến hàng triệu người đang thực hiện điều tương tự trên mạng. Chẳng hạn, công ty Vonvon đã phát triển ứng dụng với khả năng tổng hợp status, chú thích ảnh, video... của người dùng để xem những từ nào họ hay sử dụng nhất. Để thực hiện điều này, Vonvon yêu cầu người tham gia cho phép họ tiếp cận mọi thông tin trên Facebook như tên, giới tính, học vấn, địa chỉ nhà, địa chỉ IP, danh sách bạn bè, status và những thứ người dùng "like". Gần 18 triệu người đã chấp nhận.

Công ty này cho biết dữ liệu sẽ được lưu trên máy chủ "ở nhiều nước trên toàn thế giới" và họ có thể bán các thông tin về cho bên thứ ba vì người dùng đã đọc các chính sách về bảo mật và đã đồng ý cho Vonvon làm điều đó. Cách đây 3 năm, hãng Western Digital công bố kết quả nghiên cứu cho thấy dữ liệu cá nhân của mỗi người dùng Facebook có giá trung bình lên tới gần 5.000 USD tại Mỹ.

Mục tiêu của các vụ thu thập dữ liệu này là để phân loại người dùng như giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích, thói quen, các mối quan hệ cá nhân... để phục vụ cho các nhà quảng cáo hiển thị những nội dung phù hợp. Còn vụ Cambridge Analytica gây sốc bởi dữ liệu có thể tác động đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Nhiều người dùng mạng xã hội không hiểu rằng các ứng dụng ra đời chẳng phải chỉ để "cho vui". "Khi bạn thực hiện một bài trắc nghiệm nho nhỏ, ai đó ở đầu bên kia đang rất mãn nguyện với dữ liệu mà họ nhận về", Susanne Yad, một chuyên gia về quảng cáo Facebook, nói.

Facebook thừa nhận đã thu thập dữ liệu tin nhắn và cuộc gọi từ smartphone

Đăng Nguyên


Mạng xã hội này tuyên bố đây là một "tính năng" có thể lựa chọn và người dùng được nhắc nhở trước khi chấp nhận.


Tuần trước, tài khoản có tên Dylan McKay đã đăng trên Twitter cảnh báo về bản lưu dữ liệu tải về từ Facebook của mình có chứa nhiều bản ghi về cuộc gọi và tin nhắn mà anh đã thực hiện trên điện thoại Android cách đây vài năm. Bài đăng trên Twitter của McKay đã nhanh chóng có được hơn 40.000 lượt retweet, gây sự chú ý lớn trong cộng đồng.

ArsTechnica sau đó đã khẳng định thông tin này và cho biết đây không phải là trường hợp duy nhất. Các bản ghi dữ liệu người dùng của Facebook thường hiển thị tên và số điện thoại của những người đã gọi và nhắn tin, bên cạnh thời gian cuộc trò chuyện.



Thông báo sẽ thu thập dữ liệu cuộc gọi, tin nhắn và số liên lạc của người dùng của Facebook.


Theo BusinessInsider, Facebook đã phản hồi lại bằng một bài viết trên cổng thông tin chính thức của mình. Theo đó, mạng xã hội này khẳng định đã "không làm bất cứ điều gì nếu không được phép".

Cụ thể hơn, đại diện của Facebook nói, việc lưu giữ các bản ghi dữ liệu về cuộc gọi và tin nhắn là "tính năng" của hai ứng dụng trên thiết bị Android là Facebook Messenger và Facebook Lite (một phiên bản gọn nhẹ của Facebook) và đã được người dùng chấp thuận. Việc lưu giữ thông tin này có tác dụng "giúp bạn tìm và kết nối với những người mà bạn quan tâm, cung cấp một trải nghiệm tốt hơn trên Facebook".

Facebook cũng khẳng định dữ liệu này không được bán cho bất kỳ bên thứ ba và bản thân công ty cũng không xâm phạm vào nội dung tin nhắn hoặc nghe trộm các cuộc gọi điện thoại của người dùng. Bên cạnh đó, việc yêu cầu truy cập vào các địa chỉ liên lạc của người dùng là "điều khá phổ biến trong các ứng dụng xã hội và dịch vụ như là một cách để dễ dàng tìm thấy những người bạn muốn kết nối với mình".

Người dùng có thể tắt, bật tính năng này trong phần cài đặt của Facebook. Thậm chí hệ thống cũng có tùy chọn để tắt việc lưu trữ cuộc gọi và tin nhắn văn bản, nhưng vẫn tải lên danh sách liên lạc. Một lựa chọn khác là xóa tất cả các thông tin liên lạc đã tải lên từ trước tới nay.

Tuy nhiên, nhiều người dùng thiết bị Android vẫn không thể bỏ qua sự lo lắng. Google đã thay đổi một số thiết lập hệ điều hành vào tháng 10/2017, ngăn không cho các ứng dụng được truy cập vào danh bạ và các cuộc gọi, tin nhắn. Tuy nhiên, điều này không chứng minh được rằng ứng dụng Facebook trên Android đã lợi dụng phương pháp này để thu thập dữ liệu.

Trong khi đó, hệ điều hành iOS của Apple hoàn toàn không cho phép các ứng dụng truy cập vào dữ liệu cuộc gọi và tin nhắn mà không có sự cho phép một cách cụ thể. Điều đó có nghĩa là người dùng thiết bị của Apple không phải lo lắng nhiều về việc liệu Facebook có lưu trữ cuộc gọi hoặc bản ghi tin nhắn của mình hay không.

Mai Anh

Dữ liệu người dùng Facebook được bán công khai tại Việt Nam

Đăng Nguyên


Số điện thoại, email hay địa điểm... của hàng triệu người dùng Facebook Việt Nam bị chào bán rộng rãi.

"Bán tệp 20.000 khách hàng mới mua ôtô, đảm bảo siêu chuẩn, siêu chất. Cam kết chất lượng cho anh em bán phụ kiện, độ xe, kinh doanh bảo hiểm"... là lời rao của một thành viên trong nhóm Facebook chuyên thảo luận về marketing. Người này còn khẳng định "dữ liệu được lọc từ các nhóm VIP Facebook và chỉ bán cho 5 người đầu tiên để tránh bị 'nát'".



Một bài rao bán dữ liệu khách hàng gồm số điện thoại và email lấy từ các fanpage và nhóm Facebook.


Những lời chào bán dữ liệu người dùng không còn mới tại Việt Nam từ vài năm nay và khi Facebook phát triển, "món hàng" này lại càng trở nên phổ biến, được bán công khai. Các thông tin rao bán thường bao gồm họ tên, số điện thoại, email, nơi ở và mối quan tâm hay sở thích của người dùng Facebook.

Theo anh Phan Văn Hội, trưởng nhóm một công ty truyền thông tại Hà Nội, "từ lâu dữ liệu của người dùng Facebook đã không còn riêng tư". Hiện có hàng chục ứng dụng trên máy tính được các nhà phát triển tạo ra để quét User ID (UID) Facebook rồi từ đó lấy được các thông tin liên quan. "Với số tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu mỗi tháng để mua ứng dụng trên, bạn có thể lọc được dữ liệu riêng tư của các thành viên Facebook để dùng cho mục đích tuỳ ý", anh nói.

UID được ví như số Chứng minh nhân dân mà Facebook cấp cho người dùng và nó là duy nhất nhằm xác định chính xác người đó. Từ UID, những công cụ quét cho phép truy xuất vào kho dữ liệu để lấy họ tên, số điện thoại, ngày sinh, giới tính, nơi ở hay danh sách bạn bè công khai của người đó... rồi có thể lưu với file Excel.



Một phần mềm cho chuyển UID sang số điện thoại với công bố tỉ lệ đạt 60-70%.


Tương tự UID, còn có Group ID, Fanpage ID hay Post ID... là các số định danh của nhóm, fanpage hay bài viết... Từ đó, phần mềm có thể lọc ra thông tin chi tiết của các thành viên trong nhóm, dữ liệu của những người đã "like" fanpage đó hay "like" bài viết nhất định...

"Chẳng hạn khi quét các thành viên trong nhóm Facebook 'Hội những bà mẹ mang thai lần đầu', ứng dụng sẽ trả về danh sách các thành viên mà trong đó có số điện thoại, email... Từ dữ liệu này, những người làm quảng cáo có thể tiếp thị chính xác đối tượng thông qua điện thoại (telesale), thư điện tử (spam mail) hay quảng cáo Facebook (custom audience)...", anh Hội cho hay.

Theo anh Hội, trước tháng 6/2015, Facebook cho phép chạy quảng cáo trực tiếp với UID, tức là nhà quảng cáo có thể tiếp cận đến chính xác đối tượng mình muốn. Tuy nhiên về sau, mạng xã hội này đã dừng hình thức quảng cáo trên, song vẫn có thể chạy gián tiếp thông qua số điện thoại hoặc email (trừ địa chỉ ...@facebook.com). Bởi thế, bằng một vài công cụ chuyển đổi, dữ liệu của người dùng đều có thể được sử dụng cho mục đích tiếp thị, quảng cáo.



Một ứng dụng trên Facebook đòi nhiều quyền truy cập như danh sách bạn bè, ảnh, ngày sinh...


Các công cụ trên có thể lấy được thông tin người dùng Facebook là do cơ chế hoạt động của mạng xã hội này còn sơ hở và cũng do thói quen của người sử dụng. "Những ứng dụng trên Facebook thường đòi hỏi bạn cấp quyền truy cập danh bạ, thông tin bạn bè, địa chỉ, học vấn... mà phần đông trong chúng ta bấm đồng ý nhưng chẳng xem kỹ", anh Đức Hoàng, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, chia sẻ. "Sau khi có được quyền truy cập gần như toàn bộ tài khoản rồi, việc lấy dữ liệu nào chỉ còn là ý thích của người tạo ra những ứng dụng trên".

Theo anh Hoàng, kẽ hở trong chính sách quyền riêng tư và bảo mật của Facebook đã giúp hacker có được dữ liệu và hiện nay vẫn tồn tại một số lỗ hổng khác để hacker khai thác nhằm lấy được thông tin. "Tôi nghĩ nếu không muốn lộ thông tin thì người dùng chỉ còn cách đừng chia sẻ gì trên Facebook hoặc chia sẻ ở chế độ riêng tư, không kết bạn với bất kỳ ai", anh nói.

Thực trạng về việc lộ thông tin tài khoản Facebook tại Việt Nam cũng tương tự vụ 50 triệu người dùng Facebook tại Mỹ bị bán dữ liệu. Một ứng dụng khảo sát trên Facebook đã trả tiền cho 270.000 người tham gia và yêu cầu được tiếp cận một số thông tin như tên tuổi, vị trí địa lý, giới tính, những trang họ "like" và cả danh sách bạn bè của họ. Kết quả là 50 triệu người bị thu thập thông tin mà họ không hề hay biết, thậm chí họ cũng không trực tiếp cài ứng dụng nhưng vẫn trở thành nạn nhân vì bạn bè của họ sử dụng.

Bảo Anh

Top một số mẫu in catalogue nổi bật đối với năm 2018

Sunday 25 March 2018 Đăng Nguyên

Catalogue được mẫu mã đẹp mắt & tinh tếsẽ thể hiện được sự giỏi và uy tín đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Điều đó đồng nghĩa có sự người mua sẽ tin tưởng dùng sản phẩm, dịch vụ hoặc đầu tư vào siêu thị bạn.==> tới In Đăng Nguyên ngay bữa nay để đặt in các cuốn catalogue thật đẹp, in catalo giới thiệu sản phẩm & dịch vụ, In catalog lấy nhanh, In Catalogue giá rẻ, In catalogue theo bắt buộc …….

Trong một số tháng đầu năm 2018, cực kỳ rất nhiều mẫu catalogue ấn tượng, đẹp và giá trị cao đã có mặt trên thị trường tại xưởng in catalogue offsetIn Đăng Nguyên. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn Top 10 mẫu catalogue ấn tượng đối với năm 2018 :

mau-day-deo-the-dep-2018-3

mau-day-deo-the-dep-2018-5

mau-day-deo-the-dep-2018-7
mau-in-catalogue-0610

mau-in-catalogue-0610-02

Dựa vào nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng, đối tượng khách hàng sẽ đưa ra những mẫu mã, màu sắc và các trình bày nội dung phù hợp nhất.

Dựa vào số lượng các trang in ấn, sẽ đưa ra được giải pháp đóng gáy cao nhất đối với cuốn catalogue. Giả dụ số trang to với thể lựa chọn gáy keo nhiệt, in catalogue gáy lò xo. Nếu số lượng trang ít, quyển mỏng với thể chọn lựa catalogue ghim gáy.

người mua đang sở hữu nhu cầu gây ấn tượng về việc uy tín, việc chuyên nghiệp?

ham muốn truyền tải được thông điệp đến các bạn một phương pháp hiệu quả nhất ?

Hãy tới sở hữu doanh nghiệp in ấnIn Đăng Nguyên để trải nghiệm được sự giỏi nhất. Mang kinh nghiệm phổ biến năm trong lĩnh vực in ấn – mẫu mã, biết nắm bắt nhu cầu của người mua. Chúng tôi mong muốn mang lại đối với bạn các sản phẩm tuyệt vời nhất.

Liên hệ : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – 0961 099 899 (Mr. Cương)
Email : indangnguyen@gmail.com
địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Chi Nhánh HCM 1: 212 Hà Huy Tập, Khu Nam Thiên 3, P. Tân Phú, Q. 7

Chi Nhánh HCM 2: The Tresor, TS2 Suite 204, 39 Ben Van Don, P. 12, Q. 4

Website : http://indangnguyen.blogspot.com/2018/03/top-cac-mau-in-catalogue-tuong-noi-bat.html

In card visit trên giấy mỹ thuật

Friday 23 March 2018 Đăng Nguyên

Giấy Mỹ thuật là loại giấy in cao cấp. Giấy mỹ thuật thường có nhiều loại, mỗi loại đều có 1 đặc tính và bề mặt khách nhau. Ứng dụng của loại giấy Mỹ thuật này rất đa dạng: in card giấy mỹ thuật, in thư mời, in thiệp cưới, hội họa trang trí…

Để có một chiếc card visit cá tính, ấn tượng thì ngoài thiết kế quý khách hàng phải chọn được chất liệu giấy in card visit đẹp, phù hợp. Hãy đến với In Đăng Nguyên để có được sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Hotline : 0914 006 627 (Mrs.Nga) 0961-099-899 ( Mrs Mai )

Thường thì in card visit trên giấy mỹ thuật người ta thường sử dụng loại có độ dày từ 200 gsm – 300 gsm. Nếu quý khách muốn dày hơn nữa, chúng ta có thể bồi hai lớp card visit lại với nhau.

letterpress_business_card_39

Card visit Rebecca Honeywell

letterpress_business_card_50

Card visit Susanna Ryan

letterpress_business_card_64

Card visit KG Creative

in card giay my thuat đã đủ đẹp. Nhưng nếu bạn muốn độc hơn, chất hơn. Hãy kết hợp những giải pháp in đặc trưng như ép kim, dập nổi, kéo lụa, UV…
Đăng Nguyên chuyên nhận in card visit lấy nhanh, in trên mọi chất liệu, in catalo, in sách - báo- tạp chí, sản xuất sổ da...... Mọi số lượng với giá cả tuyệt vời, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Thiết kế card visit thật đẹp, thật ấn tượng theo phong cách riêng của quý khách hàng. Và In Đăng Nguyên luôn sẵn sàng giúp đỡ quý khách với vô vàn các mẫu card visit được thiết kế độc đáo, đa dạng.

In Đăng Nguyên – xưởng in ấn số 1 tại Hà Nội sẽ đáp ứng mọi nhu cầu về thiết kế – In ấn Card visit cho tất cả các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline : 0914 006 627 (Mrs.Nga) 0961-099-899 ( Mrs Mai )

Email : indangnguyen@gmail.com - Website :http://indangnguyen.blogspot.com/2018/03/chuyen-nhan-in-card-visit-tren-giay-my.html

Đồng sáng lập WhatsApp kêu gọi xóa Facebook

Thursday 22 March 2018 Đăng Nguyên


Theo Brian Acton, đây là thời điểm thích hợp để người dùng bỏ Facebook.


Ngay sau bê bối để lộ dữ liệu 50 triệu người dùng của Facebook, Brian Acton - nhà đồng sáng lập WhatsApp đã kêu gọi mọi người xóa bỏ ứng dụng mạng xã hội này. Đây là lời khuyên rất đáng chú ý của Acton, bởi WhatsApp hiện thuộc sở hữu của Facebook.

Mark Zuckerberg đã thâu tóm ứng dụng nhắn tin này với giá 19 tỷ USD hồi năm 2014. Hiện làn sóng kêu gọi “bỏ Facebook” đang ngày càng gia tăng sau scandal này.


Nhà đồng sáng lập WhatsApp - Brian Acton. Ảnh: Qz.


Acton rời Facebook tháng 9 năm ngoái. Gần đây, ông đầu tư 50 triệu USD vào ứng dụng nhắn tin bảo mật Signal và gia nhập công ty này.

Ông là một trong nhiều sếp công nghệ chỉ trích Facebook. Hôm thứ Ba, nhà đầu tư mạo hiểm Roger McNamee – một nhà đầu tư của Facebook và cựu cố vấn của Mark Zuckerberg cho rằng, mạng xã hội này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng niềm tin của công chúng. “Việc này có thể phá hủy công ty”, McNamee cho hay.

Hôm qua, Fan Yuan - một cổ đông của Facebook đã đâm đơn kiện mạng xã hội này lên tòa án liên bang ở San Francisco. Đơn kiện thay mặt cho một nhóm cổ đông đã mua cổ phiếu Facebook giai đoạn 3/3/2017 - 19/3/2018. Họ cho rằng Facebook đã “cam kết sai lệch và gây nhầm lẫn” về các chính sách của công ty. Đồng thời nhóm cổ đông cũng khẳng định đã bị Facebook che giấu chuyện cho phép bên thứ ba tiếp cận dữ liệu của hàng triệu người dùng.

Vì bê bối này, vốn hóa hãng đã bốc hơi hơn 60 tỷ USD chỉ trong 2 phiên đầu tuần khi cổ phiếu lao dốc. Đồng thời, hàng loạt chính trị gia hai bên bờ Đại Tây Dương kêu gọi Zuckerberg ra điều trần.

Sau 5 ngày im lặng, CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới đã cam kết thực hiện hàng loạt biện pháp để bảo vệ dữ liệu và khôi phục niềm tin của người dùng. “Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn. Và nếu không thể làm được điều đó, chúng tôi không xứng đáng phục vụ mọi người. Tôi đang tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra và làm thế nào để đảm bảo nó không lặp lại”, Zuckerberg viết trên trang cá nhân.

Anh Tú (theo CNN)

CEO Facebook: 'Chúng tôi đã sai rồi'

Đăng Nguyên


Mark Zuckerberg vừa chính thức xin lỗi trên CNN và cho biết anh hối hận "vì đã tin lời Cambridge Analytica".

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức đưa ra lời xin lỗi về scandal làm lộ dữ liệu người dùng trong buổi trả lời phỏng vấn độc quyền của CNN mới đây. “Tôi thực sự xin lỗi vì những gì đã xảy ra”, CEO Facebook - Mark Zuckerberg cho biết.



Mark Zuckerberg trong buổi phỏng vấn với CNN. Ảnh: CNN


Từ cuối tuần trước, Facebook đã vướng vào scandal khi Cambridge Analytica – công ty liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ - Donald Trump được cho là tiếp cận thông tin về 50 triệu người dùng Facebook mà không ai biết. Zuckerberg đã lần đầu lên tiếng về scandal trong một bài đăng trên trang cá nhân hôm qua. Anh cho biết công ty đã mắc “sai lầm” và liệt kê chi tiết những chính sách sẽ được thay đổi để đảm bảo an toàn cho dữ liệu người dùng.

“Tôi ước chúng tôi đã thực hiện điều này sớm hơn”, anh cho biết trên CNN, “Đó có lẽ là sai lầm lớn nhất chúng tôi từng mắc phải”.

Năm 2014, Facebook đã thay đổi chính sách trên nền tảng của mình, về việc hạn chế số dữ liệu mà các nhà phát triển bên thứ 3 có thể tiếp cận. Aleksandr Kogan - một nhà khoa học dữ liệu đã tạo ra một ứng dụng Facebook lấy dữ liệu từ người dùng và bạn bè của họ năm 2013. Khi đó, ông được cho phép tiếp cận lượng lớn dữ liệu.

Việc thu thập này hoàn đúng quy định. Dù vậy, sau đó, Kogan lại vi phạm chính sách của Facebook khi chia sẻ nó với bên thứ ba, gồm SCL Group và Cambridge Analytica. Khi Facebook biết chuyện này, họ đã đề nghị Cambridge Analytica xóa. Và Cambridge khẳng định đã làm theo.

Zuckerberg cho biết anh hối hận vì đã tin lời Cambridge Analytica. “Đây rõ ràng là một sai lầm”, anh nói. Anh cũng cho biết Facebook sẽ thông báo với người dùng dữ liệu nào của họ đã bị Cambridge Analytica tiếp cận.

* Lời xin lỗi của ông chủ Facebook



Anh cũng ước rằng Facebook có thể nói với người dùng sớm hơn. “Đây chắc chắn là một điều mà, khi nhìn lại, tôi thấy hối hận vì đã không làm. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã sai rồi”, anh nói.

Anh cho biết mình đã mắc rất nhiều sai lầm trong suốt quá trình gây dựng Facebook. “Tôi đã bắt đầu việc này khi còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm”, Zuckerberg cho biết, “Tôi đã mắc sai lầm kỹ thuật, sai lầm kinh doanh. Tôi tuyển sai người và tin nhầm người”.

Dù vậy, anh cho biết mình đã học được nhiều từ những sai lầm này và sẵn sàng ra điều trần trước Quốc hội Mỹ. Khi được hỏi liệu Facebook sẽ có hành động pháp lý với Cambridge Analytica, anh cho biết việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu xem chuyện gì thực sự đã xảy ra. Họ sẽ tự thực hiện một cuộc điều tra. Và nếu công ty này vẫn còn tiếp cận số dữ liệu trên, Facebook sẽ có động thái pháp lý để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Hà Thu (theo CNN)

Mark Zuckerberg lần đầu lên tiếng về scandal của Facebook

Đăng Nguyên


Sau 5 ngày im lặng, CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới cam kết thực hiện hàng loạt biện pháp bảo vệ dữ liệu và khôi phục niềm tin của người dùng.


“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn. Và nếu không thể làm được điều đó, chúng tôi không xứng đáng phục vụ mọi người”, Zuckerberg cho biết trong một bài đăng trên trang cá nhân, “Tôi đang tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra và làm thế nào để đảm bảo nó không lặp lại”.

Từ cuối tuần trước, Facebook đã vướng vào scandal khi Cambridge Analytica – công ty liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ - Donald Trump được cho là tiếp cận thông tin về 50 triệu người dùng Facebook mà không ai biết. Facebook sau đó giải thích số thông tin này do một giáo sư thu thập nhằm mục đích nghiên cứu, hoàn toàn phù hợp với quy định của hãng.

Tuy nhiên, nó sau đó lại được chuyển giao cho nhiều tổ chức bên thứ ba, trong đó có Cambridge Analytica. Việc này đã vi phạm quy định của mạng xã hội này.



Mark Zuckerberg bị chỉ trích vì khả năng xử lý khủng hoảng trong scandal này. Ảnh: AFP


Facebook bị chỉ trích vì trách nhiệm trong việc quản lý số thông tin này. Scandal nổ ra khiến vốn hóa hãng này mất tới hơn 60 tỷ USD chỉ trong 2 phiên đầu tuần, đồng thời khiến hàng loạt chính trị gia hai bên bờ Đại Tây Dương kêu gọi Zuckerberg ra điều trần.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới còn đang đối mặt với các vụ kiện từ nhà đầu tư và người dùng, cũng như làn sóng “Xóa Facebook” trên toàn cầu. Mới nhất, Brian Acton – đồng sáng lập WhatsApp - ứng dụng nhắn tin đã được Facebook mua lại năm 2014 cũng kêu gọi xóa Facebook.

Trong bài đăng hôm qua, Zuckerberg cho biết Facebook sẽ có hàng loạt động thái để hạn chế hơn nữa việc các nhà phát triển tiếp cận được dữ liệu người dùng, trong đó có tự động loại bỏ truy cập với bất kỳ ứng dụng nào người dùng không mở ra trong ít nhất 3 tháng.

Facebook cũng sẽ tăng đầu tư cho một công cụ hiện tại, nhằm giúp người dùng thiết lập quyền cho phép ứng dụng truy cập dữ liệu của mình. Công cụ này sẽ xuất hiện trên cùng tại Bảng tin trong tháng tới.

Zuckerberg cho biết Facebook đang “làm việc với giới chức” để điều tra về vụ Cambridge Analytica. “Tôi lập ra Facebook, và tôi phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra trên đó”, anh nói, “Chúng tôi sẽ rút ra kinh nghiệm từ việc này và đảm bảo an toàn hơn nữa cho người dùng”.

Sheryl Sandberg – COO Facebook cũng lần đầu lên tiếng sau khi scandal nổ ra. Bà gọi đây là “sự xâm phạm nghiêm trọng lòng tin của con người”.

Hà Thu (theo CNN)

Facebook mất hơn 60 tỷ USD trong hai ngày

Đăng Nguyên


Scandal để lộ thông tin người dùng đã khiến giá cổ phiếu Facebook lao dốc hai phiên đầu tuần.

Cổ phiếu Facebook đã mất giá 6,8% hôm thứ Hai - mạnh nhất gần 4 năm sau scandal để lộ dữ liệu 50 triệu người dùng cho một công ty nghiên cứu có tên Cambridge Analytica. Hôm qua, mã này tiếp tục mất hơn 4,4% sau thông tin Ủy ban Giao dịch Liên bang Mỹ được cho là đang điều tra sự việc, và Giám đốc Bảo mật của Facebook - Alex Stamos sắp nghỉ việc.

Tổng cộng trong 2 phiên đầu tuần, cổ phiếu Facebook đã giảm từ 185 USD xuống 165 USD, kéo vốn hóa xuống 492 tỷ USD. Giá trị Facebook đã mất hơn 60 tỷ USD, lớn hơn cả vốn hóa hãng xe điện Tesla (52 tỷ USD) và gấp ba Snap (19 tỷ USD).



Facebook đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Ảnh: Reuters


Đây cũng là đợt giảm hai ngày lớn nhất của Facebook kể từ khi IPO vào tháng 7/2012. Khi đó, giá cổ phiếu Facebook là 38 USD.

Facebook đang đối mặt với sự dò xét và ngờ vực từ các nhà làm luật cũng như công chúng thế giới. Chính trị gia tại cả Mỹ và Anh đều đang kêu gọi Facebook và CEO Mark Zuckerberg trả lời các câu hỏi liên quan đến Cambridge Analytica.

Hôm qua, Fan Yuan - một cổ đông của Facebook đã đâm đơn kiện mạng xã hội này lên tòa án liên bang ở San Francisco. Đơn kiện thay mặt cho một nhóm cổ đông đã mua cổ phiếu Facebook giai đoạn 3/3/2017 - 19/3/2018. Họ cho rằng Facebook đã “cam kết sai lệch và gây nhầm lẫn” về các chính sách của công ty. Đồng thời nhóm cổ đông cũng khẳng định đã bị Facebook che giấu chuyện cho phép bên thứ ba tiếp cận dữ liệu của hàng triệu người dùng.

Hà Thu (theo Bloomberg/CNN)

Ái nữ cựu lãnh đạo Casumina làm sếp Facebook Việt Nam

Đăng Nguyên


Lê Diệp Kiều Trang sẽ đảm nhận nhiệm vụ phát triển kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.


Chia sẻ với VnExpress, đại diện Facebook cho biết, Lê Diệp Kiều Trang sẽ gia nhập mạng xã hội này ở vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam và làm việc tại trụ sở Singapore.

Lê Diệp Kiều Trang (tên thường gọi Christy Lê) cho biết cô muốn trải nghiệm ở một vị trí cực kỳ thách thức tại Facebook với nhiệm vụ chuyên về phát triển kinh doanh của đế chế mạng xã hội này tại Việt Nam.



Lê Diệp Kiều Trang có thành tích học tập rất ấn tượng.


Theo Giám đốc điều hành của Facebook khu vực Đông Nam Á Kenneth Bishop, với hơn 60 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam mỗi tháng, công ty đang đầu tư mạnh vào các nguồn tài nguyên và nhân lực để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn, bao gồm mảng doanh nghiệp, các đối tác và nhà tiếp thị trong nước. Vị này nhận định, với kinh nghiệm sâu rộng, Christy Lê sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển và thành công.

Kiều Trang sinh năm 1980 trong một gia đình có truyền thống kinh doanh. Ông Lê Văn Trí, cha cô, là cựu Phó tổng giám đốc Công ty Cao su Miền Nam (Casumina, mã: CSM), trong khi người anh Lê Trí Thông, từng là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và nay là Phó chủ tịch Công ty PNJ.

Thuở còn đi học, cô sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể khi nhận được học bổng tại các trường đại học danh tiếng thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT).

Kiều Trang sau khi rời MIT đã đầu quân cho công ty tư vấn chiến lược McKinsey. Sau đó, Kiều Trang cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables - startup chuyên về các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe và đo mức vận động của cơ thể, nhận được khá nhiều vốn đầu tư từ các đại gia trên thế giới trong đó có thể kể đến John Sculley, cựu CEO của Apple và tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành.

Công ty này sau đó được Fossil Group, tập đoàn chuyên về đồng hồ thời trang của Mỹ mua lại với giá 260 triệu USD vào cuối năm 2015. Sau khi bán công ty, Lê Diệp Kiều Trang giữ vị trí Tổng giám đốc Fossil Việt Nam. Đầu tháng 3, cô chính thức rút khỏi Fossil Việt Nam để đầu quân cho Facebook.

Thi Hà

Bê bối dữ liệu đẩy Facebook lún sâu trong khủng hoảng

Đăng Nguyên

Giữa lúc ngày càng có nhiều người dùng chán và rời bỏ, Facebook lại phải đối mặt với bê bối làm lộ dữ liệu "lớn chưa từng có".

Facebook đang đối mặt cuộc khủng hoảng mà CNBC gọi là "một phép thử lớn chưa từng có" liên quan tới dữ liệu người dùng. Facebook đã để Công ty truyền thông Cambridge Analytica tiếp cận trái phép dữ liệu của 50 triệu người dùng Mỹ trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016.

Điều đáng báo động nhất trong vụ bê bối liên quan đến Cambridge Analytica là hãng truyền thông này không vi phạm quy định nào cả. Mọi việc xảy ra đều phù hợp với chính sách của Facebook.



Facebook đang gặp rắc rối vì scandal liên quan đến dữ liệu người dùng. Ảnh: AFP.


Vụ bê bối này làm nổi lên một vấn đề trong cách kinh doanh khai thác dữ liệu người dùng của Facebook. Doanh nghiệp này kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng và bán chúng lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo. Vì vậy, người dùng hầu như không thể ngăn chặn dữ liệu cá nhân được mua bán cho bên thứ ba và cũng không xác định được mục đích sử dụng của họ là gì.

Aleksandr Kogan – Giáo sư Đại học Cambridge truy cập dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng Facebook bằng cách tạo ra một cuộc khảo sát được thực hiện bởi 270.000 người. Facebook đã cung cấp cho Kogan dữ liệu của bất kỳ ai tham gia khảo sát, cũng như dữ liệu của bạn bè họ. Trong một thông báo, Facebook cho biết: “Kogan tiếp cận các dữ liệu này một cách hợp pháp và thông qua các kênh thích hợp được quản lý bởi các nhà phát triển trên Facebook thời điểm đó”.

Kogan chỉ vi phạm chính sách của Facebook khi bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba, bao gồm Cambridge Analytica – hãng nghiên cứu dữ liệu do cựu trợ lý của Tổng thống Trump –Steve Bannon và nhà tài trợ Robert Mercer vận hành.

Tuy nhiên, ngay cả Facebook cũng thừa nhận với CNN rằng không thể giám sát các nhà phát triển và quảng cáo sử dụng dữ liệu người dùng. Điều này giống như việc bạn bán thuốc lá cho ai đó và nói không được đưa nó cho bạn của họ.

Sự giới hạn trong khả năng giám sát dữ liệu của Facebook càng được thể hiện rõ trong việc Giáo sư Kogan bán dữ liệu cho bên thứ ba. Facebook cho biết, phát hiện ra vi phạm này từ năm 2015. Sau đó, tất cả các bên đều khẳng định dữ liệu đã bị hủy. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước, Facebook lại thông báo “không phải toàn bộ dữ liệu đã được xóa bỏ”.

“Bảo vệ thông tin người dùng là trọng tâm của mọi việc chúng tôi làm”, Paul Grewal đại diện pháp lý của Facebook cho hay. Đây dường như là một lời bào chữa khó để công chúng chấp nhận về việc Facebook đang kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin người dùng cho các bên khác mà không rõ mục đích sử dụng cuối cùng.



Mark Zuckerberg mất 5 tỷ USD sau phiên giao dịch hôm qua vì bê bối của Facebook. Ảnh: Time.


Facebook cho biết họ giúp người dùng quản lý tốt hơn thông tin cá nhân đã chia sẻ với các nhà phát triển ứng dụng và quảng cáo từ năm 2014. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng không thể đảm bảo rằng một số người vẫn có thể sử dụng dữ liệu Facebook và bán nó cho bên thứ ba.

Trong khi đó, tại Quốc hội Mỹ, cuộc bàn luận của cơ quan quản lý đang nóng hơn. Các nhà lập pháp đang tìm kiếm biện pháp quản lý mạnh mẽ hơn họ từng làm khi phát hiện Nga có can thiệp đến kết quả cuộc bầu cử năm 2016, một nguồn tin từ Quốc hội chia sẻ với CNN.

Thượng nghị sỹ Amy Klobuchar đã kêu gọi Zuckerberg xuất hiện trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện để giải trình về việc Facebook để lộ thông tin 50 triệu người dùng Mỹ làm mục tiêu cho các quảng cáo chính trị và vận động cử tri.

Tuy nhiên, Zuckerberg và ban lãnh đạo Facebook vẫn chưa có động thái nào. Họ để lại nhiệm vụ phát ngôn cho Grewal – một luật sư. Không ai đưa ra lời giải thích đầy đủ tại sao Facebook không công bố vi phạm của Kogan từ lúc đơn vị này phát hiện năm 2015.

“Chúng tôi đang kiểm tra toàn diện cả ở bên trong và bên ngoài để xác định tính chính xác của thông tin các dữ liệu Facebook vẫn chưa bị xóa. Chúng tôi cam kết thực hiện mạnh mẽ các chính sách bảo vệ thông tin người dùng”, Grewal nói.

Scandal trên đến vào thời điểm Facebook đang phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về sức hấp dẫn của nền tảng này, ít nhất là tại Mỹ. Số người dùng hàng ngày tại Mỹ đạt khoảng 184 triệu – mức sụt giảm so với quý trước. eMarketer ước tính Facebook mất 2,8 triệu người dùng dưới 25 tuổi năm ngoái và giảm thêm 2 triệu người năm nay.

Vụ bê bối liên quan đến Cambridge Analytica có thể đẩy nhanh tốc độ chán Facebook của người dùng. Mạng xã hội ngày càng dễ bị thao túng bởi các tổ chức chính trị, chính phủ… Cuối cùng, thủ phạm trong vụ bê bối để lộ thông tin này trong mắt công chúng Mỹ không phải Cambridge Analytica hay Nga mà chính là Facebook.

Anh Tú (theo CNN)

Facebook có thể bị điều tra đồng loạt ở nhiều nước

Tuesday 20 March 2018 Đăng Nguyên


Trước bê bối dữ liệu của Facebook, các nhà chức trách của Mỹ, EU và Anh đều tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra nhằm vào mạng xã hội này.


Theo Financial Times, giới chính trị gia ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang đồng loạt gây sức ép buộc nhà đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg ra điều trần trước Quốc hội vì hàng loạt bê bối mà mạng xã hội lớn nhất thế giới bị phanh phui thời gian qua. Cùng lúc đó, các nhà chức trách của Mỹ, EU và Anh cũng cho biết họ đang chuẩn bị tiến hành điều tra Facebook.

"Họ có nhiều vấn đề. Họ có thể sẽ có cách bào chữa, nhưng tôi nghĩ họ sẽ bị điều tra một cách gắt gao", David Vladeck, cựu Giám đốc Cục bảo vệ Người tiêu dùng của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ, nhận định.

Scandal mới nhất của Facebook xuất phát từ việc công ty phân tích Cambridge Analytica bị cáo buộc đã sử dụng một ứng dụng để lén thu thập dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook. Đây cũng là công ty cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của Donald Trump năm 2016.

Các thông tin được thu thập bao gồm danh sách người dùng đăng ký sử dụng ứng dụng trên Facebook, ngày sinh cùng với danh sách bạn bè của họ. Christopher Wylie, chuyên gia dữ liệu từng làm việc tại Cambridge Analytica, tiết lộ công ty đã đầu tư tới một triệu USD cho chiến dịch khai thác dữ liệu trên, trong đó công việc chính là "thu thập hồ sơ của hàng triệu người Mỹ và xây dựng nội dung nhắm vào tâm lý của họ".

Ngày 17/3, Facebook tuyên bố tạm ngưng dịch vụ của Cambridge Analytica vì "vi phạm điều khoản dịch vụ và sẽ điều tra xem có đúng dữ liệu được xóa hay chưa". Dù vậy, Facebook không coi đây là một vụ rò rỉ thông tin bởi người dùng đã biết và chấp thuận những thông tin mà họ cung cấp trên ứng dụng.



Facebook được cho là không hề vô can trong việc Cambridge Analytica thu thập thông tin người dùng. Ảnh: Financial Times


Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ từng than phiền về việc các công ty Mỹ phớt lờ, ém nhẹm việc họ bị tấn công mạng, hoặc bị rò rỉ thông tin cho bên thứ ba trong các báo cáo định kỳ. Một đai diện của Ủy ban cho biết ông sẽ không bất ngờ nếu các cổ đông kiện Facebook, nhất là khi cổ phiếu của mạng xã hội này vừa mất giá tới 7% chỉ trong một ngày (19/3).

David Vladeck, cựu quan chức của Ủy ban Châu Âu, khẳng định "việc sử dụng trái phép thông tin cá nhân của người dùng Facebook vào mục đích chính trị, nếu được chứng thực, là hoàn toàn không thể chấp nhận". Theo Washington Post, Vladeck cho rằng Facebook về lý thuyết có thể bị phạt 40.000 USD/người dùng bị lộ thông tin, tức nếu nhân lên với 50 triệu người thì sẽ là số tiền khổng lồ. Điều này thực tế sẽ không xảy ra, nhưng nếu bị phạt thì con số cũng sẽ rất nặng nề với Facebook.

Cuộc khủng hoảng mang tên Cambridge Analytica xảy ra đúng thời điểm mạng xã hội lớn nhất thế giới đang bị chỉ trích và đặt nghi vấn về sự can dự của nó vào các kết quả bầu cử. Năm nay, EU sẽ ban hành các quy định bảo vệ dữ liệu mới ngặt nghèo hơn, và nếu chiếu theo đó, Facebook có thể sẽ bị phạt tới 4% doanh thu toàn cầu do những vi phạm của mình.

Tạp chí Vanity Fair thậm chí đặt câu hỏi liệu có hay không mối liên hệ giữa vụ bê bối "quảng cáo từ người Nga" với Cambridge Analytics. Công ty mẹ của Cambridge Analytics là SCL Group từng gặp gỡ các đại gia dầu lửa của Nga để tư vấn về việc "chạy các quảng cáo và diễn đàn tập trung tại Mỹ".

Mạng lưới người dùng khổng lồ, những dữ liệu mà người dùng "hồn nhiên" chia sẻ cho mạng xã hội này chính là mỏ vàng để Facebook và những kẻ có ý đồ khai thác. Không phải vô cớ mà một chiến dịch #DeleteFacebook đang được phát động khắp thế giới.

Châu An

Vì sao Facebook bị chỉ trích trong scandal lộ thông tin

Đăng Nguyên


Thoạt nhìn, vụ thu thập dữ liệu 50 triệu người dùng là bê bối của Cambridge Analytica nhưng Facebook lại trở thành tâm điểm của làn sóng chỉ trích.



Từ cuối tuần qua, báo New York Times đăng bài viết gây sốc về việc công ty Cambridge Analytica (CA) của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook mà họ không hề hay biết. Và đây lại chính là công ty cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 của ông Donald Trump.

Đây tưởng chừng chỉ là bê bối của CA. Cụ thể, từ năm 2014, Aleksandr Kogan, giảng viên tại Đại học Cambridge (Anh) đã phát triển một ứng dụng Facebook trả tiền cho hàng trăm nghìn người dùng nếu họ đồng ý tham gia một khảo sát tâm lý. Ngoài kết quả kiểm tra, người dùng còn chia sẻ danh sách bạn bè Facebook của họ cho ứng dụng này.

Sau đó, Kogan bán lại cơ sở dữ liệu kết quả cho CA - hành động mà Facebook đang cáo buộc là vi phạm điều khoản: Ứng dụng này không được phép sử dụng dữ liệu vào mục đích thương mại. Facebook cũng tuyên bố đã ngưng dịch vụ đối với CA và sẽ kiểm tra xem các dữ liệu đó có được CA sử dụng trong chiến dịch tranh cử hay không.

Tuy nhiên, Facebook vẫn phải hứng chịu nhiều chỉ trích bởi như các chuyên gia nhận định, CA chẳng thể làm được gì nếu như bản thân Facebook không "bật đèn xanh" hoặc không thực sự mạnh tay trước những thương vụ chính trị như vậy. Như việc Giáo sư Kogan bán dữ liệu cho CA, Facebook cho biết đã phát hiện vi phạm này từ năm 2015 và đã yêu cầu các bên xoá bỏ. Tuy nhiên, New York Times khẳng định một lượng dữ liệu vẫn còn tồn tại tới ngày 17/3/2018.



Facebook và Mark Zuckerberg đang vướng phải scandal dữ liệu lớn nhất của họ. Ảnh: Bloomberg


Theo Bloomberg, một thực tế rõ ràng là người sử dụng rất dễ bị "dụ" cung cấp các thông tin cá nhân mà chẳng mảy may đắn đo suy nghĩ. Các đại gia công nghệ như Facebook có những thủ thuật biến việc chấp nhận các điều khoản dịch vụ phức tạp nhìn chẳng khác gì một quyết định vô tư.

"Nếu chúng tôi xem cả các thông tin về bạn bè của bạn thì có được không?", họ hỏi. "Tất nhiên, có gì mà không được?", thường thì chúng ta sẽ nhún vai nghĩ vậy.

Sau đó, chỉ Facebook là biết phải khai thác, kinh doanh đặc quyền này ra sao. Người dùng bình thường thì chẳng quan tâm một ứng dụng lấy dữ liệu của họ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hay chính trị. Họ để ý đến sự tiện lợi hơn là tính riêng tư cá nhân.

Chỉ có những công ty như Facebook là hiểu rõ một chiến dịch tranh cử có thể làm gì với các dữ liệu đó. Các kỹ năng chuyên môn của CA cho phép họ sử dụng thông tin hồ sơ người dùng để phân tích tâm lý, phán đoán người đó có khuynh hướng bỏ phiếu cho phe nào hay ứng cử viên nào.

Tất nhiên, chưa ai dám khẳng định các dữ liệu Facebook, bao gồm dữ liệu về bạn bè người dùng mà CA đã thu thập, có thể giúp ích nhiều cho chiến dịch tranh cử. Nhưng ngược lại, cũng chẳng ai dám chắc là kết quả đã không biến đổi dựa trên những thông tin đó.

Cũng theo Bloomberg, có nhiều bằng chứng gợi ý rằng Brad Parscale, người phụ trách các hoạt động số trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, phối hợp rất chặt chẽ với Facebook. Sử dụng tính năng "Đối tượng tương tự" (Lookalike Audiences) của mạng xã hội này, Parscale có thể tìm ra những người có khả năng cao sẽ ủng hộ Trump. Facebook cũng có khả năng hiển thị những quảng cáo có lợi cho ông Trump trên News Feed của những người từng "thích" một trang nào đó liên quan đến ông Trump hoặc Đảng của ông.

Đây cũng chính là điểm gây rất nhiều tranh cãi hồi cuối năm ngoái, khi Facebook bị cáo buộc đã hiển thị và lan truyền quảng cáo có lợi cho Donald Trump trong đợt bầu cử năm 2016. Điều đáng nói là đứng sau và bỏ tiền ra mua những quảng cáo này lại là một nhóm doanh nhân Nga. Nhiều câu hỏi về sự liên quan giữa người Nga, Facebook với kết quả bầu cử 2016 đã được liên tiếp đặt ra kể từ thời điểm đó.

Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook luôn nói về sự minh bạch và trung lập của công nghệ. Nhưng có vẻ những phát hiện gần đây về mạng xã hội này cho thấy Facebook không hề "ngây thơ" như vậy. Dù cố ý hay chỉ là bị lợi dụng, cũng không thể phủ nhận Facebook có vai trò ngày càng sâu trong những góc khuất chính trường thế giới.

Châu An

Thông tin cá nhân người dùng 'đẻ' ra tiền cho Facebook

Đăng Nguyên


Trên Facebook, dữ liệu người dùng là "sản phẩm", còn nhà quảng cáo là "khách hàng".

50 triệu tài khoản Facebook bị thu thập thông tin cá nhân


Facebook đã cán mốc 2 tỷ người dùng vào tháng 6 năm ngoái và mạng xã hội này vẫn đang "miễn phí" cho mọi người. Thế nhưng sự thật không phải như vậy, bởi mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn đang kinh doanh thứ mà mọi người ít hoặc không để ý đến: thông tin cá nhân.

Sự riêng tư và thông tin cá nhân là thứ mà người dùng đánh đổi để được sử dụng Facebook mỗi ngày. Theo CNN, những thao tác "thích", "bình luận", "chia sẻ" hay đang bạn đang ở đâu, làm gì... thậm chí là các nội dung bạn trao đổi được Facebook ghi lại chi tiết. Cộng thêm các dữ liệu mà bạn đã cung cấp trước đó như tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ... Facebook có một kho dữ liệu khổng lồ.



Thông tin cá nhân của người dùng là công cụ hái ra tiền của Facebook, Google.


Chúng sau đó được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu cực lớn và bán cho các nhà quảng cáo. Với những gì thu thập được, hệ thống của Facebook sẽ phân tích và gợi ý quảng cáo dựa trên thói quen người dùng. Bạn đừng ngạc nhiên khi một món hàng nào đó xuất hiện trên Newsfeed mà bạn từng trao đổi với người khác thông qua tin nhắn hay gọi video bằng Messenger chỉ ít phút trước đó, bởi mọi thứ đã được Facebook theo dõi.

Facebook không đơn độc. Hầu hết các nhà kinh doanh dịch vụ trực tuyến lớn, như Google, Microsoft, Yahoo, AOL, Amazon, Twitter và Yelp cũng làm như vậy, bởi đó là thứ để họ tồn tại và phát triển. Việc trao đổi dữ liệu với bên thứ ba cũng biến Facebook, Google thành những nhà quảng cáo trực tuyến hàng đầu thế giới. Họ đã có trong tay hàng tỷ người dùng và tất nhiên các nhà quảng cáo phải đổ xô đến họ. Theo eMarketer, Facebook và Google kiểm soát 3/4 thị trường quảng cáo kỹ thuật số trị giá 83 tỷ USD chỉ riêng tại Mỹ.

Tất nhiên, các công ty cũng có những quy định riêng, điều khoản riêng để người dùng không cảm thấy mình bị lợi dụng. Nhưng điều đó không đúng 100%.

Cuối tuần qua, công ty dữ liệu công cộng Cambridge Analytica đã tiết lộ thông tin gây hoang mang, khi có tới 50 triệu thông tin cá nhân của người dùng Facebook bị lợi dụng. Thuật toán của mạng xã hội này đã tìm cách tiếp cận, làm nhiễu thông tin và từ đó làm ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

Lâm Anh

Người dùng mạng xã hội kêu gọi cùng xóa tài khoản Facebook

Đăng Nguyên


Hashtag #DeleteFacebook đang được nhiều người dùng Twitter chia sẻ sau khi Facebook bị cáo buộc cho bên thứ ba thu thập dữ liệu người dùng trái phép.

Mark Zuckerberg bị đề nghị từ chức


Theo Business Insider, sau khi thông tin về việc dữ liệu từ hơn 50 triệu người sử dụng Facebook đã được sử dụng để điều hướng cử tri và ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, cũng như cuộc trưng cầu dân ý Brexit vào năm 2016, rất nhiều người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới đã giận dữ. Trên Twitter cũng như nhiều mạng xã hội khác, hashtag #DeleteFacebook đang được nhiều người chia sẻ để kêu gọi cùng nhau xóa tài khoản Facebook của mình.



Hashtag #DeleteFacebook đang tràn ngập các mạng xã hội.


"Cuối cùng tôi đã xóa tài khoản Facebook của mình. Nếu bạn giận dữ về những gì Facebook đã làm với dữ liệu của chúng ta thì chỉ cần #DeleteFacebook. Chúng ta đã rời bỏ MySpace và giờ cũng có thể rời bỏ mạng xã hội này. Hãy nhớ rằng chúng ta không phải là khách hàng mà chỉ được coi là sản phẩm", tài khoản Twitter @ecarpen chia sẻ.

"Vẫn có một cuộc sống phía sau Facebook. Tôi đã không dùng mạng xã hội này trong nhiều năm và mọi thứ vẫn tốt đẹp. Tôi vẫn nhận được thông tin và kết nối với mọi người", người dùng Twitter có tên Melanie Miller nói.

Hiện tại, người dùng có hai lựa chọn để rời bỏ Facebook là khóa tài khoản của mình hoặc xóa bỏ nó vĩnh viễn. Khóa tài khoản hay ngừng kích hoạt nghĩa là trang cá nhân bạn sẽ biến mất khỏi mạng xã hội này và những người khác sẽ không thể nhìn thấy nó. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể đăng nhập lại bất cứ khi nào mình muốn và mọi thứ vẫn sẽ nguyên vẹn giống như lúc đã rời đi.



Khóa tài khoản không ảnh hưởng tới các dữ liệu cá nhân trước đây của người dùng.


Còn khi xóa tài khoản, đồng nghĩa với việc người dùng quyết định xóa bỏ mọi thứ mình đã từng đưa trên Facebook. Điều này không bao gồm các tin nhắn được gửi qua Facebook Messenger, nhưng bao gồm mọi thứ khác từ thông tin tiểu sử cho đến các bài viết trên tường. Sau khi thực hiện thao tác xóa tài khoản, người dùng sẽ có một khoảng thời gian ngắn để thay đổi quyết định này. Khi đó chỉ cần đăng nhập lại và hủy quá trình xóa.

Facebook cho biết hệ thống có thể mất đến 90 ngày kể từ khi xác nhận quá trình xóa để loại bỏ tất cả những gì người dùng đã đăng lên, như ảnh, các cập nhật trạng thái hoặc dữ liệu khác được lưu trữ trong hệ thống sao lưu. Sau khi xóa, không ai có thể tiếp cận được với các thông tin này nữa. Trong khi đó, việc khóa tài khoản không xóa thông tin của người dùng khỏi máy chủ. Các tiến trình này có thể thực hiện rất nhanh, chỉ mất vài phút.



Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg.


Với những người phản đối Facebook hiện nay, họ thường khuyên mọi người nên xóa hẳn tài khoản thay vì khóa lại. Bởi các thông tin cá nhân khi khóa vẫn tồn tại và có thể tiếp tục bị công ty này sử dụng trái phép. Tuy nhiên, nếu vẫn còn quan tâm đến việc xem lại các bức ảnh mà mình đã đăng lên, hoặc muốn tìm cách liên lạc lại với người bạn đã không gặp từ ​​lâu, lựa chọn khóa tài khoản vẫn là một lựa chọn đúng đắn.

Một lời khuyên khác cũng được đưa ra là người dùng nên tải về tất cả thông tin Facebook của mình trước khi xóa tài khoản. Facebook hỗ trợ việc này và sẽ kết hợp tất cả các thông tin trên trang cá nhân của người dùng để họ có thể tải về. Các bước thực hiện thao tác này như sau:

1. Đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình.

2. Nhấp chuột vào mũi tên phía trên cùng bên phải trên trang tài khoản và chọn mục Cài đặt (Setting).

3. Sau đó, nhấp chuột vào tùy chọn "Tải xuống bản sao dữ liệu Facebook của bạn" (Download a copy of your Facebook data) trong khu vực Cài đặt tài khoản chung.

4. Chờ dữ liệu được gửi lại qua email đã đăng ký Facebook.



Người dùng nên tải các thông tin về trước khi xóa tài khoản Facebook.


Còn dưới đây là cách xóa tài khoản của người dùng:

1. Đăng nhập Facebook.

2. Đi tới mục Cài đặt.

3. Nhấp vào "Chỉnh sửa" (Edit) bên cạnh "Quản lý tài khoản" (Manage Account).

4. Nhấp vào "Yêu cầu xóa tài khoản" (Request account deletion).

3. Sau đó làm theo hướng dẫn của hệ thống.

Tuy nhiên, người dùng vẫn còn vài ngày để hoàn tác quy trình này và có đến 90 ngày trước khi thông tin bị xóa vĩnh viễn khỏi máy chủ của Facebook.

Mai Anh

Cựu chủ tịch Facebook ví mạng xã hội như 'quái vật'

Đăng Nguyên


"Chỉ có Chúa mới biết được các mạng xã hội đang làm gì với đầu óc của con cái chúng ta", Sean Parker cảnh báo.


Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Axios mới đây, Sean Parker, người đã gia nhập Facebook vào năm 2004 với vai trò chủ tịch, đã công khai nói về việc ông nhận thức mối nguy hiểm của mạng xã hội cũng như cách mà chúng đang khai thác thông qua "tính dễ tổn thương" của con người.

"Quy trình tư duy của con người đã được áp dụng vào quá trình xây dựng ứng dụng này, kiểu như cách làm thế nào để người dùng bỏ ra càng nhiều thời gian và sự chú ý càng tốt", ông nhận xét.

Parker cho rằng đây là một dạng vòng lặp phản hồi về mặt xã hội, giống như việc một hacker đang khai thác lỗ hổng trong tâm lý con người.

"Mạng xã hội khiến người dùng cảm thấy kích thích khi có ai đó thích hoặc bình luận về một bức ảnh, bài viết hay bất cứ thứ gì của họ", ông nói. "Điều này khiến người dùng đóng góp nhiều nội dung hơn, rồi chính việc này lại giúp họ có được nhiều lượt thích và bình luận hơn".

"Các nhà phát minh, những người sáng tạo như tôi, Mark Zuckerberg hay Kevin Systrom với Instagram, đều hiểu vấn đề này một cách triệt để", ông nói. "Và chúng tôi đã vận dụng nó".

Facebook không có bất cứ phản hồi gì về bình luận của vị cựu chủ tịch này.



Theo Business Insider, Parker không phải là người duy nhất "vỡ mộng" và bắt đầu lo lắng bởi những gì mà bản thân họ đã tạo ra. Tristan Harris, cựu nhân viên của Google, đã thẳng thắn phê bình về những sản phẩm của các công ty công nghệ bởi tác hại đối với người sử dụng.

"Nếu bạn tạo ra một ứng dụng, làm thế nào để bạn giữ mọi người luôn kết nối? Hãy biến ứng dụng thành một cái máy đánh bạc", ông viết trong một bài báo năm 2016. "Thời gian của mọi người đều có giá trị và chúng ta nên bảo vệ chúng một cách nghiêm ngặt, giống như quyền riêng tư hay các quyền về kỹ thuật số khác".

Loren Brichter, nhà thiết kế đã tạo ra cơ chế kéo xuống để làm mới thông tin (Pull-to-refresh) vốn được ứng dụng rộng rãi trên điện thoại thông minh ngày nay, cho biết: "Tính năng đó là một thứ gây nghiện. Khi tạo ra nó, tôi chưa đủ chín chắn và giờ tôi lấy làm tiếc cho những điểm này".

Roger McNamee, nhà đầu tư của cả Facebook và Google, từng nói với The Guardian: "Những người điều hành Facebook và Google là người tốt. Các chiến lược của họ có thiện chí nhưng lại dẫn tới những hậu quả khủng khiếp ngoài mong đợi. Vấn đề là giờ sẽ không có công ty nào chịu chấp nhận giải quyết thiệt hại, trừ phi họ từ bỏ mô hình quảng cáo hiện tại của mình".

Quan điểm nói trên của Parker và những người khác làm tăng thêm áp lực cho Facebook, công ty gần đây đang bị chỉ trích nặng nề về vai trò trong việc truyền bá "tin giả mạo" và nghi án ngầm ủng hộ hoạt động can thiệp chính trị của Nga tới quá trình bầu cử ở Mỹ.

Mai Anh

Người dùng Facebook đã dễ dãi thế nào trong 10 năm qua

Đăng Nguyên


Thoải mái đồng ý cho Facebook và ứng dụng của bên thứ ba thu thập dữ liệu cá nhân đã khiến sự riêng tư trở thành điều xa xỉ.



Năm 2007, trên sân khấu của sự kiện riêng diễn ra tại San Francisco (Mỹ), Mark Zuckerberg tuyên bố Facebook bắt đầu bước vào kỷ nguyên mở cửa với nền tảng ứng dụng mạng xã hội cho các nhà phát triển. "Chúng tôi muốn biến Facebook trở thành một hệ điều hành", CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới chia sẻ.

Thông báo ngay lập tức nhận được sự chú ý của giới truyền thông cũng như cộng đồng lập trình viên. Hàng loạt các ứng dụng thú vị lẫn kỳ quặc xuất hiện. Trong thời kỳ các tương tác giữa người dùng với nhau chưa có nhiều như hiện nay, đây thực sự là đòn bẩy cho sự phát triển của Facebook trong giai đoạn đầu tiên.

Những trò chơi kiểu như FarmVille, Friends for Sale... trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các ứng dụng của bên thứ 3 như Tinder, Spotify... cũng được phép truy cập và liên thông tài khoản Facebook của người dùng. Các ứng dụng "nhảm" ngày nay như bói toán, tên theo tiếng nước ngoài... vẫn thu hút được nhiều người dùng chú ý tại Việt Nam. Mỗi lần sử dụng ứng dụng, người dùng đều dễ dàng bấm vào cho phép truy cập thông tin mà không đắn đo, suy nghĩ.

"Người dùng Facebook hầu như không hề cảm thấy bất an. Chắc chắn, những ứng dụng này, bao gồm cả chính Facebook đã thu thập dữ liệu về cuộc sống của họ. Nhưng họ có vẻ yêu thích sự thuận tiện và cho là chúng vô hại", The New York Times bình luận.

Một thập kỷ sau bước ngoặt của Facebook, hậu quả của việc cho tiếp cận thông tin đã trở nên rõ ràng. Hôm qua, vụ bê bối dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng Mỹ bị thu thập từ công ty thứ ba là Cambridge Analytica để tạo ra những nội dung mang tính ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 bị phanh phui.



Facebook liên tục gặp scandal về bảo mật thông tin nhưng người dùng tỏ ra không mấy quan tâm.


Cambridge Analytica thực tế không vi phạm pháp luật bởi các thông tin cá nhân này không bị đánh cắp từ các máy chủ của Facebook. Thay vào đó, nó được lấy miễn phí từ một ứng dụng đố vui trên Facebook có tên Thisisyourdigitallife. Ứng dụng này do đại học Cambridge phát triển, thu thập dữ liệu về 270.000 người đã cài đặt nó, cùng với dữ liệu về bạn bè trên Facebook của họ, tổng cộng 50 triệu người. Giáo sư Aleksandr Kogan của trường sau đó đã đưa dữ liệu ông thu được cho Cambridge Analytica.

Về mặt kỹ thuật, chỉ bước cuối cùng trong quá trình thu thập dữ liệu của Cambridge Analytica là vi phạm quy tắc của Facebook - ngăn cấm việc bán hoặc cho đi dữ liệu thu thập bởi ứng dụng của bên thứ 3. Các ứng dụng thứ 3 như vậy có hàng nghìn trên Facebook hiện nay. Chúng có thể thu thập số lượng lớn thông tin cá nhân chi tiết về người dùng Facebook hàng ngày, bao gồm độ tuổi, vị trí, trang mà họ thích, nhóm mà họ tham gia. Người dùng có thể chọn không chia sẻ các thông tin cụ thể nhưng số này rất ít.

Việc thu thập dữ liệu rộng rãi này không chỉ được Facebook cho phép mà còn khuyến khích. Hãng muốn giữ sự "vui vẻ" cho các nhà phát triển khi xây dựng ứng dụng trên nền tảng của mình. Và sự cho phép này được Facebook gọi là tính năng, không phải là lỗi.

Đây không phải là lần đầu tiên Facebook gặp rắc rối bởi những vấn đề tương tự. Năm 2010, một công ty theo dõi trực tuyến là RapLeaf cũng bị cáo buộc thu thập và bán lại dữ liệu từ bên thứ 3 trên Facebook để tiếp thị với các công ty tư vấn chính trị. Facebook khi đó đã chặn truy cập dữ liệu của RapLeaf và siết chặt hơn quy định về việc việc lạm dụng thông tin cá nhân. Năm 2015, hãng đã bỏ hẳn tính năng thu thập dữ liệu từ những người là bạn của người cài đặt ứng dụng bên thứ 3.

Nhưng việc ngăn chặn các nhà phát triển khai thác "kho báu" dữ liệu của Facebook vẫn là một thách thức. Hiện vẫn còn rất nhiều ứng dụng kiểu như Thisisyourdigitallife tồn tại. Chúng vẫn âm thầm thu thập dữ liệu của người dùng và Facebook đang "tiến thoái lưỡng nan" khi không muốn dẹp bỏ nền tảng đầy tiềm năng dù không thể quản lý tốt bảo mật thông tin.

Nhưng theo The New York Times, người dùng Facebook hiện nay cũng đã vô tình "tiếp tay" cho những bê bối bán dữ liệu cá nhân. Họ vô tư chia sẻ thông tin, vô tư sử dụng các ứng dụng của bên thứ 3 và vô cảm với những thông tin đáng lo ngại về bảo mật thông tin của chính họ. Nói cách khác, scandal vẫn cứ diễn ra, nhưng không tác động gì tới thói quen sử dụng Facebook của người dùng. Bê bối mới nhất chỉ khiến Facebook đau đầu với các nhà đầu tư và giới quảng cáo.

Trên Twitter cũng như nhiều mạng xã hội khác, hashtag #DeleteFacebook đang được một số người chia sẻ để kêu gọi cùng nhau xóa tài khoản Facebook của mình. Nhưng như chuyên gia phân tích Omar Akhtar giải thích, mạng xã hội này đã quá phổ biến và ăn sâu vào đời sống con người, nên đối với đa số người dùng khác, họ chẳng bỏ Facebook chỉ vì hãng này gặp rắc rối pháp lý nào đó

50 triệu tài khoản Facebook bị thu thập thông tin cá nhân

Đăng Nguyên


Dữ liệu này được một công ty thứ ba sử dụng để tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Cuối tuần qua, báo New York Times đăng bài viết gây sốc về vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook. Cụ thể, Cambridge Analytica - công ty phân tích dữ liệu có văn phòng tại Anh và Mỹ, đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook - tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Những dữ liệu này được họ mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge. Kogan thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife - một dạng khảo sát trả lời các câu hỏi trên nền tảng mạng xã hội - và khẳng định khảo sát được thực hiện với mục đích nghiên cứu học thuật.

Ứng dụng này đòi hỏi người dùng đăng nhập tài khoản Facebook cũng như yêu cầu quyền truy cập hồ sơ, vị trí của họ. Có rất nhiều ứng dụng khác như game, đố vui... cũng đưa ra những đòi hỏi tương tự và người dùng thường chấp nhận. Tuy nhiên, vấn đề là Kogan lại bán dữ liệu này cho Cambridge Analytica mà người dùng không hề hay biết.



Ảnh: ABC.


Facebook cho biết từ cách đây 3 năm, họ đã phát hiện nhiều dữ liệu bị chia sẻ đến các công ty bên ngoài như Cambridge Analytica. Công ty này đã cam kết xóa thông tin thu thập được nhưng New York Times cho biết một lượng dữ liệu vẫn còn tồn tại tới ngày 17/3. Để cảnh cáo, Faceboook đã đóng tài khoản mạng xã hội của Cambridge Analytica.

Cambridge Analytica tuyên bố họ vẫn tuân thủ các chính sách, điều khoản của Facebook, không lưu giữ thông tin người dùng và đang làm việc với mạng xã hội này để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Christopher Wylie, chuyên gia dữ liệu từng làm việc tại Cambridge Analytica, tiết lộ công ty này đã đầu tư một triệu USD cho chiến dịch khai thác trên, trong đó công việc chính là "thu thập hồ sơ của hàng triệu người dùng Mỹ và xây dựng những nội dung nhắm vào tâm lý của họ".

Giới truyền thông đánh giá đây là một trong những vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trên mạng xã hội. Ngược lại, Facebook phủ nhận việc "rò rỉ thông tin" bởi người dùng đã biết và chấp thuận những thông tin mà họ cung cấp trên ứng dụng, chứ hệ thống không bị thâm nhập hay mật khẩu bị lộ.

Vụ bê bối này có thể khiến CEO Mark Zuckerberg hoặc COO Sheryl Sandberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Cổ phiếu Facebook cũng lao dốc 7% trong phiên giao dịch ngày 19/3, khiến Zuckerberg mất 5 tỷ USD. Mạng xã hội cũng được cho là sẽ phải điều chỉnh lại cơ chế bảo mật và bảo vệ thông tin người dùng.

Trước đó, Facebook cũng gặp rắc rối khi bị quy trách nhiệm cho việc "dìm hàng" các kênh truyền thông chính thống, phát tán tin tức giả mạo, gây bức xúc, chia rẽ xã hội. Nổi bật là những chỉ trích xoay quanh vai trò của Facebook đến đâu trong việc tác động tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Minh Minh

Mark Zuckerberg bị đề nghị từ chức

Đăng Nguyên


Nhà đầu tư công nghệ Jason Calacanis khuyên ông chủ Facebook nên từ chức để cho COO Sheryl Sandberg lên thay sau scandal rò rỉ thông tin người dùng.



Theo CNBC, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã phải nhận nhiều chỉ trích bởi sự im lặng của ông trong vụ vi phạm dữ liệu người dùng. Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Jason Calacanis đã nói rằng khả năng ứng phó khủng hoảng của Zuckerberg là "rất tệ" và ông nên "từ chức giám đốc điều hành của công ty để cho COO Sheryl Sandberg lên nắm quyền thay".




Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg.


Cuối tuần trước, báo New York Times đăng bài viết gây sốc về vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook. Cụ thể, Cambridge Analytica - công ty phân tích dữ liệu có văn phòng tại Anh và Mỹ, đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook - tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.

Theo Calacanis, trong cuộc khủng hoảng này, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã "mất tích."

"Đây là sự thất bại hoàn toàn của việc lãnh đạo", người được mệnh danh là "nhà đầu tư thiên thần vào Internet" này nói. Ông cũng chia sẻ thêm rằng COO Sheryl Sandberg là một "người truyền đạt và lãnh đạo giỏi hơn, có thể giải quyết tốt hơn những vấn đề này. Đã đến lúc cô ấy đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành".

Bị ảnh hưởng, giá cổ phiếu của Facebook đã ngay lập tức giảm gần 7% vào ngày đầu tuần. Đối với mạng xã hội lớn nhất thế giới này, sự sụt giảm vừa qua là chuyện rất hiếm gặp, khiến hàng chục tỷ USD giá trị thị trường đã bốc hơi chỉ trong một ngày.

Jason Calacanis cũng nhận định Facebook đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thực sự và tình hình là "rất nghiêm trọng". Mặc dù không dự đoán được phản ứng của người dùng lúc này, ông cho rằng sẽ còn có những vấn đề khác phát sinh. Đơn cử như việc thu mua các công ty khác hay thu hút những tài năng công nghệ về đầu quân trong thời gian tới.

Mai Anh

Mẫu chụp ảnh kỷ yếu đẹp

Đăng Nguyên

In Đăng Nguyên – địa chỉ chuyên nhận in kỷ yếu, in photobook, in sách ảnh, chụp ảnh kỷ yếu trọn gói, ngoại hình album ảnh cho kỷ yếu. Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Nga) – 0961 099 899 (Mrs. Mai)

In kỷ yếu là một trong một số hình thức tối đa để sở hữu thể lưu giữ được các kỷ niệm một thời học trò, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. In kỷ yếu sẽ giúp tinh thần đoàn kết tăng cao cho dù sau này ko còn chung trường, chung lớp, chung cơ quan..... Nhưng các đa số người vẫn sở hữu thể nhớ về nhau.

Dịch vụ in kỷ yếu tại In Đăng Nguyên sẽ giúp các bạn mang được cuốn kỷ yếu lớp đẹp nhất, ý nghĩa nhất trong quãng thời gian bên nhau của mình. Liên hệ ngay : 0914 006 627 (Mrs.Nga)

Mẫu chụp ảnh kỷ yếu đẹp

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về in kỷ yếu, thiết kế kỷ yếu và chụp ảnh kỷ yếu trọn gói. Doanh nghiệp in ấn – In Đăng Nguyên chuyên nhận làm cho các dịch vụ tổ chức chụp ảnh kỷ yếu, ngoại hình kỷ yếu, cung ứng dịch vụ in kỷ yếu tại hà nội với giá tiền khó khăn.

Tại Hà Nội, với đa số cơ sở, doanh nghiệp trong lĩnh vực in ấn tại Hà Nội có thể thực hiện dịch vụ làm kỷ yếu trọn gói….Nhưng In Đăng Nguyên luôn là chọn lựa số 1 của hầu hết người mua. Bởi chúng tôi in kỷ yếu có chất lượng cao và in kỷ yếu giá tốt tại Hà Nội. Tới mang In Đăng Nguyên, người dùng sở hữu thể chọn lựa cho mình một số cái in ấn, đóng quyển, đóng bìa đa dạng nhau, phổ biến về kích thước, màu sắc, ngoại hình kỷ yếu theo cách thật ấn tượng. Chất lượng giấy in rộng rãi và luôn có sẵn tại văn phòng cho khách hàng chọn lựa.

Mẫu album kỷ yếu

in-ky-yeu-album-2

in-ky-yeu-album-5

Phone có chúng tôi khi sở hữu nhu cầu : in kỷ yếu, in photobook, chụp ảnh kỷ yếu trọn gói, in sách giá rẻ, in sách ảnh, in nhật ký…….

In Đăng Nguyên

địa chỉ văn phòng : B709, Chung cư Golden Land, 275 Nguyễn Trãi , Thanh Xuân, HN

Chi Nhánh HCM : 212 Hà Huy Tập, Khu Nam Thiên 3, P. Tân Phú, Q. 7

điện thoại di động : 0961 099 899 (Mrs. Mai) – 0914 006 627 (Mrs. Nga)

Email : indangnguyen@gmail.com | Website : http://indangnguyen.blogspot.com/2018/03/in-ky-yeu-in-photobook-in-sach-anh-chup.html