Dịch vụ in tổng hợp : in trên áo, in mũ vải, in trên dây đeo thẻ

Tuesday 30 July 2019 Đăng Nguyên

Điểm chung của dịch vụ : in logo trên áo, in trên mũ vải và in trên dây đeo thẻ là sử dụng phương pháp : in logo trên vải. Tại công ty indangnguyen.com - chuyên dịch vụ in ấn tổng hợp, chúng tôi nhận làm các công việc như :

+ In logo lên áo vải, vải giả da, vải nỉ...với tất cả các kiểu như in áo thun, in áo sơ mi, in áo đồng phục, in áo bảo hộ

+ In mũ vải : in logo lên mũ vải, in chữ lên mũ vải với những hình dạng như mũ vải tròn, mũ lưỡi trai, mũ đồng phục....

+ In túi vải, in túi du lịch, in túi vải không dệt

+ In dây đeo thẻ : dây đeo thẻ vải satin, vải nilong, vải lụa........

1. Hình ảnh in logo lên áo :

In logo lên áo tại In Đăng Nguyên được sử dụng bằng kỹ thuật chuyển nhiệt : thời gian nhanh, dễ duyệt mẫu, màu sắc tươi.


In Đăng Nguyên In logo lên áo, in áo đồng phục, in áo phông, áo sơ mi lấy nhanh – giá cạnh tranh – số 1 hoàn hảo . Gọi ngay : 0914 006 627 – 0961 099 899 để biết thêm chi tiết.

2. Hình ảnh mẫu In logo lên mũ :

3. Hình ảnh In dây đeo thẻ

Tại địa chỉ thiết kế và in dây đeo thẻ của indangnguyen.com có tới hơn 100 mẫu dây đeo thẻ cao cấp có sẵn. Quý khách có thể đặt in và mua hàng trực tiếp tại địa chỉ bán hàng của chúng tôi, nếu khách hàng có nhu cầu in logo lên dây đeo thẻ, hãy liên hệ với bộ phận kinh doanh của chúng tôi để được báo giá in dây đeo thẻ theo yêu cầu.
Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com
Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Tại tphcm : 53 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Ngành công nghiệp 'cày view' ảo bùng nổ tại Trung Quốc

Saturday 27 July 2019 Đăng Nguyên

Đài truyền hình Trung Quốc CCTV khẳng định 90% số lượt xem của một số chương trình nổi tiếng trên các kênh video ở nước này là giả.

Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới với hơn 800 triệu người dùng, hình thành nên mô hình kinh doanh độc đáo - click farm - với các công cụ "cày cuốc" chính là smartphone. Theo Yahoo Finance, các "trang trại cày view ảo" đang trở thành một ngành công nghiệp trên Internet, lũng đoạn thị trường quảng cáo trực tuyến trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc.

Trong những "trang trại" này là hàng nghìn điện thoại Android và iOS - được xếp thành dãy trên các giá, được cắm sạc và lập trình để tìm kiếm, click và tải đi tải lại một ứng dụng nhất định. Mục đích để cải thiện kết quả tìm kiếm và tăng thứ hạng của phần mềm trên các kho ứng dụng.

Cày view ảo đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

"Cày view" ảo đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Khi một nền kinh tế số bị ám ảnh bởi các chỉ số traffic, các trang trại "cày view" không chỉ đóng vai trò quảng bá cho các ứng dụng nữa. Mọi người bắt đầu sử dụng nó để tăng số lượt xem cho các bài viết, video nhằm thu hút nhà quảng cáo hay được ưu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử.

Các smartphone được cài đặt để thực hiện các thao tác tự nhiên như một người dùng thật, như tìm kiếm các từ khóa nhất định, bấm vào ứng dụng, tải xuống và thậm chí viết bình luận, đánh giá tích cực cho ứng dụng đó.

Thiết lập một trang trại "cày view" đòi hỏi đầu tư cả về phần cứng và phần mềm. Mua hàng trăm chiếc iPhone, dù là hàng đã qua sử dụng, cũng không hề rẻ. Họ còn phải triển khai máy chủ và phần mềm để hack vào hệ thống kho ứng dụng. Một khoản tốn kém khác là mua Apple ID uy tín vì chúng được chấm điểm cao hơn so với một tài khoản mới lập.

Ở Trung Quốc, click farm hoạt động bất hợp pháp và luôn có nguy cơ bị phát hiện và bị chặn bởi các kho ứng dụng như Apple. Tuy nhiên, những trang trại như thế vẫn tồn tại nhiều ở Thẩm Quyến. Với các "chủ trại", đây là cuộc chiến không hồi kết với thuật toán liên tục được thay đổi, cải tiến của Apple. Trong một quảng cáo trên mạng, một người vận hành click farm tuyên bố đã cập nhật chương trình của mình để qua mặt Apple sau khi hãng này triển khai các công cụ phân loại lượt tải thật và ảo.

Trên các ứng dụng chat như QQ và WeChat, người dùng cũng lập các nhóm chat nhằm kêu gọi tham gia tải xuống và đánh giá một ứng dụng nào đó để được trả tiền. Chi phí trả cho người dùng thật như vậy thường cao hơn các dịch vụ click farm. Tuy nhiên, click farm vẫn được nhiều nhà phát triển ứng dụng và nhà sản xuất nội dung lựa chọn bởi nó hiệu quả nhanh, chi phí thấp và dễ dàng đưa sản phẩm của mình "lên top" trong thời gian ngắn.

7 Thất vọng công nghệ lớn nhất nửa đầu 2019

Đăng Nguyên

Samsung Galaxy Fold, Apple AirPods 2, iPod Touch 2019 và những thất vọng công nghệ lớn nhất nửa đầu 2019 - VnExpress Số Hóa

VNE

Apple chi 1 tỷ USD mua mảng chip mạng của Intel

Đăng Nguyên

Với việc mua lại mảng modem của Intel, Apple đang cho thấy tham vọng tự cung cấp loại linh kiện này thay vì phụ thuộc vào đối tác.

Apple vừa công bố phần lớn mảng hoạt động kinh doanh modem smartphone của Intel sẽ về tay công ty iPhone. Khoảng 2.200 nhân viên Intel sẽ gia nhập Apple, đi kèm các sở hữu trí tuệ, thiết bị và dịch vụ cho thuê. Giao dịch này có trị giá 1 tỷ USD, dự kiến hoàn tất vào quý IV/2019 hoặc sớm hơn tùy thuộc vào tiến trình chuyển giao.

Apple có tham vọng lớn khi mua mảng chip mạng của Intel.

Apple có tham vọng lớn khi mua mảng chip mạng của Intel.

Với số lượng sở hữu trí tuệ hiện có, Apple sẽ bổ sung một lượng lớn sáng chế liên quan đến công nghệ không dây, nâng số lượng bằng mà hãng sở hữu lên 17.000, chủ yếu về các giao thức, tiêu chuẩn di động, kiến trúc modem và cách hoạt động của modem trên smartphone.

Trong khi đó, phía Intel sẽ giữ lại một phần mảng chip mạng của mình, chủ yếu liên quan đến model cho sản phẩm không phải là smartphone, chẳng hạn PC, xe tự hành, thiết bị kết nối Internet...

Theo The Verge, thương vụ này đánh dấu bước tiến của công ty iPhone trong lĩnh vực modem cho thiết bị di động, đặc biệt là modem 5G. Hãng sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào những đối tác như Qualcomm, cũng như thành đối trọng của công ty này và các doanh nghiệp khác như Huawei, Samsung ở lĩnh vực chip mạng.

Sau khi thỏa thuận được công bố, cổ phiếu Apple tăng nhẹ 0,1%, trong khi Intel tăng tới 5,7%.

Trong cuộc chiến pháp lý nhiều năm với Qualcomm, Intel là lựa chọn duy nhất trong việc cung cấp chip mạng cho iPhone. IPhone 7 (2016) là smartphone đầu tiên dùng chip Intel, nhưng nó bị đánh giá không cao về tốc độ kết nối. Mãi đến tháng 4/2019, khi vấn đề kiện tụng được giải quyết, Apple ký hợp đồng mua trở lại modem của Qualcomm. Intel sau đó cũng tuyên bố ngừng kinh doanh modem cho thiết bị di động.

Bảo Lâm tổng hợp

Apple là công ty dùng năng lượng mặt trời nhiều nhất Mỹ

Đăng Nguyên

Với gần 400 megawatt (MW) điện, Apple vượt qua Amazon và Google để trở thành công ty tự cung cấp năng lượng mặt trời hàng đầu trong 2018.

Theo Hiệp hội ngành công nghiệp năng lượng mặt trời Mỹ (SEIA), tổng công suất lắp đặt và sử dụng nguồn năng lượng mặt trời của Apple đạt 393,3 MW - đủ để sạc hơn 60 tỷ smartphone trong một năm.

Các công ty dùng năng lượng mặt trời nhiều nhất Mỹ.

Các công ty dùng năng lượng mặt trời nhiều nhất Mỹ.

Kết quả trên phản ánh cam kết của Apple trước đó, khi khẳng định sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Năm ngoái, hãng chia sẻ với Fast Company rằng toàn bộ hệ thống từ trụ sở Apple Park đến các cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới đều tuân thủ dùng năng lượng thân thiện với môi trường, đồng thời vận động đối tác làm điều tương tự.

Riêng với Apple Park, từ khi "thai nghén" vào năm 2011 và khởi công vào 2013, Apple đã hướng đến sự gần gũi với tự nhiên và sử dụng năng lượng tái tạo. Khuôn viên trụ sở "phi thuyền" có 80% là không gian cây xanh. Nó có thiết kế mở, không cần sử dụng điều hòa không khí hoặc máy sưởi ấm. Phần mái được đặt tấm pin mặt trời công suất cao để phục vụ cho các hoạt động cần tới điện năng.

Theo sau Apple là Amazon với 329,8 MW, Target (242,4 MW) và Walmart (208,9 MW). Google cũng góp mặt trong bảng xếp hạng này ở vị trí thứ sáu (142,9 MW).

"Các công ty ngày càng chú trọng đến năng lượng mặt trời như một cách để tiết kiệm chi phí, cũng như bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu, tạo công ăn việc làm để thúc đẩy kinh tế địa phương", Abigail Ross Hopper, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SEIA, nhận xét.

Như Phúc (theo 9to5mac)

Camera quay lén bán tràn lan tại Trung Quốc

Đăng Nguyên

Máy ghi hình giấu trong ổ điện, ngụy trang dưới dạng đồng hồ báo thức và các loại camera bí mật khác có thể dễ dàng mua ở Trung Quốc.

Doanh số camera gián điệp liên tục tăng trưởng tại Thâm Quyến, nơi được coi là thiên đường công nghệ Trung Quốc, theo CCTV. Các phóng viên đã phát hiện nhiều nhà cung cấp camera bí mật, nó được ngụy trang dưới dạng bút bi, bật lửa, đồng hồ báo thức hay nhiều vật dụng khác.

Camera quay lén bán tràn lan tại Trung Quốc

Camera quay lén bán tràn lan tại Trung Quốc

Camera ngụy trang dưới dạng ổ điện. Video: CCTV

Một máy ghi hình lén được làm dưới dạng ổ cắm điện, có băng dính hai mặt để dễ dàng gắn lên tường. Thiết bị này có một lỗ cắm tích hợp camera, bên dưới là khe lắp thẻ nhớ SD và một cổng sạc. Camera quay lén này còn cho phép kết nối với smartphone để xem video thời gian thực.

Theo AbacusNews, các mẫu camera ngụy trang có thể mua tại những cửa hàng công nghệ ở Thâm Quyến. Thậm chí, những người bán hàng bên lề đường cũng quảng cáo về các thiết bị định vị, camera quay lén hay các dụng cụ để gian lận khi chơi bài.

Những mẫu máy ghi hình bí mật cũng có thể tìm thấy trên một số trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc. Ngoài ra, sản phẩm này còn được rao trên mạng xã hội, trong đó có Douyin, phiên bản tiếng Trung của ứng dụng TikTok.

Hàng loạt video quay lén bị phát tán ở Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy sự phổ biến của thiết bị này ở đất nước tỷ dân. Nó đồng thời gióng hồi chuông cảnh báo về quyền riêng tư và sự an toàn của mọi người.

Tháng 5, một người dùng dịch vụ thuê phòng AirBnB đồng thời là chuyên gia công nghệ, đã tìm thấy camera giấu trong bộ phát Wi-Fi. Tháng 6, một camera khác bị phát hiện trong phòng thay đồ của Uniqlo ở Thâm Quyến. Cảnh sát Trịnh Châu cũng bắt một quản lý khách sạn do 80% phòng ở đây có camera quay lén.

Bảo Anh (theo AbacusNews)

Án phạt 5 tỷ USD của FTC với Facebook 'như một trò đùa'

Đăng Nguyên

5 tỷ USD là mức kỷ lục FTC đặt ra với một công ty công nghệ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Facebook phải bị phạt 50 tỷ USD.

Sau những tin đồn từ cuối tuần trước, ngày 24/7, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) chính thức thông qua án phạt dành cho Facebook với 3 phiếu thuận và 2 phiếu chống.

Tuy nhiên, theo Tech Crunch, 5 tỷ USD nghe có vẻ rất lớn, nhưng chỉ như một trò đùa với Facebook. Mạng xã hội này có thể nhanh chóng kiếm được nhiều hơn số tiền đó chỉ trong một tháng. Doanh thu quý II/2019 của Facebook đạt gần 16,9 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Quan trọng hơn, án phạt gần như không tác động gì tới hoạt động kinh doanh của Facebook.

Facebook giàu có nhờ nguồn thu lớn từ quảng cáo, trong đó có việc cho phép bên thứ ba thu thập trái phép dữ liệu của người dùng để quảng cáo mục tiêu. Theo Rohit Chopra, Ủy viên bỏ phiếu chống của FTC, "phạm luật phải gánh hậu quả cao hơn là tuân thủ luật". Nói cách khác, bạn không thể trộm 100 USD, sau đó trả khoản phạt 50 USD để thoát tội.

"Thực tế, giá cổ phiếu của Facebook đã tăng ngay sau khi thông tin về số tiền 5 tỷ USD được tiết lộ, cho thấy thị trường tin rằng mức phạt như thế không đủ răn đe", Ủy viên bỏ phiếu chống thứ hai là Rebecca Kelly Slaughter nói.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn cũng lên tiếng chỉ trích và cho rằng Facebook đáng ra nên bị phạt 50 tỷ USD.

Ảnh: RTE.

Ảnh: RTE.

FTC cũng bị cho là điều tra và kết luận quá vội vàng trong khi sai phạm của Facebook phức tạp và diễn ra trong nhiều năm. Ngoài ra, Ủy ban này không yêu cầu phế truất CEO Mark Zuckerberg hay COO Sheryl Sandberg và cũng không có lãnh đạo nào của Facebook phải chịu trách nhiệm vì chính sách lỏng lẻo đã gây ra bê bối làm lộ thông tin cá nhân của hàng chục triệu người dùng.

Facebook sẽ phải tái cấu trúc ban giám đốc, có ủy ban bảo mật độc lập, loại bỏ quyền kiểm soát của Zuckerberg liên quan tới quyền riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, án phạt không làm thay đổi cơ chế kinh doanh và cách thức kiếm tiền của mạng xã hội lớn nhất thế giới, vốn dựa trên việc thu thập dữ liệu cá nhân của hàng tỷ người dùng. Họ sẽ vẫn tiếp tục phân tích khai thác những dữ liệu này để phục vụ các quảng cáo mục tiêu, cá nhân hóa.

Các ông lớn công nghệ sẽ bị chính phủ Mỹ điều tra những gì

Đăng Nguyên

Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) sẽ xem xét liệu Facebook, Google, Apple, Amazon... Có vi phạm luật chống độc quyền và vi phạm cụ thể ở những hoạt động nào.

DOJ được cho là đang điều tra xem các nền tảng trực tuyến liên quan tới "tìm kiếm, mạng xã hội và một số dịch vụ bán lẻ online" có phạm luật cạnh tranh và gây hại cho người dùng. Dù không đề cập cụ thể, giới phân tích cho rằng những cái tên mà DOJ đang nhắm tới là Facebook, Apple, Google và Amazon.

Ảnh: Reuters.

Ảnh: Reuters.

Reuters chỉ ra những hành vi sẽ bị tập trung điều tra của các công ty này:

Google

Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến tập trung vào các cáo buộc rằng Google gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh khi ưu tiên hiển thị dịch vụ, sản phẩm do chính Google phát triển trong các kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, hãng Internet Mỹ cũng bị kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động quảng cáo và nền tảng di động Android.

Google cũng đối mặt với những chỉ trích khi lợi dụng sự thống trị trong mảng quảng cáo trực tuyến. Liên minh châu Âu EU cũng từng phạt Google 5 tỷ USD năm 2018, yêu cầu hãng ngừng sử dụng nền tảng Android để ngăn chặn đối thủ cạnh tranh. Các nhà chức trách châu Âu cho rằng Google đã có hành vi trái phép như ép các hãng sản xuất thiết bị Android phải cài sẵn một loạt ứng dụng của Google trên máy và không được cài trước ứng dụng của đối thủ. Google hứa hẹn trên blog rằng sẽ đảm bảo người dùng Android biết họ có các lựa chọn ứng dụng khác để download về máy.

Ngoài ra, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa của Mỹ phê phán Google và các công ty công nghệ "lợi dụng quyền lực của mình để kiểm duyệt và thiên vị trong các nội dung mang tính chính trị".

Facebook

Facebook cũng đối mặt với không ít cáo buộc độc quyền khi mà họ đang sở hữu tới 2,41 tỷ người dùng hàng tháng, tương đương một phần ba dân số thế giới.

Năm 2012, Facebook mua ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram - một trong những đối thủ của Facebook lúc đó. Tới 2014, họ mua tiếp một đối thủ khác là nền tảng nhắn tin WhatsApp. Hồi tháng 5, Chris Hughes, đồng sáng lập Facebook, cho rằng mạng xã hội này đang vượt quá tầm kiểm soát của Mark Zuckerberg và đã đến lúc cần tách nhỏ Facebook, Instagram và WhatsApp để dễ quản lý hơn.

Facebook cũng bị tố sao chép lộ liễu tính năng Stories của đối thủ Snapchat.

Amazon

Ở Mỹ, một nửa số giao dịch mua sắm trực tuyến diễn ra trên Amazon. Hệ thống thương mại điện tử này bị cáo buộc chèn ép các nhà bán hàng bên thứ ba trên nền tảng. Những người này phải trả tiền quảng cáo để cạnh tranh với các đại lý bên thứ nhất hoặc với các mặt hàng được dán nhãn của riêng Amazon.

Trước đó, Liên minh châu Âu cũng mở cuộc điều tra trước nghi vấn Amazon lưu trữ và sử dụng dữ liệu của các công ty kinh doanh trên nền tảng của họ nhằm tìm hiểu thông tin khách hàng, từ đó tạo ra những sản phẩm cạnh tranh.

Apple

Thông tin về cuộc điều tra chống độc quyền của chính phủ Mỹ đối với các hãng công nghệ đã xuất hiện từ tháng 6 và khi đó, Tim Cook, CEO Apple cho rằng họ không độc quyền vì thị phần của hãng rất khiêm tốn, không thống trị ở bất cứ thị trường nào.

Tuy nhiên, "sự độc quyền" ở đây không nhất thiết phải gắn với doanh số iPhone. Tháng trước, hai nhà phát triển iOS nộp đơn lên tòa án San Jose, California (Mỹ) tố Apple chèn ép trong việc phân phối và thu phí ứng dụng. Để ứng dụng của mình được duyệt lên kho, nhà phát triển phải trả phí 99 USD hàng năm và chia sẻ 30% doanh thu ứng dụng cho Apple.

Liên minh châu Âu cũng nhận được đơn khiếu nại của dịch vụ âm nhạc Spotify về việc Apple thu của các nhà phát triển ứng dụng 30% doanh thu. Spotify buộc phải nâng giá dịch vụ của họ trên App Store để đảm bảo lợi nhuận, đồng nghĩa phí thuê bao đắt hơn của Apple Music trên kho ứng dụng này.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của bang Massachusett (Mỹ) cho rằng Apple không nên mở ra một cái chợ (ý nói App Store) rồi tự họ lại bán các mặt hàng của mình trên đó.

Facebook thừa nhận bị điều tra về chống độc quyền

Đăng Nguyên

Facebook cho biết đã nhận được thông báo điều tra chống độc quyền từ FTC vào tháng 6 và bị giám sát ở cường độ cao thời gian sau đó.

Ảnh: CNBC.

Ảnh: CNBC.

"Vào tháng 6, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) thông báo sẽ mở cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào chúng tôi. Các hãng công nghệ trực tuyến và Facebook đã bị giám sát chặt chẽ về mặt pháp lý trong quý vừa qua", trích một phần nội dung báo cáo thu nhập mới nhất của Facebook vừa công bố hôm 24/7.

Bên cạnh đó, Facebook tiết lộ Bộ Tư pháp Mỹ sẽ bắt đầu có đánh giá chống độc quyền đối với những nền tảng trực tuyến hàng đầu trên thị trường. Tuy vậy, chi tiết về các công ty nằm "trong tầm ngắm" đã không được đề cập.

Trong một tuyên bố với CNBC, FTC thừa nhận đang điều tra các công ty công nghệ Mỹ. "Đến mức mà Facebook công khai rằng FTC có một cuộc điều tra về chống độc quyền, chúng tôi xác nhận điều đó đang được thực hiện", đại diện FTC nói.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm qua 24/7 cũng cho biết đang xem xét "mối quan tâm chống độc quyền tiềm năng từ các hãng công nghệ lớn của Mỹ". Dù không nhắc trực tiếp doanh nghiệp nào, một số dự đoán cho rằng cơ quan này đang nhắm đến Google, Facebook, Amazon và Apple.

Trước đó, FTC đã đưa ra khoản tiền phạt 5 tỷ USD đối với Facebook sau một năm điều tra về vấn đề bảo mật và bê bối Cambridge Analytica. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hình phạt trên không đủ sức răn đe với Facebook. Thực tế, hình phạt khiến giá cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới tăng nhẹ sau đó.

Bảo Lâm (theo CNBC)

Huawei tăng 30% doanh thu bất chấp lệnh cấm của Mỹ

Đăng Nguyên

Việc bị đưa vào danh sách đen của Mỹ tác động không nhỏ, nhưng Huawei vẫn duy trì mức tăng trưởng hai chữ số trong nửa đầu năm nay.

Doanh thu của Huawei trong quý đầu năm tăng 39% nhưng chậm lại vào tháng 5 và tháng 6, sau khi Mỹ cấm các công ty trong nước hợp tác kinh doanh với Huawei. Dù vậy, mức tăng doanh thu nửa đầu năm của hãng công nghệ Trung Quốc vẫn đạt 30%.

Doanh thu của Huawei vẫn tăng trưởng hai chữ số sau lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Mobileworldlive

Doanh thu của Huawei vẫn tăng trưởng hai chữ số sau lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Mobileworldlive

Kết quả trên đạt được nhờ Huawei mới ký 50 hợp đồng thương mại 5G với 28 nhà khai thác ở châu Âu. Chủ tịch luân phiên Ken Hu cho rằng việc triển khai mạng di động thế hệ mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng hai chữ số của Huawei trong năm 2019.

Với nỗ lực xây dựng giải pháp thay thế hệ điều hành Android, công ty Trung Quốc đã huy động khoảng 10.000 nhà phát triển làm việc ba ca một ngày, theo Bloomberg. Huawei cũng giảm 600 vị trí tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình ở Mỹ. Họ sẽ thuê 20-30 nhà nghiên cứu hàng đầu với mức lương tới 300.000 USD mỗi năm, theo SCMP.

Giữa tháng 6, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết năm nay họ có thể mất 30 tỷ USD doanh thu vì lệnh cấm của Mỹ. Ông cũng dự báo số smartphone Huawei bán ra trên thị trường quốc tế giảm 40%.

Từ 16/5, Mỹ cấm các doanh nghiệp trong nước làm ăn với Huawei. Đến cuối tháng 6, sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán sản phẩm cho Huawei. Bộ thương mại Mỹ sẽ cấp giấy phép cho những mặt hàng được xác định là không đe dọa an ninh quốc gia.

Bảo Anh (theo MobileWorldLive)

Mark Zuckerberg sẽ không còn quyền giám sát người dùng Facebook

Đăng Nguyên

CEO mạng xã hội lớn nhất thế giới bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tước quyền kiểm soát liên quan đến quyền riêng tư của người dùng.

Hình thức xử lý với Facebook sau bê bối Cambridge Analytica đã được Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) thông qua. Cơ quan quản lý yêu cầu Facebook tái cấu trúc ban giám đốc, buộc phải có ủy ban bảo mật độc lập. FTC cho biết ủy ban này sẽ tước bỏ quyền kiểm soát của CEO Mark Zuckerberg liên quan đến quyền riêng tư của người dùng, chịu trách nhiệm chỉ định nhân viên tham gia vào chương trình bảo mật của Facebook.

Các yêu cầu khác bao gồm tăng cường giám sát của Facebook với ứng dụng do bên thứ ba phát triển, cấm lấy số điện thoại của người dùng cho mục đích bảo mật rồi lại dùng nó để bán quảng cáo. Mạng xã hội lớn nhất cũng được yêu cầu minh bạch việc lấy dữ liệu khuôn mặt người dùng, thiết lập chương trình bảo mật mới, toàn diện, mã hóa và thường xuyên kiểm tra bất thường về mật khẩu của người dùng.

CEO Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica. Ảnh: WSJ

CEO Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica. Ảnh: WSJ

"Trong tương lai, khi chúng tôi ra một tính năng mới hoặc sửa đổi tính năng hiện hành để có thể sử dụng dữ liệu theo cách mới, Facebook sẽ phải lưu ý mọi rủi ro và chúng tôi đang thực hiện các bước để giảm chúng", CEO Mark Zuckerberg viết trên Facebook. "Chúng tôi hi vọng hàng trăm kỹ sư và hàng nghìn nhân viên của toàn công ty sẽ thực hiện công việc quan trọng này".

Ngoài ra, Facebook còn phải nộp phạt kỷ lục 5 tỷ USD. "Đây là mức phạt lớn nhất từng được áp dụng với bất kỳ công ty nào vi phạm quyền riêng tư của người dùng và lớn gấp gần 20 lần mức phạt kỷ lục trước đây liên quan đến bảo mật hay quyền riêng tư được áp dụng trên toàn cầu", FTC cho biết.

Hai thành viên của FTC, Rohit Chopra và Rebecca Kelly Slaughter, cho rằng hình phạt trên không đủ sức răn đe với Facebook. "Trường hợp này rất khỏ để định lượng khoản tiền thiệt hại do vi phạm gây ra nhưng có lý do chính đáng để thấy rằng mức phạt 5 tỷ USD với Facebook là không đáng kể", Slaughter nói với CNBC.

Năm 2012, Facebook cam kết với FTC rằng sẽ không chia sẻ dữ liệu của người dùng với bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của họ. Tuy nhiên đến tận 2015, Facebook mới thực sự chặn quyền truy cập của Cambridge Analytica. FTC mở cuộc điều tra liên quan tới các hoạt động dữ liệu của Facebook vào 3/2018, một tuần sau khi có thông tin về vụ Cambridge Analytica thu thập dữ liệu của hàng chục triệu người dùng Facebook.

Bảo Anh (theo BusinessInsider)

Mạng xã hội Gapo có hơn 200.000 người đăng ký sau 2 ngày

Đăng Nguyên

Để đáp ứng lượng người dùng lớn, Gapo cho biết đang liên tục nâng cấp hệ thống, sau khi ra mắt hôm 23/7.

Hôm 23/7, Công ty cổ phần công nghệ Gapo đã ra mắt mạng xã hội cùng tên tại Hà Nội. Theo doanh nghiệp, sau hai ngày ra mắt đã có 200.000 người đăng ký và đây là một sân chơi mới cho giới trẻ thỏa sức sáng tạo và thể hiện cá tính riêng.

"Đội ngũ Gapo có lộ trình phát triển sản phẩm rõ ràng. Tôn chỉ và giá trị cốt lõi của chúng tôi luôn coi người dùng là trọng tâm. Do đó, Gapo được tung ra sớm, để hiểu người dùng muốn gì. Từ đó, chúng tôi sẽ hoàn thiện sản phẩm từ phản hồi của cộng đồng, xây dựng thêm tính năng mới", ông Hà Trung Kiên, Tổng Giám đốc, đồng sáng lập Công ty cổ phần công nghệ Gapo cho biết.

Đại diện nhà phát hành cho biết Gapo tạo khác biệt so với mạng xã hội hiện có bằng cách cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Mỗi tài khoản được thỏa sức sáng tạo, để có trang cá nhân ưng ý, mang phong cách riêng.

Diễn viên Phương Oanh thích thú xây nhà mới trên mạng xã hội Gapo.

Diễn viên Phương Oanh thích thú xây nhà mới trên mạng xã hội Gapo.

Giao diện trang cá nhân có thể tuỳ biến với những hình nền, màu sắc không giới hạn để thể hiện thẩm mỹ và bản sắc riêng. Ở giai đoạn sau của dự án, người dùng có thể sử dụng thêm video, âm nhạc hoặc các dạng hình ảnh tương tác khác.

Mạng xã hội Gapo cũng cho phép người dùng định danh tài khoản để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Sau khi đăng ký định danh tài khoản trên Gapo, nhà phát hành sẽ đảm bảo các yếu tố bảo mật, an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc khách hàng cũng sẽ hỗ trợ phục vụ tốt, không chỉ đối với các cá nhân mà cả doanh nghiệp, KOLs, nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng có lượng người hâm mộ đông đảo, đại diện doanh nghiệp nói thêm.

Các bạn trẻ đều hào hứng trải nghiệm một mạng xã hội hoàn toàn mới.

Các bạn trẻ đều hào hứng trải nghiệm một mạng xã hội hoàn toàn mới.

Một điểm chung của Gapo với các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram là có thể kết nối bạn bè, trao đổi trò chuyện. Người dùng Gapo tương tác với nhau thông qua những tính năng đăng bài, bình luận, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc.

Gapo hiện dẫn đầu kho ứng dụng của Apple với 200.000 người dùng. Doanh nghiệp cho hay, hệ thống đã được nâng cấp liên tục để đáp ứng số lượng lớn người truy cập, đăng ký tài khoản trên Gapo.

Download trải nghiệm ứng dụng Gapo tại đây

Facebook sử dụng số điện thoại người dùng sai mục đích

Đăng Nguyên

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đang xác minh việc Facebook không minh bạch về cách họ khai thác số điện thoại của các thành viên.

Số điện thoại vốn được người sử dụng đăng ký để xác thực bảo mật hai lớp. Tuy nhiên, theo Washington Post, mạng xã hội lớn nhất thế giới được cho là đã lừa dối người dùng khi cho phép một số nhà quảng sử dụng thông tin này để quảng cáo mục tiêu.

FTC cũng đang xem xét một đơn khiếu nại chưa được công bố khác liên quan tới hệ thống AI nhận diện khuôn mặt, được Facebook xây dựng để hỗ trợ người dùng tag bạn bè vào bức ảnh mà họ chụp. Facebook bị tố không cung cấp đầy đủ thông tin tới 30 triệu người sử dụng rằng họ hoàn toàn có thể tắt tính năng tự động gắn thẻ (tag) vào ảnh này.

Trước đó, báo New York Times cũng chỉ trích rằng với việc triển khai công cụ nhận diện khuôn mặt, Facebook đang quét lại toàn bộ ảnh và video cá nhân của người dùng mà không hề nhận được sự đồng thuận.

Cả Facebook và FTC đều chưa phản hồi về thông tin trên.

Ảnh: AP.

Ảnh: AP.

Ngày 12/7, FTC quyết định phạt Facebook 5 tỷ USD vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng, bắt nguồn từ vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica. Điều tra sơ bộ xác định, chính sách lỏng lẻo của mạng xã hội này đã tạo điều kiện cho một học giả lấy thông tin của hàng chục triệu người dùng mà họ không hay biết.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng khoản tiền này chưa đủ để răn đe một công ty có quy mô lớn như Facebook. Thực tế, sau khi án phạt được công bố, Phố Wall đã "ăn mừng" và giá cổ phiếu Facebook tăng nhẹ 1,81%, giúp Mark Zuckerberg, CEO Facebook, có thêm một tỷ USD.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cũng đang đưa hàng loạt công ty liên quan đến "tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội và một số dịch vụ bán lẻ trực tuyến" vào danh sách điều tra sau một số cuộc thăm dò trên diện rộng. Dù không nhắc đến tên bất cứ doanh nghiệp nào, giới phân tích cho rằng DOJ đang nhắm đến Facebook, Google, Amazon và Apple.

Dịch vụ ATTT tiêu biểu sẽ được ưu tiên dùng trong cơ quan nhà nước

Đăng Nguyên

Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin được bình chọn chất lượng cao có cơ hội được triển khai trong hệ thống thông tin cấp độ ba trở lên.

Ngày 24/7, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chương trình Bình chọn sản phẩm, dịch vụ An toàn thông tin 2019. Ba danh hiệu sẽ được trao bao gồm Sản phẩm an toàn thông tin (ATTT) chất lượng cao, Sản phẩm ATTT mới xuất sắc và Dịch vụ ATTT tiêu biểu.

Dựa trên kết quả của chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu để đưa vào Danh mục các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT mạng nội địa ưu tiên sử dụng trong các hệ thống thông tin cấp độ ba trở lên và các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, khẳng định an toàn an ninh mạng là vấn đề đang được Bộ Thông tin và Truyền thông đặc biệt quan tâm với hai chủ trương lớn. Thứ nhất là chương trình "Make in Vietnam" với mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp về ATTT. Thứ hai là đưa Việt Nam thành một trung tâm về an toàn an ninh mạng ở khu vực Đông Nam Á. Để trở thành trung tâm, Việt Nam cần đó những doanh nghiệp an ninh mạng lớn, có doanh thu cao, có sản phẩm, dịch vụ được khu vực biết đến.

Theo ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành VNISA, chương trình bình chọn không chỉ nhằm nâng cao nhận thức về ATTT, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp ATTT Việt Nam mở rộng thị trường.

Các sản phẩm, dịch vụ đạt danh hiệu sẽ được VNISA giới thiệu trực tiếp đến hơn 2.000 cơ quan thuộc Bộ, ban, ngành từ trung ương tới địa phương, các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn trên cả nước.

Chương trình Bình chọn sản phẩm, dịch vụ An toàn thông tin bắt đầu được tổ chức từ năm 2016, vinh danh 16 sản phẩm ATTT chất lượng cao, 10 dịch vụ ATTT tiêu biểu và 7 sản phẩm ATTT mới xuất sắc của các doanh nghiệp như Viettel, FPT, BKAV, CMC, CyRadar...

Năm nay, thời gian tiếp nhận nhận hồ sơ tham gia kéo dài đến 15/8. Lễ công bố và trao danh hiệu dự kiến diễn ra ngày 29/11 tại Hà Nội.

Italia đề xuất xem chứng nghiện điện thoại cũng như nghiện ma túy

Đăng Nguyên

Thứ Tư, ngày 24/07/2019 08:32 AM (GMT+7)

Italia đề xuất xem chứng nghiện điện thoại cũng như nghiện ma túy - 1

Vittoria Casa, một thành viên của đảng Five Star theo chủ nghĩa dân túy cầm quyền, cho biết việc sử dụng điện thoại ở tuổi thanh thiếu niên đang "ngày càng tệ hơn và nó phải bị xem như một cơn nghiện”.

"Chúng tôi đồng ý với các nghiên cứu cho thấy việc mong đợi các “lượt thích” (like) khi đăng lên mạng xã hội sẽ kích hoạt chất hóa học dopamine trong não. Nó giống như đánh bạc", bà nói. Dự luật trích dẫn số liệu rằng tám trong mười thanh thiếu niên Ý sợ mất điện thoại và không được kết nối với internet, còn được gọi là chứng "nomophobia".

Casa nói thêm rằng thanh thiếu niên như "ma cà rồng", dán mắt vào màn hình xuyên đêm. "Chứng ma cà rồng đó khiến các em rất lo lắng và thờ ơ vào ngày hôm sau ở trường", bà nói.

Dự luật sẽ cung cấp các khóa học ở trường về sự nguy hiểm của chứng nghiện điện thoại, một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm vào phụ huynh, học sinh và thậm chí sẽ "cải tạo" các em bị nghiện trong các trung tâm y tế. Dự luật cũng sẽ yêu cầu cảnh sát Ý giám sát việc sử dụng điện thoại quá mức.

Trong khi một số nghiên cứu có đề cập đến mối tương quan giữa việc sử dụng điện thoại và chứng nghiện, một số học giả tỏ ra nghi ngờ.

Andrew Przybylski, một nhà tâm lý học thực nghiệm tại Viện Internet Oxford ở Anh, bày tỏ nghi ngờ nghiêm trọng về dự luật.

"Luật này và những luật khác kiểu đó là một ý tưởng khá tồi tệ", ông nói. Przbylski hoài nghi về các khoa học và phương tiện truyền thông xung quanh các nghiên cứu về nghiện điện thoại hoặc internet. "Không có bằng chứng cho thấy mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn, thay vào đó là những bất cập của các trò chơi video bạo lực trên mạng Internet. Các ứng dụng và tính năng của điện thoại và các công nghệ kỹ thuật số rất khác nhau và có thể là công cụ vừa tốt vừa xấu, tùy theo cách sử dụng".

Khi xâm nhập vào hệ thống, mã độc có thể giúp hacker thu thập dấu vân tay, chụp ảnh màn hình, lấy cắp tập tin từ xa,...

sự kiện Công nghệ

Lộ hình ảnh thật đường đua F1 Việt Nam: Giật mình “bùng binh thần thánh”

4 “Ông lớn” công nghệ lao đao trước luật chống độc quyền

Đăng Nguyên

Thứ Bảy, ngày 20/07/2019 06:00 AM (GMT+7)

Vào hôm thứ ba vừa qua, các giám đốc điều hành từ các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã xuất hiện trước một tiểu ban chống độc quyền của Quốc hội và trả lời các câu hỏi về thực tiễn và sức mạnh thị trường của họ. Các giám đốc điều hành từ Apple, Amazon, GoogleFacebook đã tham dự, phải đối mặt với các câu hỏi về "tác động của sức mạnh thị trường của các nền tảng trực tuyến đối với sự đổi mới và tinh thần kinh doanh".

4 “ông lớn” công nghệ lao đao trước luật chống độc quyền - 1

Facebook, Google, Amazon và Apple đang phải làm chứng về những lo ngại chống độc quyền.

Các công ty như Facebook, Google, Apple và Amazon gần đây đã bị kiểm tra gắt gao từ các nhà quản lý và thậm chí còn bị đặt ra nghi vấn: liệu quy mô hoặc tác động của các hãng này có làm tổn hại đến cạnh tranh và sự lựa chọn của người tiêu dùng hay không.

Cuộc tranh luận về việc chính phủ có nên can thiệp và khiến các công ty công nghệ lớn phải điều chỉnh hay không là một vấn đề lớn và phức tạp mà không có câu trả lời rõ ràng. Tất nhiên, các công ty công nghệ lớn nhất cần phải ra sức bảo vệ các hoạt động kinh doanh của mình hơn bao giờ hết.

Một cuộc gọi cho quy định

Trong số những người đặt ra thách thức lớn nhất đối với những “người khổng lồ” công nghệ này là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020. Bà đã đề xuất một kế hoạch sâu rộng vào tháng 3, khiến các công ty công nghệ lớn phải điều chỉnh. Kế hoạch của bà xoay quanh hai bước chính: phân loại các công ty công nghệ lớn có doanh thu toàn cầu hàng năm từ 25 tỷ USD trở lên là "nền tảng tiện ích" và đảo ngược một số vụ mua lại công nghệ lớn.

Đây là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy các cơ quan quản lý Mỹ đang đàn áp các “ông trùm” công nghệ lớn. Theo báo cáo từ The Washington Post và The Wall Street Journal, Bộ Tư pháp Mỹ được cho là đang lên kế hoạch khởi động một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google liên quan đến bộ phận tìm kiếm giữa các doanh nghiệp khác. Theo Reuters, Cơ quan này cũng đã được cấp phép điều tra Apple.

4 “ông lớn” công nghệ lao đao trước luật chống độc quyền - 2

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren.

Ủy ban châu Âu cũng đang chuẩn bị xem xét Apple sau khi Spotify đệ đơn khiếu nại vào tháng 3. “Gã khổng lồ” phát nhạc Thụy Điển cáo buộc Apple đã gây khó khăn trong việc cạnh tranh trong App Store bằng cách tính phí 30% cho các giao dịch mua được thực hiện thông qua cửa hàng kỹ thuật số.

Ủy ban Thương mại Liên bang gần đây cũng đã có đủ thẩm quyền xem xét liệu Facebook và Amazon có tham gia vào các hoạt động kinh doanh chống cạnh tranh hay không.

Đây không phải là lần đầu tiên các công ty công nghệ bị vướng vào các mối quan tâm chống độc quyền. Theo ông Daniel O'Brien, giám đốc chiến lược của Electronic Frontier Foundation, sự chú ý ngày càng tăng từ các nhà quản lý Mỹ trong những năm gần đây có thể được liên kết với các nền tảng công nghệ có vai trò ngày một phổ biến đã đóng vai trò quan trọng trong chính trị và các khía cạnh khác của xã hội.

Facebook, Google, Apple và Amazon phải tự bảo vệ

Facebook, Google và Apple đã giải quyết các mối quan ngại theo cách riêng của mình thông qua một loạt các tuyên bố công khai và các cuộc phỏng vấn truyền thông. Và dường như có một chủ đề chung giữa các quan điểm này rằng nền tảng và công nghệ của các hãng có lợi cho ngành công nghiệp và có rất nhiều cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ bất chấp quy mô và ảnh hưởng của các công ty này.

Đáp lại khiếu nại của Liên minh châu Âu của Spotify, “Táo Khuyết” đã công khai tranh luận về những cáo buộc rằng các chính sách của App Store đã kìm hãm sự cạnh tranh không công bằng. Hãng này chỉ ra rằng hãng không thu phí từ hầu hết các ứng dụng trong App Store (84% không trả phí cho Apple) và mô hình chia sẻ doanh thu của hãng chỉ áp dụng cho một phần đăng ký của Spotify. Ngoài ra, mức phí 30% - giảm xuống 15% sau năm đầu tiên đăng ký là công bằng khi xem xét Apple kết nối Spotify với người dùng và cung cấp một hệ thống ổn định để thanh toán, cùng với các lợi ích khác.

Apple gần đây cũng đã tung văn bản một trang trên trang web của mình, phác thảo các nguyên tắc của App Store, trong đó nhấn mạnh các ứng dụng mà công ty cạnh tranh trong nhiều danh mục bao gồm điều hướng, phát nhạc và lưu trữ đám mây.

Mặt khác, trong lá thư thường niên gửi các cổ đông được công bố vào tháng 4, Giám đốc điều hành Amazon - Jeff Bezos đã nhấn mạnh đến thành công mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trải nghiệm trên nền tảng của mình, là một động thái để khẳng định những lo ngại rằng Amazon đang phát triển quá mạnh. Tiếp đó, Bezos cũng mô tả Amazon là một "người chơi nhỏ" trong không gian bán lẻ trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Google và Facebook đã bày tỏ sẵn sàng chấp nhận quy định của chính phủ, nhưng họ không tham gia vào việc "chia nhỏ" các công ty của mình.

Giám đốc điều hành Google - Sundar Pichai gần đây đã khuyến khích sự giám sát của các công ty công nghệ lớn và trao đổi với CNN Business rằng công ty của ông sẽ "tham gia xây dựng vào các cuộc thảo luận này". Nhưng ông nói thêm rằng "quy mô lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích", cho phép công ty đầu tư sâu vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Ông Pichai cũng cho biết việc áp đặt các quy định có thể gây ra "hậu quả không lường trước".

Phát biểu tại Lễ hội ý tưởng Aspen tuần trước, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã nhắc lại việc “chia nhỏ” Facebook sẽ là một ý tưởng tồi. Tương tự như phản ứng của Pichai, Zuckerberg nói rằng việc triệt hạ “gã khổng lồ” mạng xã hội có thể khiến công ty gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề, như đảm bảo nội dung độc hại không xuất hiện trên nền tảng và ngăn chặn can thiệp bầu cử.

Zuckerberg cũng cho biết các nền tảng khác không thuộc sở hữu của Facebook - như Reddit và Twitter cũng đang phải vật lộn với các vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch và can thiệp bầu cử, bác bỏ quan điểm cho rằng hoạt động đó là duy nhất đối với Facebook vì có quy mô lớn.

Sự thay đổi trong quan điểm

Sự gia tăng mối quan ngại từ các cơ quan lập pháp cũng trùng khớp với sự thay đổi quan điểm giữa những “người khổng lồ” công nghệ như Facebook. Trong nhiều năm, công ty này đã lập luận rằng đó là một nền tảng công nghệ, không phải là một công ty truyền thông và do đó không nên chịu trách nhiệm về cách người dùng tương tác và những gì họ tung ra trên nền tảng.

Các công ty như Google và Facebook vẫn đang tìm ra cách đạt được sự cân bằng hợp lý giữa việc bẻ khóa nội dung độc hại và duy trì tự do ngôn luận trên nền tảng của mình. Giờ đây, cả hai hãng đã áp đặt các quy tắc và quy trình mới để cung cấp thêm thông tin về các bài đăng xuất hiện trên mạng của mình.

4 “ông lớn” công nghệ lao đao trước luật chống độc quyền - 3

Facebook bị chỉ trích nặng nề về quyền riêng tư.

Gần đây, Facebook đã chia sẻ chi tiết hơn về cách thức đo lường các tài khoản giả và lý do tại sao chọn quảng cáo một số bài đăng nhất định trong News Feed. Hồi đầu năm nay, YouTube cũng hạn chế sự có mặt của các nội dung vi phạm các nguyên tắc cộng đồng.

Hiện vẫn chưa rõ việc “chia nhỏ” các công ty như Facebook và Google có phải là biện pháp hữu hiệu hay không. Nhưng dù điều này có xảy ra, các cơ quan này cũng nên đảm bảo động thái đó sẽ thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh giữa các ngành thay vì trao quyền lực cho Thung lũng Silicon.

Cùng với trào lưu "thanh xuân", FaceApp đang là ứng dụng "hot" nhất trên mạng xã hội nhờ hiệu ứng làm già gương...

sự kiện Mạng xã hội Facebook

Lộ hình ảnh thật đường đua F1 Việt Nam: Giật mình “bùng binh thần thánh”

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp

Đăng Nguyên

Thứ Năm, ngày 18/07/2019 16:33 PM (GMT+7)

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 1

Nam diễn viên Peter Dinklage trong series phim đình đám Trò chơi vương quyền.

Thời gian gần đây, trên khắp các trang mạng xã hội xuất hiện một trào lưu mới: Đăng tải khuôn mặt già nua nhăn nheo của bản thân. Không chỉ thu hút giới trẻ mà phong trào này còn được hưởng ứng bởi các ngôi sao nổi tiếng Hollywood và các cầu thủ bóng đá lừng danh.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 2

Đầu bếp lừng anh Gordon Ramsay.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 3

Hỉnh ảnh Harry Potter (Daniel Radcliffe) sau khi "lão hóa".

Những bức ảnh này được tạo ra bởi một ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh của Nga tên FaceApp. Ra mắt từ năm 2017 nhưng không tạo được tiếng vang lớn, bỗng dưng mấy ngày qua FaceApp trở thành cơn sốt mạng.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 4

Nhóm nhạc Anh em nhà Jonas.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 6

Cầu thủ lừng danh Lionel Messi.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 7

Nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc BlackPink.

Ứng dụng này sử dụng một loại trí tuệ nhân tạo neural networks để nhận dạng và chỉnh sửa ảnh. Bên cạnh việc “lão hóa” ứng dụng có thể giúp bạn trẻ hóa, thay đổi nụ cười thậm chí thay đổi cả giới tính của bạn.

Cộng đồng mạng phát sốt với ứng dụng “lão hóa” FaceApp - 8

Ứng dụng có thể "thay đổi giới tính" của người dùng

Tuy nhiên, giới chức trách cảnh báo người dùng về độ an toàn khi sử dụng ứng dụng này. FaceApp không chỉnh sửa hình ảnh ngay trên thiết bị mà yêu cầu người dùng phải tải ảnh lên đám mây để lưu trữ và chỉnh sửa. Các chuyên gia bảo mật lo ngại những hình ảnh này có thể bị thu thập và sử dụng với các mục đích không tốt.

Đáp lại những lời đồn về tính bảo mật, FaceApp khẳng định công ty không bán hay chia sẻ bất kỳ dữ liệu của người dùng với bên thứ ba.

Thay vì phải đưa ảnh vào máy tính để chỉnh sửa ảnh, bạn có thể tận dụng những ứng dụng chỉnh sửa ảnh có trên...

3 Mẹo hay khi sử dụng Google Maps bạn không nên bỏ qua

Đăng Nguyên

Thứ Hai, ngày 15/07/2019 15:05 PM (GMT+7)

So với HERE WeGo (trước đây là HERE Maps) hoặc Vietmap, Google Maps nổi trội hơn hẳn bởi những tính năng thông minh và cảnh báo theo thời gian thực.

1. Chia sẻ vị trí theo thời gian thực

Không lâu sau khi Facebook cho phép người dùng chia sẻ vị trí theo thời gian thực trên Messenger, Google cũng ngay lập tức bổ sung tính năng tương tự cho ứng dụng bản đồ.

Đầu tiên, bạn nhấp vào biểu tượng menu ở góc trên bên trái và chọn Share location (chia sẻ vị trí) > Get Started (bắt đầu). Người dùng có thể chia sẻ vị trí hiện tại với bạn bè trong một khoảng thời gian cụ thể (mặc định là một tiếng), hoặc chọn Until you turn this off để chia sẻ vô thời hạn cho đến khi bạn chủ động tắt.

3 mẹo hay khi sử dụng Google Maps bạn không nên bỏ qua - 1

Tại mục Select People, bạn hãy nhập địa chỉ email hoặc số điện thoại của người cần chia sẻ vào khung trống. Nếu thấy xuất hiện thông báo Failed to load Location Sharing settings, người dùng chỉ cần gỡ ứng dụng Google Maps và cài đặt lại. Lưu ý, nếu không sử dụng được tính năng Share location (chia sẻ vị trí), bạn hãy chuyển ngôn ngữ trên điện thoại sang tiếng Anh.

3 mẹo hay khi sử dụng Google Maps bạn không nên bỏ qua - 2

2. Cảnh báo kẹt xe theo thời gian thực

Đầu tiên, bạn hãy cập nhật ứng dụng Google Maps lên phiên bản mới nhất thông qua App Store hoặc Google Play.

Tiếp theo, bạn hãy nhập địa điểm bắt đầu và nơi cần đến rồi nhấn Chỉ đường. Mặc định, tính năng cảnh báo ùn tắc giao thông không được kích hoạt sẵn, do đó, người dùng cần phải bấm vào biểu tượng ba lớp ở góc trên bên phải và chọn Traffic (giao thông).

3 mẹo hay khi sử dụng Google Maps bạn không nên bỏ qua - 3

Khi quay ngược lại bản đồ, bạn sẽ thấy những đoạn đường được tô màu xanh lá (thông thoáng), cam (ùn tắc nhẹ) và đỏ (kẹt xe nặng) hoặc những con đường đang bị chặn. Từ đó, người dùng có thể thay đổi lộ trình di chuyển cho phù hợp.

3. Cảnh báo khi tài xế taxi cố tình lái xe vòng vòng

Tính năng này đặc biệt hữu ích ở những thành phố bạn mới đến, Google Maps sẽ gửi thông báo tới điện thoại nếu phát hiện lộ trình đang di chuyển xa hơn 500 mét so với lộ trình ban đầu.

Khi nhận được thông báo, bạn nên nhắc nhở tài xế về việc này, đồng thời yêu cầu họ chạy đúng với tuyến đường đã định ban đầu, ngoại trừ họ chạy đường khác để tránh kẹt xe hoặc đường đang thi công.

3 mẹo hay khi sử dụng Google Maps bạn không nên bỏ qua - 4

Ngoài ra, tính năng này cũng khá hữu ích khi bạn lái xe, đảm bảo người dùng luôn có được lộ trình nhanh nhất. Hiện tại tính năng này chỉ mới được thử nghiệm ở Ấn Độ, không rõ khi nào Google sẽ cập nhật cho các thị trường khác.

Google vừa ra mắt những cập nhật mới giúp tính năng Google Dịch (Google Translate) trở nên hữu ích hơn nữa.