Mai Hồng Phong: 'Không cho con gái đóng vai của Phương Oanh'

Wednesday 31 October 2018 Đăng Nguyên


Đạo diễn 'Quỳnh Búp Bê' rất trân trọng sự hy sinh của Phương Oanh và gia đình cô cho bộ phim.


"Phương Oanh là người vất vả nhất, đáng nhận được sự trân trọng nhiều nhất"

- Anh đã chọn diễn viên như thế nào cho 3 vai nữ Quỳnh, Lan và My trong 'Quỳnh Búp Bê'?

- Điều bắt buộc khi lựa chọn diễn viên là phải tính đến yếu tố hình ảnh. Diện mạo của 3 nữ chính khi đặt cạnh nhau cần có sự khác biệt hoàn toàn. Đầu tiên, tôi chọn nhân vật chính rồi mới chọn hai cô còn lại sao cho họ chỉ cần đứng cạnh nhau, không cần nói gì cả nhưng khán giả vẫn thấy mỗi người toát lên một cá tính riêng. Từ vẻ bề ngoài đó, khán giả có thể đoán được số phận mỗi người sẽ đi đến đâu. Trong 3 diễn viên nữ, mỗi người đều có thế mạnh riêng, giúp cho bộ phim đạt được sự sinh động về nhân vật.




*Phương Oanh trong phim 'Quỳnh Búp Bê'

- Diễn viên nào trong 'Quỳnh Búp Bê' khiến anh hài lòng nhất?

- Tất cả các diễn viên, kể cả thể hiện vai chính vai phụ đều làm tốt. Phim đã lên sóng rồi, tôi nghĩ nên để dành quyền đánh giá cho khán giả. Tuy nhiên, nếu được nói thì tôi vẫn khẳng định Phương Oanh là người vất vả nhất, đáng nhận được sự trân trọng nhiều nhất. Bạn ấy là vai chính, sự xuất hiện của bạn ấy trong phim ảnh hưởng đến số phận của tất cả các nhân vật khác. Lúc làm phim và cho đến bây giờ, tôi vẫn dành nhiều tình cảm, sự trân trọng nhất cho bạn ấy. Tôi cũng dành cảm xúc cho nhân vật Quỳnh nhiều nhất.
Phương Oanh, Thanh Hương, Thu Quỳnh tại buổi họp báo ra mắt phim 'Quỳnh Búp Bê' hôm 4/6 tại Hà Nội.

- Lý do gì khiến anh chọn Phương Oanh trở thành nữ chính của phim 'Quỳnh Búp Bê'?

- Phương Oanh không phải diễn viên chuyên nghiệp nhưng từ lần đầu gặp gỡ, tôi đã ấn tượng với bạn ấy bởi diện mạo, phong thái tự tin và sự thông minh. Bạn ấy thích được đảm nhận những vai khó và luôn thể hiện quyết tâm sẽ làm được tất cả những điều mà vai diễn yêu cầu.

Lần đầu hợp tác, tôi chỉ giao cho Phương Oanh một vai phụ trong phim Lời thì thầm của quá khứ. Vai diễn này có một cảnh xông lên chống trả bọn trêu ghẹo mình nên đòi hỏi diễn viên phải biết đánh võ. Phương Oanh sẵn sàng đi học võ. Sau khi được tôi dẫn lên võ đường, bạn ấy âm thầm theo lớp trong suốt mấy tháng trời để học bằng được những đòn đánh cơ bản. Không những thế, bạn ấy còn tập trước rất nhiều với diễn viên đóng thế. Kết quả là Phương Oanh đã có một cảnh quay rất thành công. Việc bạn ấy sẵn sàng đầu tư nhiều công sức suốt hàng tháng trời cho một phân cảnh chỉ vài chục giây khiến tôi ấn tượng. Từ đó, tôi thấy Phương Oanh có tố chất để vào những vai khó, đòi hỏi nhiều hy sinh và bản lĩnh.

Sau khi Quỳnh Búp Bê được chiếu, nhiều người nghĩ rằng vai của Phương Oanh nhiều diễn viên khác có thể đóng vai được. Tuy nhiên, đứng ở góc độ đạo diễn, chúng tôi luôn căn cứ trên nhiều yếu tố bao gồm ngoại hình, thể lực, bản lĩnh để theo được một dự án dài hơi. Khi tôi thăm dò một vài diễn viên, họ đều biết rằng nếu đóng những cảnh của Quỳnh sẽ nhanh nổi tiếng nhưng không phải ai cũng vượt qua được áp lực.

Nếu tôi có con gái, tôi không bao giờ đồng ý cho con đóng vai của Phương Oanh. Nếu nó nhất quyết muốn đóng, tôi cũng sẽ khuyên bảo con. Đó là bản năng tự nhiên của con người. Nếu hỏi 10 người làm cha làm mẹ hoặc bạn trai, chắc chắn 8/10 người không đồng ý cho con hay người yêu mình đóng những cảnh như vậy. Tôi nói thế để mọi người hiểu sự hy sinh của Phương Oanh cũng như những người thân của bạn ấy khủng khiếp như thế nào.


Đạo diễn Mai Hồng Phong (giữa) chỉ đạo diễn xuất tại trường quay.

- Đâu là tiêu chí quan trọng nhất với anh khi tìm người hóa thân Quỳnh?

- Với cá nhân tôi, sự hy sinh cho vai diễn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới là kiến thức. Khi làm việc, tôi đánh giá rất cao những người dám xả thân vì nghệ thuật, có nội lực to lớn và thể lực tốt. Quỳnh Búp Bê phải làm trong điều kiện khó khăn với kinh phí không nhiều. Thêm vào đó, thời gian làm phim trải dài qua nhiều mùa. Nếu như tôi chọn diễn viên chính có thể lực kém, ốm giữa chừng thì liệu số phận bộ phim sẽ ra sao?




*Trích đoạn tập 15 'Quỳnh Búp Bê'

- Phương Oanh tạo cảm xúc thế nào cho anh khi thực hiện bộ phim này?

- Tôi có thể rất cực đoan trong cách nghĩ và mạnh mẽ trong cách điều hành, cương quyết làm bằng được những điều mình thích nhưng cũng là người rất giàu cảm xúc. Nhiều lúc tôi phải lặng đi vì sự hy sinh của Phương Oanh dành cho phim. Khi làm phim, đạo diễn chỉ có thể vạch ra cho diễn viên điều mình muốn. Diễn viên là người thổi hồn vào nhân vật theo cách của họ. Vô số lần ngồi monitor, tôi rơi nước mắt trước những gì Phương Oanh thể hiện.

Khi hoàn thiện hậu kỳ và xem lại những gì mình đã làm, tôi vẫn rơi nước mắt như một khán giả bị cuốn theo câu chuyện. Cảm xúc của Phương Oanh lúc nào cũng căng đầy, khiến bộ phim chạm được vào người xem.

Tôi biết Phương Oanh đã phải gác lại chuyện kinh doanh để dành toàn tâm toàn sức cho bộ phim. Trên trường quay, bạn ấy nhiều lần phải uống thuốc giảm đau nhưng vẫn chấp nhận diễn đi diễn lại nhiều lần để tạo hiệu ứng chân thật nhất. Đó thực sự là nỗ lực rất lớn của Quỳnh Búp Bê.







- Anh làm công tác tư tưởng thế nào cho nữ chính trong thời gian cô ấy phải đối mặt với nhiều lời ong tiếng ve vì nhận vai này?

- Những người thành công thường hay bị "soi", đồn đoán nhiều thứ. Đó là điều không thể tránh khỏi trong showbiz và cuộc sống. Tôi đã động viên Phương Oanh rất nhiều. Tôi nói với bạn ấy rằng, nếu không có những chuyện đó mới là lạ. Nó xảy ra là chuyện tự nhiên và có khi lại là tín hiệu đánh giá mình đang thành công.

Phương Oanh từng tâm sự với tôi rằng có người nói những điều rất cay nghiệt về bạn ấy, ví dụ như Phương Oanh phải đánh đổi nhiều thứ, phải ngủ với đạo diễn để có vai chẳng hạn.

Một diễn viên giỏi như Phương Oanh thường có nội tâm rất phong phú và yếu đuối trước những khen, chê, phản hồi nhiều chiều. Từ lúc phim bấm máy đến khi gần hoàn thiện, Phương Oanh nhiều lần ngồi khóc ở hiện trường. Trong những lần chia sẻ với nhau, bạn ấy cũng rớt nước mắt trước mặt tôi. Là lãnh tụ tinh thần của cả đoàn, tôi đã động viên Oanh rất nhiều để giúp bạn ấy hiểu rằng thị phi là điều không thể thiếu của showbiz và chúng ta không cần phải cắt nghĩa tại sao nó xảy ra.

- Anh nghĩ sao khi Phương Oanh nói cô ấy đã vét nốt những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất còn lại của mình cho 'Quỳnh Búp Bê'?

- Tôi nghĩ đó là câu nói bản năng nhưng chuẩn xác. Khi nghe Phương Oanh nói như vậy, tôi rất cảm động. Bạn ấy đã sắp 30 tuổi rồi, quãng đời đẹp nhất, phát tiết được những gì đẹp nhất mà Trời cho sắp qua mà nghề diễn viên thì quá khắc nghiệt. Với tôi, Phương Oanh là tấm gương cho thấy một diễn viên trẻ dũng cảm, khát khao muốn cống hiến, thể hiện cảm xúc đúng nghĩa đều có cơ hội thành công.


'Quỳnh Búp Bê' quy tụ dàn diễn viên tài năng bao gồm Phương Oanh, Doãn Quốc Đam, Thu Quỳnh, Thanh Hương...

- Là người trong cuộc, anh nghĩ gì về lời đồn "Phương Oanh phải ngủ với đạo diễn để có vai"?

- Tôi và bạn ấy từng ngồi cười rinh rích với nhau ở đoàn phim khi nghĩ đến lời đồn ấy. Tôi từng lường trước và nói với Phương Oanh rằng: "Với kiểu điều tiếng thế này thì thể nào người ta cũng sẽ đồn anh và em ngủ với nhau". Tôi không thể cấm người ta tưởng tượng. Là người trong cuộc, chúng tôi phải tự tin với những gì mình có và thấy vui vì xét cho cùng thì chúng tôi phải thành công thì họ mới có động lực để tưởng tượng.
"Đạo diễn mà yếu đuối thì không bao giờ làm được phim"

- 'Quỳnh Búp Bê' là một câu chuyện có thật về những thân phận có thật. Khi nhận kịch bản, anh nghĩ gì về những bi kịch mà bộ phim đề cập?

- Tôi là người có tuổi, từng chứng kiến, nghe, xem và đọc nhiều nên cũng không thấy sốc lắm. Xã hội kể cả văn minh đến mấy cũng có những hiện tượng như buôn người, làm gái ở nước ngoài, hay bắt cóc trẻ con... Nhiều người coi đó là ngành nghề kinh doanh và cố gắng giữ vỏ bọc để không bị phát hiện và nạn nhân chính là những con người ngây thơ tội nghiệp.

Bộ phim cũng cho thấy có một bộ phận hành nghề không phải bị lừa gạt mà vì quan niệm đó là con đường nhanh nhất để có tiền, thỏa mãn thú ăn chơi của mình. My Sói là biểu tượng cho điều đó, như một sự phi lý trong suy nghĩ và nhân cách.













- Anh đã làm việc với kịch bản 'Quỳnh Búp Bê' như thế nào?

- Dự án này được hãng dự định triển khai cách đây nhiều năm nhưng rồi cứ đặt lên hạ xuống nhiều lần vì chưa đảm bảo được yếu tố thành công. Khi làm việc về kịch bản, tôi trao đổi với biên kịch rất nhiều. Nhiều khi ngày hôm trước viết xong rồi nhưng ngày hôm sau tôi vẫn thấy cần phải sửa. Thế là tất cả cùng phản biện và đặt lên bàn cân để có phương án tốt nhất. Những biên kịch làm việc với tôi đều phải chấp nhận kịch bản mang ra trường quay không phải là kịch bản cuối cùng vì tôi sẽ sửa cho đến khi nào thấy hợp lý thì mới thôi. Mỗi khi diễn viên nói, tôi đều sẽ nói cùng họ để xem câu thoại đã trơn chưa.

Đây là dự án được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đôi khi cũng khiến tôi bị áp lực. Đã có lúc tôi thấy nản, đầu óc trống rỗng, không thể nghĩ ra cái gì. Có những lúc tôi phải gào thét thật to để nạp năng lượng, mở đường cho suy nghĩ nó ùa đến. Việc tôi bỏ đi mấy ngày, uống rượu cho thật say vì bế tắc với bộ phim này là chuyện bình thường.
NSƯT Mai Hồng Phong và Thu Quỳnh tại hậu trường phim 'Quỳnh Búp Bê'.

- Anh nghĩ sao khi các diễn viên 'Quỳnh Búp Bê' gọi mình là một đạo diễn mong manh, yếu đuối?

- Tôi là người nhạy cảm, có khoảng lặng trong tâm hồn nhưng đạo diễn mà yếu đuối thì không bao giờ làm được phim. Làm phim là một cuộc chiến rất khốc liệt. Một đoàn làm phim có rất nhiều thành phần khác nhau và họ có quyền đòi hỏi, thể hiện chính kiến của mình và đạo diễn phải chịu trách nhiệm tất cả. Nếu đạo diễn nhút nhát, e dè, ngại va chạm và không làm bằng được những điều mình muốn thì chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Đạo diễn phải dũng cảm đương đầu với mọi thử thách, làm việc nhiều nhất, nghĩ nhiều nhất tại hiện trường.

Tôi là người đàn ông bình thường, giàu cảm xúc, xót xa trước những cảnh ngộ nhưng khi vào công việc tôi là người khó tính, thậm chí cay nghiệt. Tôi đã tuyên bố nếu ai nhút nhát, bị thụ động thì thì tốt nhất nên từ chối ngay từ đầu khi nghe tên đạo diễn Mai Hồng Phong. Tôi biết nhiều diễn viên đã bật khóc tại trường quay vì mình. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều câu xin lỗi để dành cho họ.

Các bạn nữ lúc nào cũng thích làm đẹp nhưng ai cũng muốn được làm đẹp thì đâu còn là chính, phụ. Ở ngoài đời, nếu ai đó nhận tin dữ thì có kịp trang điểm cho long lanh không hay thậm chí còn đi dép trái. Một người khi đang ốm đau, nghèo đói hay tàn tạ thì không thể đẹp được. Tôi phải giải thích cho diễn viên hiểu phải làm vậy thì phim mới là cuộc sống. Rất nhiều diễn viên hành động khi vào set quay đều muốn làm tới. Nếu tôi để họ thoải mái và mang tất cả lên phim thì không hợp lý vì đối tượng người xem còn có người già, trẻ nhỏ. Nếu đây là phim điện ảnh, chúng tôi sẽ mang lại những hiệu ứng đặc biệt hơn nữa vì nội lực của tất cả các diễn viên vẫn phải tiết chế để phục vụ tiêu chí của phim truyền hình.




Một số đoạn trong tập 16 của 'Quỳnh Búp Bê'

- Nhiều người nhận xét anh xuống sắc rõ trong quá trình làm phim 'Quỳnh Búp Bê'. Đó là vì quá trình làm phim vất vả hay anh đã suy nghĩ và nhập tâm cho nhân vật quá nhiều?

- Tất cả mọi thứ. Tôi nghĩ cho nhân vật và lo cho số phận bộ phim. Từ khi làm Quỳnh búp bê, tôi đã tiên liệu những khó khăn vì đây là đề tài nhạy cảm. Sau nhiều năm làm phim, tôi nhận ra những tác phẩm làm về số phận truân chuyên, nhân phẩm của phụ nữ đều được rất nhiều khán giả quan tâm. Tôi biết mình cần mang đến cho khán giả cảm giác sinh động, ấn tượng. Tuy nhiên, ranh giới của đạo lý, sự phản biện xã hội, nhiều vấn đề khác và phản ứng bột phát thường thấy của đám đông cũng phải được tính đến. Đối với phim hành động bình thường, đây đã là bài toán khó thì việc phản ánh một hiện tượng xã hội liên quan đến nhân phẩm phụ nữ lại càng khó hơn.


Đạo diễn Mai Hồng Phong nhiều lần rơi nước mắt vì thương diễn viên 'Quỳnh Búp Bê', đặc biệt là Phương Oanh.

- Một số diễn viên kể rằng mặt đạo diễn Mai Hồng Phong đã trắng bệch khi nghe tin tạm dừng phát sóng hồi tháng 7. Anh nghĩ sao?

- Điều đấy chắc chỉ người khác nhìn thấy thôi chứ làm sao tôi biết mặt mình có trắng hay không (cười). Thực ra thì tôi có sững lại. Đó là lúc tất cả những lo lắng từ trước đã thành hiện thực. Ai đặt mình vào vị trí của tôi chắc cũng hiểu cảm giác đó vì bao nhiêu công sức đã bỏ ra nay bỗng nhiên bị dừng lại. Tôi không phủ nhận là có sự buồn bã, thất thần và những khoảng lặng không diễn tả được trong đoàn làm phim. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn động viên nhau để đi quay. Các diễn viên hết vai vẫn mua bánh trái đến đoàn để tiếp lửa và có niềm tin phim sẽ được quay trở lại. Tôi nghĩ số phận của phim long đong nhưng sớm muộn cũng được trở về với vị trí của mình.

Sản xuất sổ tay giá rẻ bằng giấy Kraff

Đăng Nguyên

Hiện nay trên thị trường sản xuất sổ tay nói chung và trong nghành sản xuất sổ tay quà tặng quảng cáo nói riêng sản phẩm sổ tay từ chất liệu giấy Kraft rất nhiều, mẫu mã đa dạng, giá thành rẻ, và nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lựa chọn làm vật phẩm quà tặng cho công ty mình.

Thông tin thêm:

- Sổ bìa cứng, đóng gáy lò xo chắc chắn

- Phong cách vintage (kiểu cổ điển)

- Made in Vietnam

- Số trang: 80 trang

- Kích thước: 14 x 18 cm

Địa chỉ Sản xuất sổ tay giấy Kraft ở đâu ?

Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội


Tại tphcm : 53 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0914.006.627 (Mrs.Nga) – 0961 099 899 (Mr. Cương)

Email: indangnguyen@gmail.com - Website : https://dangnguyenprint.blogspot.com/

Bảy học sinh lớp 10 bị đuổi học vì xúc phạm thầy cô trên Facebook

Đăng Nguyên


Nhóm học trò Thanh Hóa lập nhóm trên mạng xã hội, nói xấu thầy cô và nhà trường.

Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) vừa quyết định buộc thôi học một năm đối với ba học sinh lớp 10A5 do vi phạm đạo đức. Bốn em nam khác bị đuổi học một tuần, một nữ sinh bị cảnh cáo trước toàn trường.

Hiệu trưởng Bùi Nguyên Tiến cho biết, những em này đã "dùng mạng xã hội xúc phạm danh dự và uy tín của giáo viên, gây ảnh hưởng xấu tới công tác giáo dục của nhà trường".



Trường THPT Nguyễn Trãi nằm trên đường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa.


Theo lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trãi, ngày 1/10, một nữ sinh lớp 10A5 sử dụng điện thoại trong giờ học bị giáo viên bộ môn thu giữ và giao cho chủ nhiệm lớp là cô Đậu Thị Bích. Chiều cùng ngày, tại phòng trực giám thị, do điện thoại của nữ sinh không bị khóa nên cô Bích thấy trên màn hình hiện cuộc nói chuyện nhóm Facebook có tên là “Động Cô Bích”.

Kiểm tra, cô giáo đọc được các cuộc trò chuyện nói xấu thầy cô, nhà trường, sự việc kéo dài nhiều ngày trước khi được phát hiện. Ban giám hiệu nhà trường sau đó mời đại diện hội cha mẹ học sinh và các phụ huynh liên quan thông báo, đồng thời yêu cầu học sinh viết tường trình.

Căn cứ mức độ vi phạm, Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp, đưa ra các mức phạt trên. Theo thầy Bùi Nguyên Tiến, khi sự việc vỡ lở, nhóm học sinh không ăn năn. "Nhà trường rất đau lòng khi phải kỷ luật các em. Tuy nhiên đây là hình thức nghiêm nhằm răn đe, giáo dục học sinh khác”, thầy Tiến nói.

THPT Nguyễn Trãi là trường công lập, hiện có hơn 1.100 học sinh.


Lê Hoàng

Người Mỹ xếp hàng mua smartphone Trung Quốc

Đăng Nguyên

Có khoảng 400 người ở New York đã đứng đợi mua smartphone OnePlus 6T trong ngày đầu tiên mở bán hôm 30/10.




Trang Business Insider ví cảnh xếp hàng đợi mua OnePlus 6T ở một cửa hàng ở New York (Mỹ) còn nhộn nhịp hơn những mẫu iPhone mới gần đây. Đây là mẫu smartphone Android của Trung Quốc vừa ra mắt tại New York hôm 29/10 và phải đẩy lễ ra mắt sớm một ngày vì sợ ảnh hưởng bởi sự kiện ra mắt iPad của Apple.



Còn trang Android Authority thông báo đã có khoảng 400 người xếp hàng để đợi mua OnePlus 6T tại cửa hàng ở Time Square New York, tạo ra cảnh tượng hiếm gặp đối với những chiếc smartphone không phải là iPhone. Thậm chí nhiều người đi đường còn nhầm mọi người đang xếp hàng đợi mua iPhone mới thay vì smartphone của OnePlus.



Phần lớn người xếp hàng là người đã biết đến thương hiệu này và muốn lên đời model mới. Một sinh viên Ấn Độ tiết lộ đã phải nghỉ học và đi từ Boston tới New York để mua được mẫu smartphone mới này. Peter Lau, người sáng lập thương hiệu OnePlus, cũng xuất hiện tại sự kiện và được nhiều người chụp ảnh cùng.



Tại sự kiện, những người xếp hàng có thể dùng smartphone cũ để đổi lấy 300 USD giảm giá khi mua OnePlus 6T. Bên cạnh đó, dù có giá khởi điểm chỉ 580 USD, chiếc smartphone Trung Quốc được đánh giá có cấu hình của smartphone cao cấp ở tầm giá 800 đến 1.000 USD với những công nghệ mới như cảm biến vân tay trong màn hình, RAM 8 GB hay màn hình tràn viền kiểu giọt nước, chip Snapdragon 845 và chạy Android 9.

Click để lật ảnh

Click để lật ảnh


Đây không phải là lần đầu tiên smartphone mới của OnePlus nhận được sự chờ đợi lớn từ người dùng. Hồi tháng 5 khi bán ra chiếc OnePlus 6, thương hiệu này cũng khiến hàng dài người ở Mỹ, châu Âu xếp hàng đợi mua sản phẩm. Số người xếp hàng lên tới 15.000, tại 26 thành phố và 11 quốc gia.




OnePlus có chung tập đoàn "mẹ" với Oppo và Vivo, nhưng định vị thị trường ở Bắc Mỹ và khu vực châu Âu. Sản phẩm của họ hướng tới người yêu thích kỹ thuật hơn là số đông người dùng với chiến lược giá thấp và cấu hình cao. 6T là smartphone đầu tiên của OnePlus được một nhà mạng của Mỹ phân phối ra thị trường.

Ảnh: Android Authority, Business Insider

Trung Quốc bắt đầu chấm điểm uy tín xã hội công dân

Đăng Nguyên

Dựa trên điểm "uy tín xã hội", công dân Trung Quốc được hưởng nhiều ưu tiên khi chỉ số cao hoặc bị phạt nếu chỉ số thấp.

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng thí điểm "hệ thống uy tín xã hội" (Social Credit System - SCS) để đánh giá hàng triệu công dân, trước khi đưa vào vận hành chính thức trên toàn quốc vào năm 2020. Đây là đề án bắt buộc, cho phép xếp hạng công dân bằng điểm "uy tín xã hội". Điểm số này dựa trên hành vi của mỗi người.

Trong thời gian thử nghiệm, chính phủ Trung Quốc đã cấp phép cho 8 công ty (cả nhà nước lẫn tư nhân) tham gia phát triển hệ thống và thuật toán. Hai trong số đó là China Rapid Finance (đối tác của Tencent, công ty đứng sau ứng dụng WeChat với hơn 850 triệu người dùng) và Sesame Credit (thành viên của Alibaba, điều hành bởi Ant Financial Services Group - công ty quản lý dịch vụ thanh toán AliPay). Đây là những công ty có lượng dữ liệu khổng lồ, tác động đến hầu hết đời sống người dân Trung Quốc như trò chuyện trực tuyến, trao đổi dữ liệu, mua sắm, thanh toán hóa đơn... SCS sẽ kiểm soát và chấm điểm dựa trên các hành vi này.



Người dân Trung Quốc trong một tiệm Internet công cộng.


Hệ thống đang xử lý dần dần, một số điều hành bởi chính quyền của các thành phố, số khác chấm bởi các nền tảng công nghệ do tư nhân nắm giữ.

Dưới đây là những điều công dân Trung Quốc được hưởng hoặc bị trừng phạt:

Đi máy bay hoặc tàu, xe

Công dân có điểm tín nhiệm xã hội thấp sẽ không thể mua vé tàu, xe hoặc máy bay nội địa. Channel News Asia trích lời phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc hồi tháng 3 cho biết, đã có 9 triệu người điểm thấp bị cấm mua vé trong các chuyến bay nội địa và 3 triệu người bị cấm mua vé tàu hạng thương gia.

Bên cạnh đó, những ai hành xử thiếu văn minh, không tôn trọng luật pháp cũng có thể bị cấm đi tàu, đi máy bay trong thời gian một năm. Các hành vi như tung tin giả về khủng bố, gây rối trên máy bay, sử dụng vé hết hạn hay hút thuốc trên xe lửa cũng không được mua vé tàu xe.

Sử dụng Internet

Theo Foreign Policy, việc sử dụng Internet với tốc độ cao hay thấp của công dân phụ thuộc vào điểm số của họ. Các hành vi như trả hóa đơn không đúng hạn, chơi game quá 10 giờ mỗi ngày, lãng phí tiền bạc vào các mua bán ảo, lan truyền tin tức giả mạo... sẽ bị phạt nặng, cao nhất là bị cấm sử dụng các dịch vụ trực tuyến.

Lựa chọn trường học

Công dân hoặc con cái của họ có thể không được phép, thậm chí cấm lựa chọn trường học. Theo Beijing News, 17 người trốn nghĩa vụ quân sự năm ngoái đã bị từ chối đăng ký thi đại học hoặc tiếp tục học tập tại bất cứ trường nào. Tháng 7 vừa qua, một học sinh không thể thi đại học vì cha mẹ cậu bé có chỉ số uy tín xã hội thấp.

Công việc

Theo Botsman, những ai xếp hạng cao có cơ hội làm việc tại công ty nhà nước hay các ngân hàng lớn và ngược lại. Hành vi gian lận, tham ô, ăn cắp tài sản nơi làm việc... đều bị cấm và nó khiến uy tín xã hội của người đó giảm xuống.

Trong khi đó, theo Bussiness Insider, chính quyền Trung Quốc khuyến khích các công ty tham khảo danh sách một công dân dựa trên điểm số của họ trước khi tuyển dụng. Việc áp dụng đã bắt đầu từ năm 2017.

Thuê khách sạn

Người có chỉ số uy tín xã hội thấp không được thuê khách sạn sang trọng hoặc phải thuê với giá rất cao, ngược lại có thể tùy chọn các dịch vụ sang trọng với giá thấp, thậm chí miễn phí. Một phụ nữ sống tại Bắc Kinh tiết lộ với BBC, cô từng ở tại một khách sạn hạng sang mà không mất tiền do xếp hạng cao.

Nuôi chó



Người nuôi chó tại Trung Quốc có thể bị trừ điểm uy tín xã hội nếu không quản lý chúng chặt chẽ.


Tế Nam, thành phố phía đông Trung Quốc bắt đầu áp dụng điểm uy tín xã hội cho việc nuôi chó từ 2017. Những ai thường xuyên dắt chó đi bộ nhưng không có dây xích hoặc gây mất trật tự công cộng sẽ bị trừng phạt. Đến giới hạn nhất định, thú cưng của họ có thể bị tịch thu và phải làm các bài kiểm tra bắt buộc nếu muốn nuôi trở lại.

Các vấn đề khác

Những ai có điểm số thấp có thể bị liệt vào danh sách đen và bị công khai, chế giễu nhưng sẽ được tòa án thông báo và có 10 ngày để kháng cáo. Tuy nhiên, chưa rõ thời gian triển khai hình thức này.

Trong khi đó, các công dân với điểm số cao sẽ ưu tiên hiển thị hồ sơ trên Baihe - website hẹn hò lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó, họ cũng được giảm hóa đơn tiền điện, thuê xe đạp công cộng không cần tiền cũng như vay vốn lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng.

Hiện tại, việc áp dụng SCS của Trung Quốc đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía dân chúng. "Tôi thấy hành vi của mọi người đang tiến triển theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, khi tôi lái xe, việc dùng đèn đỏ là bắt buộc, nếu không sẽ mất điểm. Ban đầu, tôi khá lo lắng, nhưng bây giờ đã quen với nó", một doanh nhân tên Chen, 32 tuổi, cho biết.

Tuy vậy, không ít các cá nhân và tổ chức về nhân quyền lo ngại việc thu thập thông tin cá nhân sẽ hạn chế quyền tự do của công dân.

Bảo Lâm

Mỹ 'đánh' vào tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc

Đăng Nguyên


Trung Quốc đang thiếu các công ty bán dẫn hàng đầu và việc cấm xuất khẩu đối với Phúc Kiến Kim Hoa của Mỹ khiến tình hình thêm tồi tệ.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 29/10 đã ban hành lệnh cấm với công ty mạch tích hợp Phúc Kiến Kim Hoa, trong đó, không cho phép mua linh kiện từ nước này trừ khi có giấy phép đặc biệt. Lý do được đưa ra là "nguy cơ ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích an ninh Mỹ".

Mỹ đã không giải thích cụ thể lý do này. Nhưng theo CNN, họ có cơ sở để lo ngại bởi Phúc Kiến Kim Hoa là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (có đóng góp tài chính từ chính quyền tỉnh Phúc Kiến). Bên cạnh đó, công ty này từng bị Micron Technology (Mỹ) kiện ra tòa nhiều lần vì ăn cắp thiết kế chip.



Tham vọng trở thành cường quốc công nghệ vào 2025 của Trung Quốc đang bị Mỹ cản đường.


Sau lệnh cấm, chính quyền Bắc Kinh lập tức lên tiếng. "Trung Quốc phản đối hành vi lạm dụng khái niệm về an ninh quốc gia để kiểm soát xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng Trung Quốc, cũng như đơn phương can thiệp vào các hợp tác thương mại bình thường", phía Trung Quốc cho biết. Đồng thời, nước này cũng kêu gọi chính phủ Mỹ "ngăn chặn các biện pháp sai trái ngay lập tức" và "bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty" của nước này.

Theo Bloomberg, cũng giống như lệnh cấm ZTE trước đó, việc ngăn chặn Phúc Kiến Kim Hoa có thể khiến tình hình giữa hai nước trở nên căng thẳng, nhất là khi chiến tranh thương mại đang diễn ra. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng động thái trên cho thấy cả hai đang không chịu nhượng bộ nhau, thậm chí khiến mọi thứ phức tạp hơn.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài

Trong bài phát biểu khi thăm một nhà máy bán dẫn ở miền Trung Trung Quốc hồi tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh bán dẫn là ngành công nghiệp quan trọng và mang tính ưu tiên. Thậm chí, ông so sánh chip máy tính như trái tim của một con người.

Thế nhưng, "trái tim" đó trên thực tế đang được cung cấp bởi nước ngoài. Theo thống kê của IC Insights, Trung Quốc đang mua nhiều chip máy tính hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Số tiền nhập khẩu chất bán dẫn của nước này lên đến 140 tỷ USD, chiếm 38% so với toàn cầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất được nguồn hàng trị giá khoảng 18,5 tỷ USD, tương đương 13% sản lượng thế giới.

Chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng thu hẹp khoảng cách bằng nhiều phương pháp, trong đó, đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng nhiều nhà máy, như Kim Hoa Phúc Kiến, Thanh Hoa Unigroup hay Innotron Memory. Thậm chí, các công ty như Alibaba cũng bắt đầu nhảy vào lĩnh vực nghiên cứu bán dẫn, chế tạo chip tích hợp trí tuệ nhân tạo.

Thế nhưng, các nhà quan sát cho rằng việc đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tốn kém về kinh tế, nhạy cảm về chính trị và cần có nhiều thời gian. Trong khi đó, phía Trung Quốc tỏ ra nôn nóng. Họ bắt đầu bằng cách mua cổ phần các công ty bán dẫn nước ngoài, trong đó có công ty Mỹ nhưng lập tức vấp phải sự phản đối.

Ông Tập đã đưa ra kế hoạch "Made in China 2025" với tham vọng biến Trung Quốc thành siêu cường quốc chế tạo trên thế giới, tự sản xuất được mọi thứ liên quan đến ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm chất bán dẫn vào 2025. Tuy nhiên, theo Hiệp hội quốc tế về các công ty cung cấp cho ngành công nghiệp điện tử (SEMI), kế hoạch này khó thành hiện thực nếu dựa vào tình hình hiện tại.

Phát biểu tại Thượng Hải tuần trước, ông Lung Chu, người đứng đầu SEMI nhấn mạnh Trung Quốc vẫn cần các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài. "Chúng ta cần đối mặt với thực tế, rằng giữa ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và thế giới vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn. Do đó, chỉ có các hợp tác quốc tế mới là chìa khóa để phát triển ngành công nghiệp này", ông Chu nhận định.

Bảo Lâm

Jack Ma là 'fan cuồng' của tiểu thuyết Kim Dung

Đăng Nguyên


Người sáng lập ra Alibaba đặc biệt yêu thích nhân vật Phong Thanh Dương trong bộ truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Từng chia sẻ nhiều lần trước báo giới, Jack Ma, một trong 5 tỷ phú công nghệhàng đầu Trung Quốc, cho biết ông thần tượng Kim Dung, tiểu thuyết gia kiếm hiệp nổi tiếng.

Ông chủ của Alibaba yêu mến đến mức cuồng nhiệt các tác phẩm đậm chất võ thuật và kiếm hiệp của nhà văn. Ông thừa nhận điều đó đã ảnh hưởng đến các giá trị cốt lõi của bản thân cũng như triết lý kinh doanh của tập đoàn mà mình sáng lập.

Kết bạn với Kim Dung kể từ khi mới lập nghiệp nhưng tới ngày kỷ niệm một năm thành lập Alibaba, tháng 9/2000, Jack Ma mới quyết định mời Kim Dung từ Hong Kong sang Hàng Châu để tham dự sự kiện "Tây Hồ luận kiếm". Cuộc gặp gỡ đã chính thức công khai mối quan hệ thân thiết giữa hai người. Cũng trong sự kiện, Kim Dung đã viết tặng Jack Ma một bức thư pháp. Tác phẩm sau đó được ông chủ Alibaba hết sức quý trọng.



Jack Ma và Kim Dung tại sự kiện "Tây Hồ luận kiếm" năm 2000.


Theo Technode, nhân vật yêu thích nhất của Jack Ma trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung là Phong Thanh Dương, trong cuốn tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ. Trong truyện, người này là thái sư thúc (sư đệ của sư phụ của sư phụ) của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần, cũng là thái sư thúc tổ của nhân vật Lệnh Hồ Xung. Phong Thanh Dương ẩn cư trên đỉnh Hoa Sơn và chỉ xuất hiện một lần, truyền thụ bí kíp Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung. Nhân vật này sau đó không xuất hiện và chỉ được biết đến qua những lời ca tụng của các nhân vật khác về tài năng và nhân phẩm của ông.

Trong một chương trình nói chuyện trên truyền hình, Jack Ma nói rằng ông đặc biệt đánh giá cao khả năng của Phong Thanh Dương trong việc giải quyết vấn đề theo cách độc đáo. Bên cạnh đó là việc ông đã dạy dỗ được Lệnh Hồ Xung, từ một kẻ lang thang thành người học trò tài năng. Bản thân từng là giáo viên, do đó Jack Ma luôn muốn các sinh viên và đồng nghiệp của mình có thể thành công vượt trội ông trong cuộc sống.

Năm 2017, tình yêu võ thuật của Jack Ma một lần nữa được thể hiện khi ông sản xuất và đóng vai chính trong bộ phim điện ảnh ngắn mang tên Không Thủ Đạo. Bộ phim có sự góp mặt của các ngôi sao điện ảnh như Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan, Ngô Kinh... Ca khúc chính mang tên Phong Thanh Dương được Jack Ma song ca cùng nữ ca sĩ Vương Phi.



Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:04
/
Thời lượng 1:50
Đã tải: 0%

Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình



Jack Ma múa võ trong phim Không Thủ Đạo.

Ảnh hưởng từ niềm đam mê võ thuật và tiểu thuyết kiếm hiệp của ông chủ, các nhân viên tại Alibaba cũng tự đặt cho mình và đồng nghiệp các biệt danh lấy cảm hứng từ phong cách "võ lâm giang hồ". Đội ngũ lãnh đạo của công ty là những người nhanh nhạy nhất, khi chọn hết các nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết của Kim Dung.

Shao Xiaofe, Giám đốc quản lý rủi ro của Alibaba, có biệt danh "Quách Tĩnh". Ông cho biết cái tên thể hiện những đức tính trung thực, lòng trung thành và yêu nước, giống như tính cách của nhân vật này trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu. Trước khi vào làm tại Alibaba, Shao từng là sĩ quan cảnh sát hơn 20 năm.

Các quản lý trong bộ phận dịch vụ khách hàng của Alibaba thì được gọi là "tiểu nhị", thuật ngữ trong các tiểu thuyết kiếm hiệp dùng để gọi những nhân viên chuyên phục vụ thức ăn.

Khi tên các nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp bị chọn hết, mọi người bắt đầu tìm những biệt danh mới từ phim ảnh, truyền hình, truyện tranh, hoạt hình... Chỉ cần không mang ý nghĩa tiêu cực, mọi biệt danh đều được chấp nhận. Nhận biệt danh dần được xem là nghi thức chào đón nhân viên mới tại Alibaba.

"Chọn một biệt danh mang tới cơ hội để xác định lại bản thân của một người, cũng như định hướng người mà bạn muốn trở thành", Richard Xu, kỹ sư của Cainiao, một chi nhánh của Alibaba cho biết. Xu chọn cho mình cái tên "Jiangdu", có nghĩa là "vượt sông", dựa theo một truyền thuyết cổ. "Theo phong thủy Trung Quốc, cuộc sống của tôi thiếu yếu tố nước", Xu chia sẻ. "Lấy một tên liên quan đến nước có thể mang lại sự cân bằng".

Một số đồng nghiệp của Xu chọn các biệt danh mang ý nghĩa vui tươi hơn như "Thổ hào" (thuật ngữ chỉ người giàu có). Một kỹ sư lập trình chọn là Jiawa (hay Giáp Oa) vì nó phát âm gần giống với từ Java.

Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, sinh năm 1924 ở Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1948, ông tới Hong Kong sinh sống, làm việc, được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ... Ông được mệnh danh là "Thái Sơn, Bắc Đẩu" trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp. Nhà văn đã mất vì tuổi cao, bệnh tật tại Hong Kong hôm 30/10, hưởng thọ 94 tuổi.

Bảo Nam

Kim Dung - tác giả có nhiều truyện chuyển thể thành game nhất

Đăng Nguyên


Hàng loạt trò chơi nổi tiếng như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếu Ngạo Giang Hồ... có cốt truyện theo tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Sự phát triển của làng game Việt trong hơn một thập kỷ qua gắn liền với cái tên Kim Dung. Gần như tất cả tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn nổi tiếng này, đều đã được chuyển thể thành trò chơi điện tử, như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ...

Từng có thời điểm, trên thị trường game Việt Nam, cứ 10 game thì có đến 7 lấy đề tài từ truyện Kim Dung. Tuy nhiên, hơn 90% trong số này là sản phẩm nhập về từ Trung Quốc, số còn lại do các nhà phát triển Việt tự sản xuất.



Nhà văn Kim Dung.


Cốt truyện của game có thể là cả một bộ truyện, hoặc chỉ tập trung khai thác nội dung vào một nhân vật hay một sản phẩm trong đó như kiếm Ỷ thiên, đao Đồ Long, bộ công pháp Cửu âm chân kinh, nhân vật Tiểu Long Nữ, cặp đôi nhân vật Đông Tà Tây Độc... Có trò chơi tổng hợp và lồng ghép nhiều bộ tiểu thuyết của nhà văn này lại với nhau với cách đặt tên có các yếu tố đặc thù như Mộng Võ Lâm, Loạn Đấu Võ Lâm, Đại Minh Chủ, Quần Long Tranh Bá, Đại Anh Hùng, Giang Hồ Tranh Bá... Nhiều trò chơi thậm chí sử dụng cả tên nhà văn Kim Dung như Kim Dung Quần Hiệp Truyện, Kim Dung Truyện, Kim Dung Ngoại Truyện... Cũng có trường hợp cùng một tên gọi nhưng lại có nhiều phiên bản trò chơi khác nhau, gắn kèm phía sau là các hậu tố 2D, 2.5D, 3D, Web hay Mobile, đặc trưng cho từng thể loại. Nhiều game cùng đề tài ra sau, vẫn giữ nguyên tên gốc nhưng đặt thêm tiền tố "Tân" phía trước tên gọi của trò chơi để khơi gợi sự tò mò từ cộng đồng, như Tân Thiên Long, Tân Anh Hùng Xạ Điêu, Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ...

Nhiều trò chơi có nội dung phóng tác từ cốt truyện cũ, sáng tạo lồng ghép các yếu tố không còn là kiếm hiệp, vẫn được đón nhận bởi yếu tố "ngoại truyện". Các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung cũng không còn bị bó buộc trong thế giới kiếm hiệp, mà tách ra trở thành các nhân vật riêng của các trò chơi nhập vai hay thể loại MOBA. Người chơi game Liên Quân hay 3Q Củ Hành có thể dễ dàng nhận ra các nhân vật được xây dựng từ hình tượng Dương Quá hay Tiểu Long Nữ.



Các nhân vật Kiều Phong, Hoàng Dược Sư, Hoàng Dung... được chuyển thể từ tiểu thuyết Kim Dung trong Mộng Võ Lâm, game mobile do người Việt tự sản xuất.


Nhưng có một sự thật khó có thể chối bỏ là gần như cả 7 trong 10 trò chơi nói trên, đều có lượng người tham gia ban đầu rất đông đảo. Sau một thời gian, game thủ có thể rời đi vì nội dung hay hoặc dở, nhưng khi mới được phát hành, các game online lấy đề tài là cốt truyện Kim Dung luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm.

Nhiều game thủ nói rằng "cứ game về đề tài Kim Dung thì tôi nhất định sẽ chơi". Cũng có nhà phát hành từng chia sẻ rằng: "Mua game Kim Dung về phát hành, chỉ hòa chứ không thể lỗ".

Theo chia sẻ của nhiều game thủ, điều mà họ thích thú và mong chờ nhất ở những trò chơi có đề tài kiếm hiệp Kim Dung là sự thân thuộc. Không chỉ với các nhân vật kinh điển mà cả cốt truyện, các bộ võ công tâm pháp cho tới những địa danh đáng nhớ. Nhiều người sẵn sàng chơi ba, bốn game cùng xoay quanh bộ tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu, chỉ vì hâm mộ nhân vật Quách Tĩnh. Từ đó có thể phân tích so sánh giữa các cốt truyện trò chơi với nhau, tìm ra điểm hay dở của nhà sản xuất. Không ít người chơi game Thiên Long Bát Bộ từ phiên bản 2D trên máy tính tới bản đồ họa 3D, sau đó sang cả phiên bản mobile mà không biết chán. Còn việc đầu tư cả trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng vào các trò chơi kiếm hiệp đã không còn là chuyện xa lạ trong làng game Việt.

Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, sinh năm 1924 ở Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1948, ông tới Hong Kong sinh sống, làm việc, được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ... Ông được mệnh danh là "Thái Sơn, Bắc Đẩu" trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp. Nhà văn đã mất vì tuổi cao, bệnh tật tại Hong Kong hôm 30/10, hưởng thọ 94 tuổi.

Bảo Nam

Những game nổi tiếng được chuyển thể từ truyện Kim Dung

Đăng Nguyên


Thiên Long Bát Bộ, Cửu Âm Chân Kinh, Võ Lâm Truyền Kỳ... là các game online "ăn theo" tiểu thuyết Kim Dung đã thành công ở thị trường Việt Nam.

Thiên Long Bát Bộ



Trò chơi do công ty ChangYou (Trung Quốc) phát triển và phát hành tại Việt Nam vào giữa năm 2007. Từ đó đến nay, dù đã đổi qua tay đơn vị vận hành mới, đây vẫn là game cài đặt trên máy tính lâu đời nhất trên thị trường. Giai đoạn huy hoàng của game là từ năm 2010 đến 2011, khi lượng game thủ đăng nhập cùng lúc đạt gần 50.000 người.

Đây cũng được xem là game online bám sát cốt truyện của bộ tiểu thuyết kiếm hiệp cùng tên của nhà văn Kim Dung nhất. Người chơi được trải nghiệm cốt truyện theo dạng các trích đoạn nổi bật, mang tới cảm giác như đang được tham gia vào chính bộ tiểu thuyết mà mình yêu thích, với các nhân vật, địa danh, bộ võ công quen thuộc.

Cửu Âm Chân Kinh



Đây là trò chơi thuộc thể loại nhập vai trực tuyến nhiều người chơi trên PC, có đồ họa 3D do công ty Snail Game (Trung Quốc) phát triển. Trò này đã được ra mắt tại nhiều khu vực khác nhau, từ Bắc Mỹ, châu Âu cho tới Đông Nam Á.Tại Việt Nam, game được phát hành năm 2013 và vẫn đang hoạt động tốt. Tháng 1/2016, phiên bản di động đã được nhà sản xuất đưa lên chợ ứng dụng của Apple và Google.

Mang tên gọi của một bộ võ công nổi tiếng trong Anh Hùng Xạ Điêu, trò chơi tái tạo một cách hoàn hảo thế giới võ thuật cổ đại Trung Quốc, với đồ họa chi tiết và hệ thống chiến đấu chân thực. Hệ thống âm nhạc và các đoạn cắt cảnh cũng được nhà sản xuất chăm chút một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất là việc sở hữu kho tàng võ học đồ sộ và rất sát với các tiểu thuyết Kim Dung, với hơn 100 bộ võ công từ lớn đến nhỏ. Có thể nói, Cửu Âm Chân Kinh mang tới các trải nghiệm "như trong phim" dành cho những người hâm mộ thể loại kiếm hiệp.

Tiếu Ngạo Giang Hồ



Trò chơi do Perfect World (Trung Quốc) phát triển, được phát hành ở Việt Nam cuối năm 2013. Tại thời điểm ra mắt, đây là một trò chơi "bom tấn" với mức giá mua về được đồn đoán vào khoảng 16-18 tỷ đồng.

Game thuộc thể loại nhập vai trực tuyến, có đồ họa đẹp mắt và hệ thống tính năng phong phú. Cốt truyện được chuyển thể khá nguyên vẹn từ tiểu thuyết kiếm hiệp cùng tên của nhà văn Kim Dung. Tuy không quá nổi bật, trò chơi này vẫn tồn tại được gần 5 năm, với lượng game thủ quan tâm khá đông đảo.

Đầu năm nay, nhà sản xuất Perfect World đưa ra thông báo đóng cửa toàn bộ máy chủ của trò chơi trên phạm vi toàn cầu.

Mộng Võ Lâm



Đây là game mobile đồ họa 3D đầu tiên, có nội dung xoay quanh các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, do người Việt tự sản xuất. Được phát hành năm 2014, trò chơi lồng ghép nội dung từ nhiều bộ tiểu thuyết kiếm hiệp khác nhau của nhà văn Kim Dung, như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Thiên Long Bát Bộ... Mối quan hệ ràng buộc đan xen giữa các nhân vật cũng là tính năng quan trọng nhất của trò chơi, tạo sự liên kết chặt chẽ và xây dựng nên một thế giới võ lâm khá đặc thù.

Trò chơi này, cùng với Đại Minh Chủ (một game dạng thẻ tướng cũng có chủ đề ăn theo tiểu thuyết Kim Dung nhưng có đồ họa 2D), đã "vực dậy" nhà phát triển Việt khỏi thời kỳ khủng hoảng. Mộng Võ Lâm vẫn đang vận hành ổn định trên cả hai nền tảng iOS và Android.

Võ Lâm Truyền Kỳ



Trò chơi thuộc thể loại MMORPG, có tên gốc là Kiếm hiệp tình duyên Online do công ty KingSoft (Trung Quốc) phát triển. Thời kỳ "hoàng kim" của trò chơi là từ khi ra mắt tháng 3/2005 đến tháng 4/2014, với gần 20 triệu người chơi trên 86 máy chủ.

Là một trong những game online nổi tiếng nhất trên thị trường, đến nay vẫn còn vận hành, Võ Lâm Truyền Kỳ trên thực tế cũng được xây dựng phần nào dựa trên các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Tuy nhiên, trong trò chơi này, game thủ chỉ có thể thấy thấp thoáng bóng dáng các môn phái hay địa danh trong tiểu thuyết, chứ nội dung cốt truyện lại không được khai thác một cách sâu sắc.

Bảo Nam

Apple thiệt hại hàng tỷ USD vì gian lận tại Trung Quốc

Đăng Nguyên


Hối lộ, gian lận xảy ra nhiều tại Trung Quốc khiến Apple hạn chế mở rộng cửa hàng bán lẻ tại đây.

Trong khi Apple tiếp tục mở rộng phạm vi bán lẻ trên toàn cầu thì Apple Store tại Trung Quốc lại tăng trưởng chậm trong vài năm gần đây. Theo The Information, công ty công nghệ Mỹ đang phải đấu tranh với các vấn đề pháp lý, gian lận và tình hình cạnh tranh ngày càng cao tại quốc gia đông dân nhất thế giới.



Bên ngoài một Apple Store tại Trung Quốc. Ảnh: AppAdvice.


Một ví dụ là nhân viên chính phủ Trung Quốc thường hối lộ Apple với hi vọng nhận được các sản phẩm miễn phí. Ngoài ra, có những nhóm khai thác các chính sách và chương trình khuyến mại của Apple để chuộc lợi. Chẳng hạn chương trình "Back-to-school" sẽ tặng một chiếc tai nghe Beats khi học sinh, sinh viên mua một sản phẩm khác.

"Một buổi sáng, hai chiếc xe buýt chở 80 học sinh tới Apple Store tại Bắc Kinh, dẫn đầu bởi một người đàn ông cầm cờ như hướng dẫn viên du lịch. Một người đàn ông xếp hàng bên ngoài Apple Store và phát cho mỗi học sinh một con số. Người thứ hai phát thẻ tín dụng mỗi khi có học sinh được vào bên trong cửa hàng. Người thứ ba đợi bên ngoài để thu lại laptop và tai nghe", The Information đưa tin.

Những học sinh này được tuyển thông qua các nhóm trò chuyện liên kết với các trường đại học ở gần Bắc Kinh. Mỗi người đến sẽ được trả khoảng 10 USD tiền công. Mánh chuộc lợi từ chương trình khuyến mại của Apple đã diễn ra trên khắp các Apple Store tại Trung Quốc mỗi năm.

Bên cạnh đó, Apple còn phải đối mặt với tình trạng gian lận bảo hành iPhone tại Trung Quốc, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho công ty. Nhiều người mua hoặc ăn cắp iPhone, sau đó tháo các bộ phận có giá trị như CPU và màn hình ra rồi đem máy tới Apple Store và tuyên bố rằng thiết bị đã bị hỏng để yêu cầu được bảo hành. Các bộ phận bị tháo rời sau đó được bán trên thị trường chợ đen.

Yếu tố khác khiến Apple chậm mở thêm cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc là người dùng tại đây chủ yếu mua từ bên thứ ba. Theo các nguồn tin, doanh số bán hàng của Apple Store chỉ chiếm 10% tổng số thiết bị tiêu thụ tại Trung Quốc, 90% còn lại do bên cung cấp thứ ba, các trang thương mại điện tử và nguồn khác.

Trong 2016, Apple đã mở 17 cửa hàng tại Trung Quốc. Tuy nhiên 2017 và 2018 chỉ mở năm Apple Store. Thay vào đó, công ty công nghệ Mỹ chuyển hướng sang Hàn Quốc, Thái Lan và có thể sắp tới sẽ mở Apple Store tại Việt Nam.

"Apple đang tái định vị 42 cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc, một quốc gia với 1,4 tỷ dân, để phục vụ nhu cầu của người địa phương cũng như khách du lịch thay vì cố gắng mở thêm các địa điểm mới. Số lượng Apple Store ở Trung Quốc tương phản hoàn toàn với 270 điểm bán hàng ở Mỹ, nơi mà dân số chỉ bằng một phần tư Trung Quốc", The Information viết.

Bảo Anh

Tài sản tỷ phú công nghệ tăng giảm hàng tỷ USD mỗi ngày

Đăng Nguyên


CEO Facebook, Amazon, Apple, Alphabet và Netflix mất tổng cộng 16 tỷ USD trong hai phiên giảm kỷ lục của Wall Street giữa tuần.
Mối lo lãi suất tăng và tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã khiến chứng khoán Mỹ có hai phiên giảm điểm kỷ lục tuần này. Chỉ số S&P 500 chốt phiên thứ Tư mất tới 3,29%, Nasdaq giảm 4% và Dow Jones mất 3,15%. Đà bán tháo tiếp tục lan sang phiên sau, khi các chỉ số này giảm thêm 1% – 2%.

Ông chủ Amazon – Jeff Bezos là người thiệt hại nhiều nhất thế giới, khi mất tới gần 12 tỷ USD trong hai ngày vì cổ phiếu Amazon lao dốc. Theo sau là CEO Alphabet – Larry Page với 2,3 tỷ USD. Tài sản Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook cũng giảm 1,7 tỷ USD.

Trong khi đó, CEO Netflix và Apple thiệt hại nhẹ hơn. Reed Hastings và Tim Cook chỉ mất lần lượt 192 triệu USD và 11 triệu USD trong 2 ngày.



Ông chủ Amazon - Jeff Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Ảnh: AFP


Dĩ nhiên, so với tổng tài sản của họ, vài triệu hoặc thậm chí vài tỷ USD chỉ là con số khá nhỏ. Bên cạnh đó, đến phiên thứ Sáu, nhóm cổ phiếu công nghệ đã bật tăng trở lại.

Tài sản của Bezos tăng tới 5,4 tỷ USD hôm đó. Larry Page có thêm 1,24 tỷ USD. Zuckerberg và Hastings cũng có thêm gần 200 triệu USD.

Theo Bloomberg Billionaires Index, ông chủ Amazon vẫn là người giàu nhất thế giới, với 148 tỷ USD. Từ đầu năm, cổ phiếu Amazon đã tăng hơn 50%, bất chấp biến động trên thị trường tuần này.

Theo sau Bezos là đồng sáng lập Microsoft – Bill Gates với 95,2 tỷ USD và huyền thoại đầu tư – Warren Buffett với 85 tỷ USD. Các tỷ phú công nghệ cũng áp đảo top 10 với 6 đại diện.

Hà Thu (theo CNBC/Bloomberg)

Tăng trưởng người dùng của Facebook thấp hơn dự báo

Đăng Nguyên


Doanh thu quý III và lượng tăng trưởng người dùng của Facebook vẫn thấp hơn dự báo trước đó của giới phân tích.

Các nhà đầu tư đã thất vọng về doanh thu quý và lượng tăng trưởng người dùng của Facebook. 2018 là một năm đầy thách thức với Facebook khi công ty vướng phải các bê bối sử dụng dữ liệu sai mục đích, tin giả và nghi vấn can thiệp vào bầu cử.

Tổng doanh thu quý III của Facebook tăng 33% lên 13,73 tỷ USD, số người dùng hàng tháng đạt 2,27 tỷ, hàng ngày đạt 1,51 tỷ, tăng lần lượt 10% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cả hai thông số vẫn chưa bằng ước tính của các nhà phân tích. Trước đó, họ dự đoán, Facebook sẽ có 2,29 tỷ người dùng hàng tháng và 1,51 tỷ người dùng hàng ngày.

Hãng công nghệ của Zuckerberg ước tính có 2,6 tỷ người đang sử dụng Facebook, WhatsApp, Instagram hay Messenger mỗi tháng. Trong khi, mỗi ngày, hơn 2 tỷ người sử dụng ít nhất một ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook.

Debra Aho Williamson – nhà phân tích chính tại eMarketer nhận định, doanh thu của Facebook đang tăng trưởng với tốc độ tốt tại hai thị trường trọng điểm là Mỹ và Canada. “Nhìn chung, với những khó khăn mà Facebook phải đối mặt năm nay thì đây là một báo cáo tài chính khá tốt”, Williamson cho hay.

Quý trước là quãng thời gian thất vọng với Facebook. Công ty này cho biết, lượng người dùng tăng trưởng chậm và chi phí ngày càng tăng. Khi đó, CFO David Wehner đã cảnh báo, doanh thu hai quý cuối năm có thể giảm trong bối cảnh Facebook ưu tiên các định dạng mới như tính năng câu chuyện phổ biến và cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về quyền riêng tư.

Sau khi công bố báo tài chính quý III, cổ phiếu Facebook đã tăng 4% trong phiên giao dịch hôm qua.

Tú Anh (theo CNN)

Vì sao quà tặng cần được in logo, hình ảnh doanh nghiệp ?

Tuesday 30 October 2018 Đăng Nguyên

In quà tặng đã trở thành một phần quan trọng trong truyền thông. Thể hiện sự tri ân đến nhân viên, khách hàng, là hình thức quảng bá hình ảnh hiệu quả đến cộng đồng.Xưởng in quà tặng - In Đăng Nguyên chuyên nhận : in logo, in hình ảnh, in nhãn mác, in slogan lên các chất liệu khác nhau như: in trên kim loại, in trên nhựa, in trên da, in trên vải vải, in trên gốm sứ, in trên thủy tinh, pha lên, in lên mica…. Dịch vụ in quà tặng của Xưởng in quà tặng Hà Nội - In Đăng Nguyên sẽ mang thương hiệu và hình ảnh của quý khách hàng tới khắp mọi nơi.

Mẫu in logo lên sản phẩm làm quà tặng

In bút bi quà tặng
In lên bình giữ nhiệt
In lên cốc thủy tinh
In bìa sổ da làm quà tặng

Đến với Xưởng in quà tặng Hà Nội - In Đăng Nguyên hàng luôn yên tâm về tiến độ. Nhận hàng đúng hẹn cũng như đảm bảo chất lượng, giá thành phải chăng.

– Kỹ thuật in bằng công nghệ in hiện đại, với nhiều vật liệu khác nhau như: sứ, thủy tinh, kim loại, gỗ, nhựa, pha lê, vải…

– Màu in bền đẹp chính xác đến từng đường nét chi tiết nhỏ, hình ảnh rõ ràng không bị phai trong quá trình sử dụng lâu dài.

– Sử dụng hóa chất in an toàn, thân thiện với sức khỏe người sử dụng.

– Xưởng in quà tặng Hà Nội - In Đăng Nguyên cam kết dịch vụ với mức giá cạnh tranh.

– Hình ảnh, logo, họa tiết in theo đơn đặt hàng nhanh chóng chỉ mất 30 – 50 phút đã có thành phẩm.

– Dịch vụ chăm sóc chu đáo tận tình, tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình in thích hợp nhất.

– Đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của các sản phẩm sau khi in.

– In với số lượng lớn, vừa và nhỏ

Liên hệ khi có nhu cầu in quà tặng, quà tặng doanh nghiệp
Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – 0961 099 899 (Mr. Cương)
Email : indangnguyen@gmail.com - Website : https://dangnguyencompany.blogspot.com/
Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Tại tphcm : 53 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Những tiêu chí cơ bản của sổ da quà tặng, sổ bìa da cao cấp

Đăng Nguyên

Ngoài chất liệu làm sổ da cao cấp, thì còn các yếu tố quan trọng khác để đánh giá tốt nhất của một cuốn sổ bìa da. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để xác định được những điều mà khách hàng đang quan tâm :

một. Những đường may chỉ trên da: đối với những mẫu sổ da may chỉ, những đường may cực kỳ quan trọng, điều tạo nên thẩm mỹ cho cuốn sổ và độ chắc chắn:

sổ da Đăng Nguyên

– Chỉ may phải đều nhau: khoảng cách giữa các đường chỉ, khoảng cách từ đường chỉ tới biên của da,… phải đều nhau.
– Chỉ may phải là chỉ tốt, không sờn chỉ, bục chỉ
– May 1 lần: cuốn sổ đẹp chuyên nghiệp tất nhiên chỉ được gia công một lần và chính xác tương đối từng chi tiết, các bìa da may nhiều đi may lại nhiều lần sẽ để lại những lỗ li ti trên bề mặt. Như vậy không còn là dòng da tốt nhất nữa.

2.Tiêu chí tiếp theo chính là phần gia công hay kỹ thuật in ép trên da

2.a Dập chìm logo trên da
+ Logo dập chìm phải có độ lún cao nhưng không được quá sâu để không làm rách da.
+ Nội dung dập chìm phải sắc nét, không bị lệch, méo mó, nhàu nát
+ Màu của phần dập chìm phải gần với màu của da nhất.


Dập chìm logo trên bìa da simili

2.b Ép kim hay ép nhũ trên da
+ ép kim hiện tại thường sử dụng 2 màu chính đó là: ép kim vàng và ép kim bạc, Phần ép kim phải có ánh kim sáng.
+ Phần ép kim phải bám chắc vào phần bìa da
+ Màu sắc ép kim phải sắc nét, không long lỗ
+ Khi sờ vào phần ép kim, phần ánh kim không dính vào tay.


Bìa da ép nhũ vàng

Dựa vào 2 tiêu chí trên bạn đã có thể đánh giá chuyên nghiệp sổ da, qua đó cũng đánh giá được nhà sản xuất sổ da số 1 hay không để có các lựa chọn riêng cho mình.

công ty in ấn – In Đăng Nguyên, chuyên : sản xuất sổ tay, in menu bìa da, in bìa đựng bằng tốt nghiệp bằng da, phân phối đồ dùng bằng da theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó In Đăng Nguyên còn nhận : in trên mọi chất liệu, in catalogue nhanh, tờ rơi, broucher, profile, in card visit nhanh, in trên mica, in tài liệu, scan tài liệu…..

Để được tư vấn và báo giá chi tiết xin vui lòng liên hệ : 0914 006 627 (Mrs. Nga)0961 099 899 (Mrs. Mai)

Email : indangnguyen@gmail.com

Nếu bạn ngụ tại Hà Nội có thể đến địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Tại thành phố hồ chí minh có thể đến trực tiếp : 53 Hoàng Bật Đạt – Phường 15 – Quận Tân Bình – TP HCM

Facebook : https://www.facebook.com/indangnguyenhanoi/