Tim Cook: 'Chúng tôi nhớ Steve Jobs mỗi ngày'

Tuesday 26 February 2019 Đăng Nguyên

CEO của Apple đăng video tưởng nhớ nhân ngày sinh Steve Jobs và thể hiện sự tôn vinh với người tiền nhiệm qua thiết kế của Apple Park.

Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 và Tim Cook, CEO của Apple, đã chia sẻ lên Twitter những dòng cảm xúc để tưởng nhớ người tiền nhiệm.

"Tầm nhìn của Steve hiện hữu xung quanh chúng ta tại Apple Park. Ông hẳn sẽ yêu thích nơi này, nơi ông từng mơ về - ngôi nhà và nguồn cảm hứng cho những đổi mới trong tương lai của Apple. Chúng tôi nhớ ông ấy hôm nay, trong ngày sinh nhật lần thứ 64 của Steve Job, và mọi ngày", Cook viết.

Apple từng gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục Hội đồng thành phố Cupertino chấp thuận dự án Apple Park do những lo ngại liên quan đến môi trường và giao thông trong quá trình xây dựng tòa nhà. Ngày 7/6/2011 là lần đầu tiên, Steve Jobs trình bày với Hội đồng về kế hoạch xây dựng khu văn phòng mới với mô hình một con tàu vũ trụ.

"Đó sẽ là tòa nhà đáng kinh ngạc, giống như là phi thuyền hạ cánh vậy. Nó có một khoảng sân rộng ở giữa. Tòa nhà được làm bằng kính với chi phí không hề rẻ, bởi đó không phải là những tấm kính phẳng. Nó uốn cong. Áp dụng kinh nghiệm xây dựng chuỗi cửa hàng bán lẻ trên thế giới, chúng tôi biết cách tạo ra những tấm kính lớn nhất thế giới trong kiến trúc. Nó sẽ rất tuyệt", Jobs khẳng định.

Trụ sở được thiết kế giống như một phi thuyền hạ cánh với các tòa nhà 4 tầng bằng kính bao quanh thành một vòng tròn và khoảng sân rộng ở giữa với khoảng 6.000 cây xanh. Một thành viên hội đồng hỏi người dân ở Cupertino có thể nhận được gì từ công trình mới của Apple, chẳng hạn xây dựng mạng Wi-Fi miễn phí giống như Google thực hiện ở Mountain View. Steve Jobs thẳng thừng nói Apple là hãng đóng thuế nhiều nhất ở Cupertino và "nếu được miễn thuế, chúng tôi sẽ rất sẵn lòng cung cấp Wi-Fi miễn phí".

Trong lễ công bố iPhone X diễn ra tháng 9/2017 tại Nhà hát Steve Jobs, Tim Cook chia sẻ: "Tầm nhìn của Steve sống mãi trong Apple Park và mọi bộ phận của Apple. Hôm nay và mãi mãi, chúng tôi sẽ bày tỏ lòng kính trọng với ông ấy".

Công nghệ Triều Tiên dưới thời Kim Jong-un

Đăng Nguyên

Triều Tiên đã đạt được những tiến bộ nhất định ở lĩnh vực công nghệ dành cho dân sự, điều trước đây chưa từng có hoặc chưa được nhắc đến.

Đất nước của ông Kim Jong-un đang thể hiện sự cởi mở hơn, khi dần bỏ "lớp áo bí mật" trước thế giới, công bố nhiều thứ hơn về đất nước mình, trong đó có đời sống công nghệ.

Đẩy mạnh công nghệ phục vụ người dân

Cuối năm 2018, truyền thông nhà nước Triều Tiên liên tục công khai các thành tựu về công nghệ cao. Tháng 11/2018, họ trình diễn "hệ thống nhà thông minh" do Đại học Kim Nhật Thành thực hiện, với khả năng điều khiển bằng giọng nói, tự động vận hành thiết bị điện tử như quạt, điều hòa, tivi và đèn.

Một chiếc Ariang 171 đang truy cập Wi-Fi miễn phí Mirae. Ảnh: BBC.

Một chiếc Arirang 171 đang truy cập Wi-Fi miễn phí Mirae. Ảnh: BBC.

Bên cạnh đó, các thiết bị số tiên tiến khác cũng được trưng bày tại một triển lãm công cộng ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ngày 21/11/2018, nhóm nghiên cứu khác cũng từ đại học này đã chế tạo thành công hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo, có thể nhận dạng giọng nói địa phương tốt. Một bài báo trên Rodong Sinmun cho biết, Viện Công nghệ Thông minh của Đại học Kim Nhật Thành đang "cháy hết mình với tham vọng kiểm soát lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của quốc gia".

Wi-Fi công cộng cũng được chú trọng hơn. Một trong những hệ thống mới được đưa vào sử dụng là Mirae, cho phép thiết bị di động truy cập mạng Internet nội bộ mà nhà nước phê duyệt. Đài truyền hình trung ương Hàn Quốc ngày 8/11/2018 cũng phát hiện một smartphone "cây nhà lá vườn" của Triều Tiên có tên Arirang 171 sử dụng để truy cập Mirae trong một triển lãm công nghệ.

Nhiều người đang trải nghiệm kính thực tế ảo trong một văn phòng ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC.

Nhiều người trải nghiệm kính thực tế ảo trong một văn phòng ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC.

Theo 38North, website chuyên theo dõi về Triều Tiên có trụ sở tại Mỹ, đây là lần đầu một dịch vụ Wi-Fi công cộng được truyền thông công khai. Martyn Williams, cây viết chuyên phân tích về Triều Tiên, cũng cho biết đời sống công nghệ tại đất nước của ông Kim Jong-un đang phát triển mạnh. "Họ có đội ngũ kỹ sư phần mềm tài năng và các hệ thống cao cấp", Williams nói.

'Cách mạng công nghiệp 4.0' phiên bản Triều Tiên

Theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA), nước này nhắm mục tiêu đầu tư vào công nghệ, với mục đích tái cấu trúc nền kinh tế và thúc đẩy sức mạnh quốc gia. Trong cuộc họp Đảng Lao động hồi tháng 4/2018, Kim Jong-un nói rằng khoa học và giáo dục nên "đóng vai trò nền tảng cho việc xây dựng nhà nước và là một chỉ số quan trọng của sức mạnh quốc gia". Đồng thời, ông cũng đưa ra chính sách sớm "thực hiện một cuộc cách mạng" về lĩnh vực này.

Ông Kim Jong-un kêu gọi đẩy mạnh khoa học và giáo dục Triều Tiên. Ảnh: BBC.

Ông Kim Jong-un trong chuyến thăm một trụ sở công nghệ thông tin. Ảnh: BBC.

Để hiện thực hóa, chính phủ Triều Tiên đã có những đãi ngộ cao đối với các nhà khoa học và kỹ sư, bằng cách cấp căn hộ xa hoa cũng như các đặc quyền khác.

Ri Ki-song, giáo sư viện Kinh tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Triều Tiên, cho biết nền kinh tế nước này đang dần dịch chuyển sang công nghệ cao, gọi là "nền kinh tế tri thức", đẩy mạnh công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ sinh học cũng như các ngành khoa học khác lên tầm thế giới. Trang Rodong Sinmun mô tả nước này "phát triển theo hướng đổi mới hơn bao giờ hết" và "ưu tiên nội địa hóa, tập trung vào khoa học và kỹ thuật cho nền kinh tế quốc gia".

"Triều Tiên nhận thức rõ rằng công nghệ cao sẽ đẩy nhanh nền kinh tế. Họ đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư của riêng mình", Lim Eul-chul, giáo sư tại Đại học Kyungnam của Hàn Quốc, nói với Yonhap.

Những thách thức

Theo Williams, đất nước của ông Kim Jong-un đang trên đường đổi mới để trở thành một cường quốc công nghệ, nhưng nhiều khả năng họ sẽ vấp phải khó khăn so với "người hàng xóm phía Nam" Hàn Quốc. "Triều Tiên không có nhiều tài liệu sản xuất tiên tiến. Họ phụ thuộc vào nước ngoài. Ví dụ, điện thoại hay máy tính mà họ khoe trong nước, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc", Williams nhận xét.

Không nhiều người Triều Tiên được dùng Internet. Ảnh: BBC.

Không nhiều người Triều Tiên được dùng Internet. Ảnh: BBC.

Bên cạnh đó, quốc gia này đôi khi cũng sao chép sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, như tạo ra sản phẩm có tên "iPad Ryonghung", hay cấm Facebook, nhưng lại xây dựng một bản sao giống cả về giao diện lẫn tính năng.

Một báo cáo do Ngân hàng Phát triển Seoul (Hàn Quốc) công bố năm 2017 nhận định ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Triều Tiên có thể "đâm vào tường" do nguồn tài chính hạn hẹp, tình hình kinh tế và lệnh trừng phạt quốc tế.

"Ngay cả khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, một số quốc gia và doanh nghiệp có thể né tránh làm ăn với Triều Tiên bởi lo sợ hình ảnh của mình bị ảnh hưởng", chuyên gia Williams nói. "Tất nhiên, nếu có khuyến khích của chính phủ, các công ty láng giềng như Hàn Quốc không ngại đầu tư".

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng lo ngại sự bảo thủ của chính quyền Triều Tiên về cả chính sách lẫn cách truyền bá thông tin sẽ làm kìm hãm sự đổi mới, ngăn cản đầu tư nước ngoài.

Bảo Lâm (theo BBC)

Apple khó ra mắt sớm smartphone gập do Samsung

Đăng Nguyên

Apple có thể phải phụ thuộc Samsung nếu muốn sản xuất điện thoại gập, vì hãng Hàn Quốc hiện gần như độc quyền công nghệ màn hình OLED.

Với việc ra mắt Galaxy Fold, các chuyên gia Goldman Sachs cho rằng Samsung đang thể hiện quyết tâm lớn để tạo ấn tượng trở lại trên thị trường smartphone cao cấp, nơi Apple vẫn dẫn đầu. "Galaxy Fold là thách thức tiềm năng chính ở mảng điện thoại siêu cao cấp với Apple bởi hình thức hấp dẫn mà chỉ công nghệ màn hình OLED gập mới có thể mang lại", một nhà phân tích nhận định.

Một ý tưởng iPhone có màn hình gập. Ảnh:

Một ý tưởng iPhone có màn hình gập. Ảnh: Roy Gilsing.

Goldman Sachs đánh giá công nghệ màn hình OLED gập là vấn đề cốt lõi mà Samsung chưa thể chia sẻ cho bất kỳ ai kể cả Apple, ít nhất trong khoảng hai năm tới. Có nghĩa, khả năng công ty iPhone sẽ phải đi tìm đối tác khác có công nghệ tương tự, hoặc chờ đợi hãng điện tử Hàn Quốc.

Theo 9to5mac, Samsung đang áp đảo thị trường tấm nền OLED kích cỡ nhỏ cho thiết bị di động với thị phần khoảng 95%, đồng thời tìm cách tăng cường vị thế dẫn đầu khi liên tục xây dựng nhà máy quy mô lớn để sản xuất loại màn hình này. Hiện iPhone X, XS, XS Max sử dụng tấm nền của công ty Hàn Quốc bởi Apple chưa tìm ra đối tác khác đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng và sản lượng.

Thực tế, Apple luôn muốn giảm sự phụ thuộc vào Samsung nhưng điều kiện chưa cho phép. Theo báo cáo từ Investor giữa 2017, hãng điện tử Mỹ đã đầu tư vào LG khoảng 2,7 tỷ USD để xây nhà máy sản xuất màn hình OLED trị giá 3,5 tỷ USD. Cho đến khi nó đi vào hoạt động, iPhone vẫn phải dùng tấm nền của Samsung nếu là OLED.

Tất nhiên, Apple chưa chắc nhắm đến một mẫu smartphone gập được cho đến khi hãng sẵn sàng. Theo nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush, công ty iPhone có thể tìm hướng mới để phát triển thay vì phụ thuộc vào iPhone và các thiết bị phần cứng. "Dịch vụ là mấu chốt mà Apple có thể triển khai trong thời gian tới, nó mới là thứ hái ra tiền khi mà thị trường smartphone đã bão hòa", Ives nói.

Trước đó, WSJ cũng cho rằng Apple sẽ chuyển hướng ưu tiên mảng dịch vụ với mục tiêu kiếm 50 tỷ USD doanh thu vào năm 2020, gấp gần 5 lần kỷ lục của 2018 (10,75 tỷ USD). Gần nhất, họ được cho là đang lên kế hoạch ra mắt một dịch vụ đọc tin tức trả tiền chi phí 10 USD mỗi tháng, trong đó một nửa giữ lại, còn một nửa chia sẻ cho đối tác.

Bảo Lâm

Những nhầm lẫn phổ biến về ngân hàng số ViettelPay

Đăng Nguyên

Nhiều người dùng vẫn chưa phân biệt chính xác giữa khái niệm ngân hàng số với ví điện tử, ngân hàng điện tử.

ViettelPay là ví điện tử?

Từ tháng 6/2018, "ông lớn" Viettel chính thức hâm nóng cuộc cạnh tranh trên thị trường thanh toán phi tiền mặt tại Việt Nam với ứng dụng ViettelPay. Dù là tân binh, ứng dụng này nhanh chóng phủ sóng trên toàn quốc, thu hút hàng triệu lượt đăng ký.

Được định nghĩa là ngân hàng số, nhưng không ít người dùng vẫn nhầm lẫn ViettelPay với ví điện tử, hay ngân hàng điện tử (internet banking). Nguyên nhân chủ yếu bởi các tính năng tương đồng phổ biến như chuyển khoản, rút tiền, thanh toán dịch vụ...

Tuy nhiên, đại diện ViettelPay khẳng định, ViettelPay là một ngân hàng số, tích hợp hệ sinh thái dịch vụ, giải trí đa dạng. Nếu như internet banking được các ngân hàng thêm vào để gia tăng tiện ích, thì ngân hàng số lại có đầy đủ tính năng tài chính cốt lõi, đồng bộ như một ngân hàng thực.

Theo đó, không chỉ giao dịch, thanh toán hóa đơn, qua một ứng dụng của ngân hàng số ViettelPay, người dùng có thể gửi tiết kiệm, mở thẻ, làm các thủ tục online, thanh toán tiền điện, nước, internet, mua sắm hàng hóa, dịch vụ như thẻ game Garena, thẻ điện thoại từ tất cả các nhà mạng, hoặc đặt phòng, mua vé tàu, vé xe, máy bay...

ViettelPay được tích hợp nhiều tính năng như một ngân hàng.

ViettelPay được tích hợp nhiều tính năng như một ngân hàng.

Chỉ mạng Viettel mới dùng được?

Viettel là một trong những nhà mạng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ viễn thông di động. Mức độ phủ sóng của nhà mạng này khiến nhiều người vẫn nghĩ ứng dụng chỉ phục vụ riêng cho người dùng Viettel. Tuy nhiên, hiện ViettelPay không phân biệt thuê bao nội hay ngoại mạng Viettel. Khách hàng mạng ngoài đều có thể đăng ký sử dụng bình thường như thuê bao Viettel.

Chỉ smartphone mới dùng được?

Hầu hết các ứng dụng cho di động thường dành cho người dùng smartphone. Tuy nhiên, ứng dụng ViettelPay có thể sử dụng ngay trên điện thoại thường hay khi không có kết nối mạng. Thông qua lệnh *998#, người dùng vẫn có thể kích hoạt, nạp tiền, rút tiền...dễ dàng.

Giới chuyên gia đánh giá, điểm khác biệt này phù hợp với chiến lược "lấy nông thôn vây thành thị" mà Viettel từng làm với mảng viễn thông. Nếu như giới Fintech dồn sự tập trung đến tập khách hàng tại các thành phố lớn thì ViettelPay lại coi nông thôn là thị trường tiềm năng, nơi có số lượng dùng smartphone và kết nối internet còn khiêm tốn.

Phải có tài khoản ngân hàng mới sử dụng được ViettelPay?

Không giống các ứng dụng ví điện tử hay internet banking khác, ViettelPay không đòi hỏi người dùng phải có tài khoản ngân hàng. Khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay từ gần 200.000 điểm giao dịch, phủ khắp 63 tỉnh thành.

Điểm giao dịch chính là khó khăn lớn nhất khiến các Fintech ngại mở rộng tại khi vực nông thôn. Trên thực tế, ngân hàng số ViettelPay đã phủ sóng trên toàn quốc nhờ khai thác lợi điểm từ hệ sinh thái trên 63 tỉnh thành của Viettel. Các cửa hàng, bưu cục, siêu thị Viettel và các đối tác liên kết...đều trở thành điểm giao dịch, hỗ trợ sử dụng ViettelPay như các cây ATM thông thường. Tại các điểm này đều có nhân viên túc trực, hỗ trợ sử dụng thiết bị.

Nông thôn, miền núi được xem là thị trường tiềm năng của ViettelPay.

Nông thôn, miền núi được xem là thị trường tiềm năng của ViettelPay.

Ngoài giao dịch tại các điểm, ViettelPay còn có dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tới tận nhà trong 2 giờ để phục vụ các khách hàng không có thời gian đến điểm giao dịch.

Ra mắt chính thức từ tháng 6/2018, tới nay, ngân hàng số ViettePay đã có hơn 3,7 triệu thuê bao và phủ mạng lưới tới tất cả các tỉnh thành. ViettelPay từng đạt nhiều giải thưởng như Giải pháp phần mềm xuất sắc năm 2018; giải Nhất hạng mục Tài chính - giải thưởng quốc tế APICTA, thuộc Liên minh các tổ chức Công nghệ thông tin và Viễn thông Châu Á Thái Bình Dương; đạt chứng nhận Bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard)...

Phong Vân

Video bón cơm cho con 13 tuổi chơi game được xem nhiều tuần qua

Đăng Nguyên

Người phụ nữ 37 tuổi mang cơm tới bón cho cậu con trai đã ngồi liên tục ở quán Internet hai ngày đế chơi điện tử.

Tuần từ 17/2 đến 23/2 còn một số video nhiều người xem như phóng hỏa giết người không thành, cá sấu đại chiến trăn khổng lồ, trèo lên nóc nhấc dây diện cho ôtô đi qua...

Mẹ bón cơm cho con trai ngồi chơi game

Ngày 18/2, Lilybeth Marvel, 37 tuổi ở Philippines, tự quay cảnh đi đưa cơm cho con trai Carlito Garcia tại quán game. Đứa con 13 tuổi của bà đã ngồi lì hai ngày tại đây để chơi game bắn súng sinh tồn Rules of Survival. Carlito mải mê với trò chơi đến nỗi không rời khỏi màn hình hay rời tay khỏi bàn phím và Lilybeth phải bón từng miếng cho con. Hành động của bà gây tranh cãi, nhưng bà cho biết đang cố tìm mọi cách để khiến con trai mình thoát khỏi chứng nghiện game.

''Tôi đang tìm cách tiếp cận mới để giúp con bỏ game. Tôi cố làm cho nó cảm thấy rằng dù có bất cứ điều gì đang xảy ra trong cuộc sống, tôi vẫn luôn yêu và chăm sóc cho nó", bà nói.

Mẹ bón cơm cho con trai ngồi chơi game ở quán Internet

Mẹ bón cơm cho con trai ngồi chơi game ở quán Internet

Tên cướp phóng hỏa giết người nhưng không thành

Một vụ cướp đã xảy ra sáng 21/2 ở thành phố Palestine, bang Texas (Mỹ). Tên cướp sau khi trói nhân viên cửa hàng tiện lợi và một khách hàng đã châm lửa đốt. Tuy nhiên ngọn lửa đã làm chảy lớp băng dính, giúp hai người này thoát chết.

Tên cướp muốn phóng hỏa giết người nhưng không thành

Tên cướp muốn phóng hỏa giết người nhưng không thành

Cảnh sát nắm tay nhau cứu cậu bé trôi trên sông

Một cậu bé bị rơi xuống dòng sông chảy xiết ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) ngày 14/2. Xe cảnh sát đã di chuyển theo câu bé dọc theo bờ sông, sau đó một sĩ quan cảnh sát nhảy xuống tóm lấy cậu bé. Những người khác nắm tay nhau tạo thành một chiếc thang người để giúp kéo họ lên bờ.

Cảnh sát nắm tay nhau cứu cậu bé trôi trên sông

Cảnh sát nắm tay nhau cứu cậu bé trôi trên sông

Cá sấu đại chiến với trăn khổng lồ

Một du khách thăm Công viên quốc gia Everglades ở Nam Florida (Mỹ) ngày 17/2 chứng kiến cuộc chiến giữa một con cá sấu dài 4 mét và một con trăn gần 5 mét.

Cá sấu đấu với trăn khổng lồ

Cá sấu đấu với trăn khổng lồ

Đốt nhầm bạn thân

Hai người ở thành phố Krasnogorsk, tỉnh Moskva (Nga) đã cố đốt một cửa hàng hoa bằng chai xăng. Tuy nhiên do hậu đậu, cả hai khiến chính mình bị bắt lửa.

Đốt nhầm bạn thân

Con chó chăn cừu khổng lồ

Một người đàn ông 60 tuổi ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) nuôi con chó chăn cừu cao gần 1,5m. Cả hai ở cạnh nhau suốt 5 năm qua và người đàn ông trông nhỏ bé khi ở cạnh con vật khổng lồ.

Con chó chăn cừu khổng lồ

Con chó chăn cừu khổng lồ

Nhấc dây điện cho ôtô qua

Ngày 22/2 tại Korat, miền nam Thái Lan, một tài xế yêu cầu hành khách trèo lên nóc xe cao 6 mét để nhấc dây điện đang bị vướng ra khỏi chiếc ghế trên nóc giúp cho chiếc xe có thể tiếp tục di chuyển.

Nhấc dây điện cho ôtô qua

Nhấc dây điện cho ôtô qua

Công nghệ AI sẽ tạo đột phá trong chuyển đổi số của ngành y tế

Đăng Nguyên

Với AI, ngành y sẽ có bước phát triển vượt trội trong hoạt động khám, chẩn đoán bệnh, xác định phác độ điều trị bệnh nhân, quản lý bệnh viện...

Trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp. Dự báo đến năm 2030, AI sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Còn trong năm 2019, 40% các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số sẽ sử dụng công nghệ AI.

Tại Hội thảo Trí tuệ nhân tạo trong Y tế do FPT và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 22/2, ông Phạm Xuân Viết, Phó Cục trưởng cục CNTT - Bộ Y tế, cho biết các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã có từ cách đây 20 năm nhưng phần lớn chỉ mang tính lý thuyết. Nhưng hiện nay, AI trong y tế đã khác và đang phát triển rất nhanh trên toàn cầu. Ngay tại Việt Nam cũng đã có hệ thống AI chẩn đoán ung thư được vận hành trên thực tế và được các chuyên gia về y tế đánh giá cao

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại Học Toulouse (Pháp) cũng cho biết, thị trường AI trên thế giới đang tăng trưởng ở mức 36% mỗi năm, tạo nên một cuộc chạy đua lớn, nơi ai cũng cần xây dựng chiến lược về AI để khỏi bị lạc hậu, đào thải. Nếu không có chính sách đầu tư cho AI thì sẽ sớm đi theo vết xe đổ của những thương hiệu vang bóng một thời như Nokia, Kodak, Xerox...

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Hội thảo

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Hội thảo Trí tuệ nhân tạo trong y tế. Ảnh: Nguyễn Thắng

Hiện các công ty công nghệ lớn tại Mỹ cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực y tế với mục tiêu tạo ra những 'bác sĩ AI". Có thể kể đến hệ thống IBM Watson được phát triển để chẩn đoán ung thư. Với khả năng đọc 40 triệu tài liệu trong vòng 15 giây để phân tích và tổng hợp khối lượng thông tin khổng lồ về những ca bệnh tương tự, hệ thống trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology (WFO) có thể đưa ra được những phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân ung thư để các bác sĩ tham khảo trước khi đưa ra quyết định về hướng điều trị.

Hay công nghệ Google Deepmind được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (UK National Health Services) dùng để tìm nguy cơ ung thư qua số liệu thu thâp từ ứng dụng di động. Công ty Microsoft cũng đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh mù loà...

Trong khi đó, GS.TS Hồ Tú Bảo, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, chia sẻ việc xây dựng và khai thác bệnh án điện tử ở thế giới và Việt Nam với trí tuệ nhân tạo. Đây là những thành phần cốt lõi của hạ tầng số ngành Y trong thời chuyển đổi số. Theo ông Hồ Tú Bảo, việc ứng dụng AI để khai thác dữ liệu bệnh án điện tử sẽ tạo ra một cuộc tiến hóa trong ngành y.

Là doanh nghiệp CNTT tiên phong chuyển đổi số với gần 20 năm kinh nghiệm cung cấp hệ thống CNTT cho ngành y tế, FPT cũng giới thiệu hệ thống quản lý bệnh viện FPT.eHospital ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ 4.0 với nỗ lực thúc đẩy phát triển y tế thông minh tại Việt Nam cũng như công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Hệ thống quản lý bệnh viện FPT.eHospital tích hợp AI và công nghệ mới giúp bệnh viện quản lý, vận hành trực tuyến theo thời gian thực; hỗ trợ các bác sĩ tối ưu hóa công việc khám chữa bệnh với độ chính xác cao và giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi đăng ký từ bốn phút xuống còn một phút.

Ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT Software, cho biết: "Y tế là một trong những lĩnh vực trọng điểm FPT ưu tiên dành nguồn lực trong chiến lược chuyển đổi số vì mang lại lợi ích cho hàng chục triệu người dân, cũng như nếu triển khai thành công sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển y tế thông minh, chính phủ số tại Việt Nam".

Bộ Y tế đang đẩy mạnh phát triển y tế thông minh. Trong đó, bệnh án điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được bắt buộc triển khai từ tháng 3/2019. Trong giai đoạn 2024-2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử - "phiên bản số" của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử, có cơ sở pháp lý và chức năng tương đương bệnh án giấy quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

85% Ứng dụng và tiện ích trên Chrome có nguy cơ bảo mật

Đăng Nguyên

Phần lớn ứng dụng và tiện ích trên trình duyệt Google không có chính sách bảo mật, để nhà phát triển toàn quyền xử lý dữ liệu người dùng.

Theo Engadget, báo cáo từ Duo Security dựa trên việc kiểm tra mức độ an toàn của 180.000 ứng dụng và tiện ích mở rộng cho trình duyệt Chrome. 85% Trong số này không đi kèm chính sách bảo mật, nghĩa là các nhà phát triển về cơ bản có thể xử lý dữ liệu của người dùng mà họ thu thập được theo ý muốn.

Người dùng thường không chú ý tới các ứng dụng và tiện ích cài trên trình duyệt. Ảnh Engadget

Người dùng thường không chú ý tới các ứng dụng và tiện ích cài trên trình duyệt. Ảnh: Engadget

Trong quá trình xây dựng một công cụ miễn phí để phân tích các tiện ích mở rộng của Chrome, Duo đã đánh giá 120.000 ứng dụng và tiện ích mở rộng trong Chrome Web Store. Công ty nhận thấy 35% trong số này có thể đọc dữ liệu trên bất kỳ trang web nào mà người dùng truy cập. Gần 32% sử dụng các thư viện của bên thứ ba với nhiều lỗ hổng bảo mật và 77% không có trang web hỗ trợ.

Hầu hết người dùng thường cấp quyền cho các tiện ích mở rộng mà không hề quan tâm tới tình trạng trên. Hệ quả là tiện ích có thể bị một bên thứ ba mua lại hoặc hack bằng phần mềm độc hại. Tháng 10/2018, các nhà phát triển tiện ích mở rộng của Chrome là mục tiêu của một cuộc tấn công lừa đảo hàng loạt. Trong đó, tin tặc đã cố gắng truy cập thông tin đăng nhập cho tài khoản Google của nhà phát triển.

Google đã thực hiện nhiều bước để cải thiện mức độ bảo mật của Chrome, chặn việc cài đặt các tiện ích mở rộng bên ngoài Chrome Web Store, cũng như đặt ra các quy tắc nhằm cải thiện quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Tuy nhiên, dữ liệu từ Duo cho thấy Google còn rất nhiều việc phải làm. Người dùng được khuyên tránh sử dụng các tiện ích mở rộng trên Chrome không thuộc các đơn vị phát triển có tiếng, đặc biệt nên kiểm tra các chính sách bảo mật đi kèm trước khi cài đặt.

Google giấu micro ngầm trong thiết bị thông minh Nest

Đăng Nguyên

Google bị chỉ trích vì không nói cho người dùng biết về sự tồn tại của micro tích hợp trong loạt sản phẩm dành cho smarthome nhiều năm qua.

Theo Business Insider, đầu tháng 2, Google thông báo hệ thống báo động và an ninh gia đình Nest Secure sẽ nhận được bản cập nhật và người dùng có thể kích hoạt công nghệ trợ lý ảo Google Assistant trên sản phẩm này.

Tuy nhiên, sự tồn tại của micro trên thiết bị báo động Nest Guard cũng như bàn phím và cảm biến chuyển động trong hệ thống an ninh Nest Secure chưa bao giờ được nhắc đến trong bất kỳ tài liệu sản phẩm nào đi kèm nên người dùng không hề hay biết.

Google quên nhắc người dùng trong các sản phẩm smarthome của họ có tích hợp micro.

Google "quên" nhắc người dùng về micro trong các sản phẩm Nest.

Ngày 19/2, một phát ngôn viên của Google giải thích đây là "lỗi" của công ty. "Micro trên thiết bị không bao giờ là bí mật và đáng lẽ chúng phải được liệt kê trong thông số kỹ thuật", người phát ngôn nói, đồng thời khẳng định micro chưa bao giờ được bật và chỉ được kích hoạt khi người dùng bật tùy chọn cụ thể".

Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng cảnh giác với các công ty công nghệ lớn về các cam kết bảo mật. Nó khiến nhiều người nhớ lại các sự cố gây tranh cãi về quyền riêng tư trước đây. Chẳng hạn năm 2010, Google thừa nhận đội xe Street View đã "vô tình" thu thập dữ liệu cá nhân được truyền qua mạng Wi-Fi không bảo mật của người dùng, trong đó có cả email.

Google mua Nest, công ty chuyên về thiết bị điều chỉnh nhiệt thông minh, vào năm 2014 với giá 3,2 tỷ USD. Nó trở thành một công ty độc lập vào năm 2015, nhưng quay trở lại dưới sự điều hành của Google từ tháng 2/2018. Hiện công ty cung cấp nhiều sản phẩm thiết bị gia đình thông minh như máy dò khói, chuông cửa video và camera an ninh.

Một số ứng dụng iOS chia sẻ dữ liệu nhạy cảm với Facebook

Đăng Nguyên

Thông tin cá nhân như trọng lượng cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt và mang thai của người dùng được gửi dù họ không có tài khoản Facebook.

Theo WSJ, ít nhất 11 ứng dụng phổ biến trên App Store được cho là chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người dùng với Facebook, cả khi họ không có tài khoản trên mạng xã hội này. Các ứng dụng có thể giúp theo dõi nhiều thông tin cá nhân như trọng lượng cơ thể, nhịp tim hay cả việc đang mang thai.

Một số cái tên nổi bật là ứng dụng theo dõi chu kỳ và mang thai Flo Period & Ovulation Tracker, ứng dụng tập thể dục BetterMe: Weight Loss Workouts, ứng dụng sức khỏe Breethe, ứng dụng bất động sản Realtor.com và ứng dụng đo nhịp tim Instant Heart Rate: HR Monitor.

Thông tin người dùng có thể bị Facebook thu thập dù không có tài khoản mạng xã hội. Ảnh AP

Thông tin người dùng có thể bị Facebook thu thập dù họ không có tài khoản mạng xã hội. Ảnh: AP

Báo cáo cho thấy, không ứng dụng nào trong số này có tùy chọn cho người dùng ngăn việc chia sẻ dữ liệu cá nhân. Thậm chí, các ứng dụng không thông báo rõ cho người dùng biết dữ liệu của họ được chuyển đến máy chủ Facebook. Ngoài ứng dụng iOS, thử nghiệm của bên thứ ba cũng xác định ít nhất một ứng dụng tập thể dục trên Android cũng chia sẻ dữ liệu về cân nặng và chiều cao với mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Nguyên nhân được cho là xuất phát từ công cụ phân tích Facebook App Event, đã được hàng nghìn nhà phát triển sử dụng. Nó cho phép theo dõi hoạt động của người dùng để quảng cáo mục tiêu. Thông qua đó, các dữ liệu cũng được gửi tới cho máy chủ của mạng xã hội. Dù dữ liệu được ẩn danh trong một số trường hợp, vẫn có những điểm đánh dấu có thể cho phép Facebook khớp một số dữ liệu với người dùng.

Facebook khẳng định đã hướng dẫn các nhà phát triển không chia sẻ "thông tin tài chính, sức khỏe hoặc các loại thông tin nhạy cảm khác" với công ty. Đồng thời, các điều khoản cũng nói rõ phải cho người dùng biết dữ liệu nào của họ đang được trao cho Facebook. Tuy nhiên, không phải nhà phát triển nào cũng tuân thủ đúng các quy tắc.

Mạng xã hội cho biết sẽ buộc các ứng dụng được đề cập trong báo cáo ngừng chia sẻ dữ liệu nhạy cảm và có hành động can thiệp nếu họ tiếp tục không tuân thủ. Đại diện Facebook cũng tuyên bố không sử dụng các thông tin này để cá nhân hóa các sản phẩm như quảng cáo và News Feed. Họ sẽ tự động xóa một số loại dữ liệu mà mình nhận được, trong đó có cả số an sinh xã hội.

Trong khi đó, Apple yêu cầu các nhà phát triển phải có sự đồng ý từ người dùng trước khi thu thập dữ liệu và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn bên thứ ba truy cập trái phép vào thông tin đó. Chính sách về ứng dụng của Google cũng ghi rõ nhà phát triển phải "thông báo cho người dùng biết bất kỳ dữ liệu cá nhân hoặc nhạy cảm nào được chia sẻ".

Apple 'tuột dốc' trên bảng xếp hạng sáng tạo

Đăng Nguyên

Từ vị trí dẫn đầu năm ngoái, hiện Apple xếp thứ 17 trong danh sách "Những công ty sáng tạo nhất".

Bảng xếp hạng, do Fast Company công bố thường niên, năm nay xáo trộn đáng kể. Apple được vinh danh đầu năm 2018 nhờ loạt sản phẩm như tai nghe không dây AirPods, công nghệ thực tế tăng cường AR và iPhone X màn hình tràn viền.

Apple của Tim Cook không còn là công ty sáng tạo nhất. Ảnh: 9to5mac.

Apple của Tim Cook không còn là công ty sáng tạo nhất. Ảnh: 9to5mac.

Tuy nhiên, năm nay, công ty Mỹ bị hạ xuống thứ 17, sau những hãng ít nổi tiếng hơn như Square, Twitch, Shopify, Peloton, Alibaba và Truepic. Bộ chip xử lý A12 Bionic đang sử dụng cho iPhone XS, XS Max và XR được đánh giá cao, nhưng chưa đủ tạo ấn tượng.

Đứng đầu trong danh sách là Meituan Dianping. Nền tảng của Trung Quốc được đánh giá cao nhờ những công nghệ giúp đẩy nhanh việc cung cấp dịch vụ, như thực phẩm, khách sạn, đặt vé xem phim. Thống kê năm 2018, Meituan Dianping hỗ trợ cho 27,7 tỷ giao dịch diễn ra, phục vụ hơn 350 triệu người trong 2.800 thành phố, tương đương 1.783 giao dịch mỗi giây.

Grab - dịch vụ gọi xe chung đang phát triển nở rộ tại Đông Nam Á - đứng thứ hai về khả năng sáng tạo. Ba tên tuổi còn lại trong Top 5 là NBA, Walt Disney và Stitch Fix.

Bảo Lâm (theo 9to5mac)

Facebook ra chính sách mới trước cuộc bầu cử lớn nhất thế giới

Đăng Nguyên

Bắt đầu từ ngày 14/2, Facebook tuyên bố người dùng mạng xã hội ở Ấn Độ có thể từ chối quảng cáo có các chính trị gia, đảng phái, bầu cử hoặc các bộ luật cụ thể.

Những quảng cáo đó sẽ ghi rõ danh tính người đã đăng tải hoặc trả tiền cho nó, cùng với nhiều chi tiết hơn về các trang chạy quảng cáo. Các nhà truyền thông chính trị Ấn Độ được yêu cầu xác minh danh tính và vị trí của họ với Facebook kể từ tháng 12.

Theo phía CNN, người dùng Facebook cũng có thể tra cứu quảng cáo chính trị trong một thư viện, trong đó cho biết có bao nhiêu lần một quảng cáo hiển thị, nhóm nhân khẩu học nào nó hướng đến và chi phí chạy quảng cáo.

Trước đó, Facebook đã phải chịu sự giám sát mạnh mẽ từ Quốc hội, các nhà điều tra liên bang Mỹ và giới truyền thông, sau cáo buộc nhà điều hành mạng xã hội cho phép chính phủ Nga thao túng nền tảng của mình để nhắm vào người Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Công ty đã thực hiện một số biện pháp khắc phục kể từ đó, đảm bảo nền tảng không bị khai thác, bao gồm việc thuê hàng nghìn người điều hành và đầu tư vào trí tuệ nhân tạo.

Công ty cũng tuyên bố sẽ không chấp nhận quảng cáo chính trị từ bên ngoài Nigeria trước cuộc bỏ phiếu tổng thống của đất nước vào cuối tháng này.

Cuộc bầu cử lớn nhất thế giới ở Ấn Độ sẽ cho thấy vai trò mạnh mẽ của mạng truyền thông xã hội và những nỗ lực mới nhất của Facebook nhằm chống lại việc lạm dụng nền tảng của nó.

Các biện pháp quảng cáo mới, cũng áp dụng cho Instagram, đã được triển khai ở các quốc gia như Mỹ, Vương quốc Anh và Brazil.

"Chúng tôi cam kết sẽ tạo ra một tiêu chuẩn mới về tính minh bạch và tính xác thực cho quảng cáo chính trị", giám đốc Facebook ở Ấn Độ, Sarah Schiff và Shivnath Thukral, tuyên bố. "Trước cuộc bầu cử chung của Ấn Độ, chúng tôi đang thực hiện những thay đổi lớn".

Sản phẩm phổ biến nhất của Facebook tại Ấn Độ là dịch vụ nhắn tin di động WhatsApp. Ấn Độ là thị trường lớn nhất của WhatsApp, với hơn 200 triệu người dùng trong tổng số 1,5 tỷ người trên toàn cầu. Nhưng nền tảng này đang hứng chịu chỉ trích sau khi các tin nhắn lừa bịp gây ra nhiều vụ việc vào năm ngoái.

WhatsApp đang đẩy mạnh việc sử dụng trí thông minh nhân tạo để phát hiện và chặn các tài khoản gửi tin nhắn hàng loạt trước cuộc bầu cử, đồng thời cảnh báo các đảng chính trị rằng công ty sẽ cấm bất kỳ tài khoản nào phát tán thư rác có động cơ chính trị.

Theo LĐO

Apple vô hiệu hóa ứng dụng của Facebook thu thập thông tin người dùng

Apple vô hiệu hóa ứng dụng của Facebook thu thập thông tin người dùng

Sau khi Facebook thừa nhận trả tiền để được thu thập dữ liệu người dùng trên hệ điều hành iOS, Apple đã thẳng tay vô hiệu hóa ứng dụng Facebook Research.

Các trang khiêu dâm, đánh bạc đang lén đưa ứng dụng lên iPhone

Đăng Nguyên

Sau khi Facebook và Google bị Apple thu hồi chứng chỉ doanh nghiệp - chương trình phát triển ứng dụng cho nội bộ doanh nghiệp - một cuộc điều tra mới đây của trang công nghệ TechCrunch đã tiết lộ thêm nhiều công ty khai thác, sử dụng ngoài các quy định của chương trình này.

Cụ thể, TechCrunch đã xác minh hơn hai chục ứng dụng đánh bạc và khiêu dâm sử dụng chứng chỉ doanh nghiệp để phân phối những ứng dụng này cho những người không phải trong nội bộ.

Mặc dù trách nhiệm sử dụng chứng chỉ doanh nghiệp thuộc về công ty sử dụng nó, nhưng việc để xảy ra tình trạng lạm dụng giấy chứng nhận này khiến Apple "đứng ngồi không yên" và buộc phải thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình. Và việc hãng mạnh tay xử lý Facebook và Google là một minh chứng rõ ràng.

TechCrunch phát hiện ra hàng chục ứng dụng khiêu dâm và đánh bạc đã dễ dàng thoát khỏi sự giám sát của Apple. Trang tin công nghệ này nhận định các nhà phát triển ứng dụng đã vượt qua quy trình sàng lọc cấp chứng chỉ doanh nghiệp khá lỏng lẻo của Apple. Nếu không có sự giám sát thích hợp, họ có thể vận hành các ứng dụng này ngang nhiên thách thức chính sách quản lý nội dung của Apple.

Bên cạnh việc lưu ý Apple trong việc thi hành các chính sách quản lý nội dung, TechCrunch cũng chỉ ra việc lấy chứng chỉ doanh nghiệp dễ dàng như thế nào.

Các nhà phát triển chỉ cần điền vào biểu mẫu trực tuyến và trả 299 USD cho Apple. Biểu mẫu chỉ yêu cầu các nhà phát triển cam kết xây dựng ứng dụng Chứng chỉ doanh nghiệp để chỉ sử dụng cho nhân viên nội bộ và họ có chứng nhận hợp pháp về đăng ký kinh doanh, cung cấp số định danh cá nhân, số nhận dạng doanh nghiệp D-U-N-S và có một chiếc máy Mac cập nhật.

Điều tra của TechCrunch còn phát hiện ra hàng ngàn trang web hỗ trợ tải về các ứng dụng thuộc chương trình doanh nghiệp, nằm ngoài gian hàng ứng dụng App Store. Điều này cho thấy mức độ lạm dụng chương trình doanh nghiệp dường như đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Apple.

Theo VietnamPlus

YouTube triệt xóa hơn 1 triệu kênh video có nội dung vi phạm

YouTube triệt xóa hơn 1 triệu kênh video có nội dung vi phạm

Trong quý 3 vừa qua, YouTube đã xóa 7,85 triệu video và 1,67 triệu kênh vi phạm Nguyên tắc cộng đồng mới nhất của mạng chia sẻ video này.

Nhận Gia công sổ bìa da tại Hà Nội & tphcm

Monday 25 February 2019 Đăng Nguyên

Chúng tôi chuyên nhận thiết kế và gia công sổ bìa da theo yêu cầu, gia công sổ da cao cấp thật, sổ note, sổ bìa còng, sổ bìa dán gáy, sổ bìa nhét, in sổ lò xo … cung cấp và gia công dựa theo file thiết kế của khách hàng, với chuyên viên thiết kế hàng đầu xưởng chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng các mẫu mã đẹp mắt cùng với quy cách in ấn làm sao để hợp lý nhất giá thành mà vẫn có được những sản phẩm chất lượng cao và đẹp mắt.

xưởng trực tiếp, gia công sổ bìa da tỉ mỉ và kỹ càng, đến với chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm về giá – không thông qua khâu trung gian.

gia công sổ bìa da EPI

Sổ bìa da công ty nuand

gia công sổ bìa da tetra

Sổ da công ty Tetra Park

Website cung cấp mẫu : https://sodaminhchau.com/

Gia công sổ da giá rẻ với dây chuyền hiện đại, chuyên môn hóa trong từng khâu cung cấp cam đoan giao hàng đúng hẹn theo đơn hàng đã ký kết, hợp tác lâu dài.

  • Được tư vấn bìa da, gia công sổ bìa da, quy cách thành phẩm miễn phí.
  • Miễn phí thiết kế bìa sổ bìa da cao cấp giá rẻ.
  • Sản phẩm được gia công tỉ mỉ, cam đoan thẩm mỹ và chất lượng cao
  • Giao hàng tận nơi trong nội thành Hà Nội và TP.HCM, tại những tỉnh thành khác có thể chuyển qua những đơn vị chuyển phát hoặc gửi xe khách.
  • Dịch vụ hậu kỹ càng cho mọi khách hàng khi đặt gia công sổ da cao cấp tại cơ sở chúng tôi.
  • Tư vấn quy trình cung cấp và báo giá, cập nhật tin tức về sổ bìa da cao cấp tại blog sổ da

Luôn làm việc vì sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của quý khách hàng là động lực để chúng tôi tiếp tục nâng hàng đầu phục vụ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi khi có nhu cầu gia công sổ bìa da cao cấp.

Foxconn tăng mạnh đơn hàng với Huawei

Saturday 23 February 2019 Đăng Nguyên

Trong tình hình các đơn hàng lắp ráp iPhone có xu hướng giảm, Foxconn tìm kiếm cơ hội mới với chính đối thủ cạnh tranh của Apple.

Theo QQ, Foxconn sẽ phải đối mặt với việc thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Tính riêng trong quý đầu năm 2019, nhu cầu tuyển dụng của công ty này đã là khoảng 50.000 người, một phần nguyên nhân là Foxconn sắp hợp tác với Huawei trong việc lắp ráp các thiết bị điện tử.

Nguồn tin nội bộ cho biết một số dây chuyền sản xuất cho Apple được sửa đổi và sẽ chuyển thành dây chuyền sản xuất thiết bị Huawei. Theo người phụ trách bộ phận tuyển dụng Foxconn, số lượng đơn đặt hàng giữa Huawei và Foxconn "rất ấn tượng", sẽ mang lại lợi ích tốt trong thời gian dài và công nhân có thể nhận được mức lương cao hơn.

Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất ở Foxconn. Ảnh AP

Công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất ở Foxconn. Ảnh: AP

Foxconn là đối tác quan trọng và lớn nhất của Apple và hưởng lợi rất nhiều từ thành công của iPhone, MacBook trên thị trường toàn cầu. Nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới của Foxconn được đặt tại thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc). Khi doanh số của Apple tăng chóng mặt, khu công nghiệp này chạy hết công suất để kịp lắp ráp và đưa ra thị trường 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày. Người dân địa phương gọi nó là "thành phố iPhone của Apple". Nhiều khách du lịch tới Trịnh Châu chỉ để xem khu công nghiệp với diện tích xây dựng hơn 1,4 triệu mét vuông này.

Tuy nhiên, do tác động từ doanh số sụt giảm của hãng điện thoại Mỹ trong hai năm qua, Foxconn cũng chịu một phần ảnh hưởng. Các nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu đã sa thải khoảng 50.000 nhân công từ tháng 10/2018 vì không có đơn đặt hàng. Một lượng lớn công nhân phải nhận mức lương dưới 2.000 nhân dân tệ một tháng (khoảng gần 300 USD).

Trong tương lai, điện thoại di động của Apple và Huawei có thể sẽ cùng được Foxconn lắp ráp, mang lại thêm một yếu tố để cạnh tranh giữa hai công ty này. Huawei từng có những quý vượt qua Apple về doanh số smartphone trong năm 2018. Theo các chuyên gia, dù công ty nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, Foxconn vẫn sẽ là người được hưởng lợi.

Phím bấm vật lý là bộ phận dễ hỏng nhất trên smartphone cũ

Đăng Nguyên

Chất lượng điện thoại tân trang ngày càng tốt, nhưng người dùng cần chú ý đến phím bấm và loa ngoài nếu lựa chọn loại thiết bị này.

Theo Android Authority, OptoFidelity, công ty chuyên kiểm tra chất lượng smartphone đã qua sử dụng, cho biết việc mua điện thoại tân trang (refurbished) hiện không còn thường trực mối lo hư hỏng nhanh.

"Nếu mua máy cũ từ các đơn vị uy tín, bạn có thể tin tưởng. Trước khi bán ra, chúng đã được kiểm tra kỹ càng và sửa chữa nếu cần thiết, cũng như có thời gian bảo hành cụ thể", Hans Kuosmanen, đại diện của OptoFidelty, chia sẻ.

Phím bấm vật lý là bộ phận dễ hỏng nhất trên điện thoại cũ. Ảnh: OptoFidelty.

Phím bấm vật lý là bộ phận dễ hỏng nhất trên điện thoại cũ. Ảnh: OptoFidelty.

OptoFidelty đã kiểm tra độ bền của hơn một triệu smartphone cũ bằng hệ thống máy chuyên dụng. Kết quả, chỉ có khoảng 3-4% gặp phải "lỗi chức năng".

Cũng theo thử nghiệm này, các phím bấm vật lý là bộ phận dễ hỏng nhất trong quá trình sử dụng máy cũ, bởi việc liên tục nhấn cũng như đã được chủ sở hữu cũ sử dụng trước đó khiến chúng có xu hướng nhanh mòn hơn. Tiếp đó là đèn LED thông báo, loa ngoài, cảm ứng... Chi tiết ít hỏng nhất là modem, đèn flash và động cơ rung.

Kuosmanen cũng cho rằng việc mua smartphone cũ là lựa chọn đúng, nhất là với những ai có nguồn tài chính eo hẹp, không có nhu cầu phải sắm thiết bị mới, sử dụng làm điện thoại phụ... Tuy nhiên, trước khi mua cần chọn nhà cung cấp uy tín, chế độ bảo hành và hậu mãi tốt, cũng như kiểm tra kỹ sản phẩm.

Phím bấm vật lý là chi tiết dễ hỏng nhất trên smartphone cũ

Phím bấm vật lý là chi tiết dễ hỏng nhất trên smartphone cũ

Cỗ máy thử nghiệm độ bền smartphone cũ của OptoFidelty.

Không chỉ cửa hàng nhỏ lẻ, không ít nhà sản xuất điện thoại lớn hiện nay vẫn kinh doanh các model đời cũ được tân trang lại. Apple và Samsung hàng năm vẫn làm mới nhiều mẫu máy đã qua sử dụng, hàng đổi trả do bị lỗi, sau đó bán với giá rẻ hơn vài chục USD đến vài trăm USD so với máy mới.

Theo thống kê của Counterpoint Research đầu 2018, thị trường điện thoại thông minh tân trang tăng trưởng tới 13% so với cùng kỳ trước đó, cán mốc 140 triệu đơn vị, tương đương với 10% tổng lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu trong cả năm 2017. Apple và Samsung vẫn là hai nhà sản xuất đứng đầu ở mảng này.

Bảo Lâm

Apple chuẩn bị cho thời kỳ 'hậu iPhone'

Đăng Nguyên

Công ty Mỹ sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào iPhone và tập trung phát triển mảng dịch vụ.

Theo WSJ, đứng trước khó khăn khi doanh số iPhone liên tục giảm, đặc biệt là tại Trung Quốc, Apple sẽ chuyển hướng ưu tiên mảng dịch vụ với mục tiêu kiếm được 50 tỷ USD doanh thu năm 2020, gấp gần 5 lần so với kỷ lục của 2018 (10,75 tỷ USD).

iPhone có thể sẽ không còn là mặt hàng chủ lực của Apple trong tương lai. Ảnh: 9to5mac.

iPhone có thể không còn là mặt hàng chủ lực của Apple trong tương lai. Ảnh: 9to5mac.

Cách đây 5 năm, iPhone chiếm tới 85% doanh thu của Apple. Các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley dự đoán, mảng dịch vụ (gồm Apple Pay, Apple Care, App Store, iTunes, Apple Music...) có thể mang về kết quả tương tự cho công ty Mỹ, với khoảng 60% trong 5 năm tới.

Trước bối cảnh thiết bị phần cứng như iPhone, iPad, MacBoook... Dần thu hẹp thị phần, Apple đã có động thái tập trung cho dịch vụ từ vài năm trước. Gần nhất, họ được cho là đang lên kế hoạch ra mắt một dịch vụ đọc tin tức trả tiền với phí 10 USD mỗi tháng, trong đó một nửa giữ lại, còn một nửa chia sẻ cho đối tác. Theo Phonearena, các dịch vụ của công ty Mỹ đạt khoảng 360 triệu đăng ký, nhưng có thể tăng lên 500 triệu vào năm 2020.

Năm 2018, Apple đẩy mạnh chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) thêm 23%, lên 14,24 tỷ USD. Sản phẩm lớn tiếp theo của công ty iPhone dự kiến liên quan đến thực tế tăng cường (AR) và một chiếc kính tích hợp công nghệ này có thể ra mắt năm 2020 hoặc 2021.

Trước đó, Apple cũng mạnh tay sa thải hơn 200 nhân viên trong dự án xe tự lái. Một số quản lý cấp cao cũng bị cho thôi việc, hoặc điều chuyển qua các bộ phận khác. "Có nhiều dấu hiệu cho thấy Apple đang thay đổi để phù hợp hơn trong thập kỷ tới, khi bắt đầu từ bỏ cái cũ và hướng đến công thức thành công mới. Công nghệ đang phát triển và họ cần tiếp tục điều chỉnh cấu trúc để chắc chắn đi đúng hướng", nhà phân tích Gene Munster của Loup Ventures, nhận định.

Bảo Lâm

Chiêu lừa tặng tai nghe Beats của Apple giá 0 đồng

Đăng Nguyên

Người mua đặt hàng tai nghe Beats Solo 3 Wireless "miễn phí" nhưng phải chuyển khoản phí vận chuyển cho bên bán.

Ngày 19/2, trên một trang có tên "Beats by Dre Việt Nam" đăng đoạn trạng thái với nội dung tặng "hơn 5.000 tai nghe Beats Solo 3 Wireless phiên bản thử nghiệm" cho người dùng. Mức giá được đề cập trên trang là 3,45 triệu đồng, dù thiết bị của Apple đang được bán gần 7 triệu đồng. Status nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt Like và bình luận.

Nội dung status hướng người dùng sang một website khác với giao diện được đầu tư bài bản, phía trên và dưới có nút yêu cầu đặt mua. Khi nhấn vào, trang thanh toán xuất hiện. Tại đây, trang yêu cầu điền tên, email, địa chỉ, số điện thoại... Và phần hóa đơn ghi giá thiết bị là 0 đồng, nhưng yêu cầu phí vận chuyển 30.000 đồng và thuế VAT 60.000 đồng.

Đoạn trạng thái dụ dỗ người dùng đặt hàng tai nghe Beats giá 0 đồng, nhưng buộc thanh toán 90.000 đồng.

Đoạn trạng thái dụ người dùng đặt hàng tai nghe Beats.

Người mua chỉ có tùy chọn thanh toán duy nhất là gửi tiền đến số tài khoản cá nhân có tên Nguyễn Thị Hồng Nhung, với nội dung chuyển là mã đơn hàng. Ở phần bình luận, nhiều người cho biết đã chuyển khoản thành công và "đang đợi nhận hàng", trong khi số khác tỏ ra nghi ngờ.

Theo anh Hoàng Nguyên, đang làm trong lĩnh vực marketing Facebook tại TP HCM, đoạn trạng thái này có khá nhiều nghi vấn. "Giá bán không khớp với thực tế, fanpage sơ sài, mới tạo và không có chứng nhận tích xanh của Facebook, câu cú lủng củng, không có địa chỉ bán hàng cụ thể, số tiền thuế VAT sai lệch so với giá bán. Không những thế, tôi đã thử làm mới (refresh) lại website và thấy mã đơn hàng thay đổi theo. Do đó, tôi cho rằng đây là website lừa đảo, người dùng không nên tin", anh Nguyên nói.

Đồng quan điểm với anh Nguyên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc trung tâm An ninh mạng Athena, đánh giá hình thức lừa đảo người dùng này tuy không mới nhưng vẫn được áp dụng thời gian qua. "Kẻ gian lợi dụng tâm lý ham rẻ, đánh vào số tiền nhỏ 'có mất cũng không sao' của nhiều người. Bạn có thể làm một phép tính đơn giản, chỉ cần khoảng 1.000 người chuyển khoản thành công là chúng đã có trong tay gần 100 triệu đồng", ông Thắng nêu ví dụ.

Fanpage này hiện đã bị đóng, trong khi trang web đặt hàng cũng không còn truy cập được.

Chiêu lừa miễn phí tai nghe Beats năm ngoái.

Chiêu lừa miễn phí tai nghe Beats năm ngoái.

Tháng 10 năm ngoái, chiêu lừa tương tự xảy ra. Một fanpage có tên "Beatsvn - Wireless Audio Việt Nam" cũng tặng tai nghe Beat Solo Wireless 3 dù tên thực của sản phẩm là Beat Solo 3 Wireless, nhưng yêu cầu người dùng chuyển 30.000 đồng phí vận chuyển. Sau đợt trên, fanpage đã bị khóa. "Có thể kẻ gian thấy 'dễ ăn' với hình thức này nên tiếp tục lừa người dùng", anh Nguyên dự đoán.

Theo ông Thắng, người dùng tốt nhất không nên tin vào các hình thức trúng thưởng trên mạng xã hội dù số tiền nhỏ, hay đơn giản hơn là được yêu cầu thích và chia sẻ đoạn trạng thái. Không chỉ bị lợi dụng, người dùng còn có nguy cơ bị đánh cắp tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng... Nếu chẳng may cung cấp cho chúng thông qua website giả mạo.

Bảo Lâm

Apple tự vi phạm quy tắc khi dùng thông báo đẩy

Đăng Nguyên

Nhiều iPhone nhận được thông báo trên màn hình khóa về Apple Music - hành động không được phép theo điều khoản trên App Store.

Theo 9to5mac, Apple đang tích cực quảng bá dịch vụ âm nhạc của hãng thông qua hệ thống thông báo đẩy (push notifications) từ tuần trước. Nội dung chủ yếu đề cập đến việc miễn phí sử dụng từ một đến bốn tháng cho các thuê bao Apple Music.

Thông báo về Apple Music xuất hiện trên màn hình khóa iPhone. Ảnh: 9to5mac.

Thông báo về Apple Music xuất hiện trên màn hình khóa iPhone. Ảnh: 9to5mac.

Tuy nhiên, Apple đang làm trái với những nguyên tắc do chính họ đề ra, hoặc tự cho mình ngoại lệ. Ở điều khoản dành cho nhà phát triển trên App Store, công ty Mỹ yêu cầu "không được sử dụng thông báo đẩy để spam, lừa đảo hoặc gửi tin nhắn không mong muốn tới khách hàng".

Trước đó, Apple cũng dùng cách tương tự để "mời chào" mua iPhone. Thông thường, họ chỉ sử dụng tính năng này khi công bố kết quả tài chính, triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt, dự đoán doanh thu hay cập nhật iOS.

Nếu cảm thấy bị làm phiền, người dùng có thể tắt thông báo trên iPhone bằng cách vào Cài đặt > Thông báo > Di chuyển đến Apple Music > tắt Cho phép thông báo.

Bảo Lâm

Rapper chi 400.000 USD mua ốp lưng siêu sang cho iPhone

Đăng Nguyên

Ốp lưng được chế tác từ kim cương và vàng trắng, có giá gấp 276 lần chiếc iPhone XS Max đắt nhất (1.449 USD).

Theo Complex, rapper nổi tiếng người Canada Aubrey Drake Graham đã mua ốp lưng từ nhà cung cấp trang sức cao cấp Jason of Beverly Hills. "Ngay khi iPhone mới ra mắt, Drake đã tìm đến tôi, ngỏ ý muốn tạo cái gì đó hoành tráng để thêm vào bộ sưu tập siêu sang của anh ấy", Jason Arasheben, Giám đốc điều hành của Jason, cho biết.

Rapper chi 400.000 USD mua ốp lưng siêu sang cho iPhone

Rapper chi 400.000 USD mua ốp lưng siêu sang cho iPhone

Chiếc ốp lưng có giá lên đến 400.000 USD.

Bộ case được làm từ 18 carat vàng trắng, 80 carat kim cương trắng và xanh, mặt sau đính kèm hình một con cú lớn, cũng làm từ vàng trắng.

Drake sau đó chia sẻ video về phụ kiện mới lên Instagram và nhận được hàng nghìn lượt thích và bình luận. Tuy nhiên, một số fan của anh bình luận tỏ ý lo ngại nếu chẳng may thiết bị bị rơi, trong khi số khác ngạc nhiên khi chi 400.000 USD để bảo vệ cho một điện thoại giá hơn 1.000 USD.

Trước đó, Luxury Brikk (liên doanh Mỹ - Trung) đã bán một mẫu ốp lưng cho iPhone 7 với giá từ 5.000 USD đến 1,3 triệu USD, hay bộ ốp cho iPhone 8 Plus của Grey (Singapore) cũng lên tới 1.345 USD.

Bảo Lâm

FaceTime lại bị than phiền sau khi cập nhật lỗi nghe lén

Đăng Nguyên

Apple vô tình hạn chế tính năng thêm thành viên khi trò chuyện bằng FaceTime trong bản cập nhật mới khiến người dùng cảm thấy khó chịu.

Theo Macrumors, nhiều tài khoản Twitter cho biết không thể thêm thành viên khi trò chuyện FaceTime giữa hai người với nhau. Nếu muốn gọi nhóm, người gọi buộc phải bắt đầu với hai người khác trở lên. Vấn đề xảy ra trên iPhone, iPad đã cập nhật iOS 12.1.4 mới nhất.

Tính năng thêm người trên FaceTime. Ảnh: Macrumors.

Tính năng thêm người trên FaceTime. Ảnh: Macrumors.

Ở các phiên bản cũ, người dùng vẫn có thể thêm thành viên bất cứ lúc nào mình muốn. Nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội họ cảm thấy khó chịu vì buộc phải tắt FaceTime và thực hiện lại từ đầu nếu gọi nhóm. Thậm chí, một số tin lỗi bảo mật trước đó vẫn chưa được sửa chữa khi thấy tính năng thêm thành viên không hoạt động.

Trước phản ánh của người dùng, tài khoản hỗ trợ Apple Support trên Twitter chỉ hướng dẫn "thực hiện cuộc gọi với ít nhất hai người trở lên" nếu muốn dùng Group FaceTime.

Cuối tháng 1, nhiều người than phiền trên Reddit và trang hỗ trợ Apple về lỗi FaceTime, khiến người gọi nghe âm thanh ở đầu bên kia dù phía nghe chưa nhấc máy. Lỗ hổng ảnh hưởng tới iPhone, iPad hay máy tính Mac. Apple sau đó tạm khóa tính năng này và khắc phục trong bản cập nhật iOS 12.1.4. Tuy vậy, phiên bản mới lại dính hàng loạt lỗi nghiêm trọng khác, như mất Wi-Fi, 4G hay thậm chí là không nhận sim.

Bảo Lâm

Ấn Độ có thể sắp kiểm duyệt Internet như Trung Quốc

Đăng Nguyên

Luật mới cho phép chính phủ Ấn Độ kiểm soát những nội dung "nhạy cảm" từ các công ty Internet nước ngoài.

Theo NYTimes, chính phủ Ấn Độ đề xuất bộ quy tắc yêu cầu các công ty Internet như Facebook, Google, Twitter, TikTok... Có thể phải xóa bài viết hay video mà họ cho là phỉ báng, xâm phạm quyền riêng tư, thù hận hoặc lừa đảo. Những nhà cung cấp dịch vụ này cũng sẽ phải xây dựng công cụ lọc tự động nhằm ngăn chặn người dùng tiếp cận nội dung được cho là không phù hợp.

Một số người dân Ấn Độ đang truy cập Internet bằng smartphone. Ảnh: NYTimes.

Một số người dân Ấn Độ đang truy cập Internet bằng smartphone. Ảnh: NYTimes.

Dự thảo có thể được chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi áp dụng bất cứ lúc nào, sau khi giai đoạn đóng góp ý kiến công khai kết thúc. Chính quyền Ấn Độ được cho là sẽ đẩy nhanh việc áp dụng luật mới trước khi bầu cử toàn quốc diễn ra trong những tháng tới.

Một số nhóm ủng hộ tự do nhân quyền và các nhà phê bình cho rằng, những thay đổi này sẽ vi phạm hiến pháp, đi ngược lại với quyền tự do ngôn luận và riêng tư của người dân. Ấn Độ trước đó đã có nhiều động thái ưu tiên doanh nghiệp nội địa tương tự Trung Quốc.

Năm ngoái, nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu đã ban hành bộ quy tắc để bảo vệ dữ liệu trực tuyến của mọi người một cách cứng rắn, đồng thời buộc phía cung cấp dịch vụ phải thay đổi một số điều khoản để phù hợp tình hình thực tế. Trung Quốc từ lâu đã sử dụng một hệ thống bộ lọc gọi là Great Firewall để chặn nội dung nhạy cảm cũng như dịch vụ bất hợp pháp từ bên ngoài. Theo NYTimes, hơn 50 nước đã đưa ra luật mới nhằm kiểm soát người dân của họ dùng Internet.

Lâm Anh

Sony đang 'hụt hơi' trước các đối thủ

Đăng Nguyên

Chiến lược bảo thủ, không tận dụng được công nghệ sẵn có khiến mảng điện thoại của Sony đi xuống và có nguy cơ trở thành "HTC thứ hai".

Sony là thương hiệu không xa lạ trên thị trường di động. Trong những năm 2000, không ít mẫu điện thoại nghe nhạc hay, chụp ảnh đẹp được đón nhận dưới liên doanh Sony Ericsson. Năm 2007, thị phần điện thoại Sony Ericsson chiếm khoảng 9% trên toàn cầu.

Sony từng có tham vọng lớn với smartphone Android. Ảnh: Phonearena.

Sony từng có tham vọng lớn với smartphone Android. Ảnh: Phonearena.

Đến 2010, liên doanh này lần đầu bước chân vào thế giới Android với một số model đáng chú ý, như Xperia X10 và Xperia Arc. Một năm sau, Sony quyết định mua lại cổ phần của Ericsson và đổi tên bộ phân di động là Sony Mobile.

Sau khi đạt được 5% thị phần smartphone toàn cầu năm 2013, Sony Mobile đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới. Thậm chí, họ còn muốn trở thành "Apple trong giới Android" bằng những sản phẩm cao cấp.

Sai lầm đầu tiên

Khác với iOS chỉ dành riêng cho iPhone, thế giới Android rộng lớn hơn nhiều. Người dùng có rất nhiều lựa chọn từ Samsung, HTC... Để có trải nghiệm tương tự, nhưng Sony có vẻ không nhận ra điều này. Đưa ra giá bán cao hơn mặt bằng chung để xây dựng hình ảnh cao cấp, trong khi không thực sự có tính năng đột phá khiến hãng bắt đầu trượt dài. Từ 2014, lượng máy bán ra sụt giảm, chiến lược tiếp thị lại tỏ ra không hiệu quả và hãng cũng không giảm giá để thu hút khách hàng.

Một trong những sai lầm của Sony tại thị trường Mỹ là hời hợt trong việc liên kết cùng nhà mạng. Nguyên nhân được cho là do Sony không muốn thực hiện các điều chỉnh cho điện thoại mà nhà mạng yêu cầu, cũng như không đạt thỏa thuận chia doanh thu. Do đó, doanh số bán hàng giảm đáng kể và việc quảng bá thương hiệu với khách hàng tiềm năng bị hạn chế.

Thiết kế bảo thủ

Khi còn liên doanh với Ericsson, Sony thường thử nghiệm thiết kế và hình dạng khác nhau cho điện thoại. Thế nhưng, từ khi hoạt động độc lập, họ lại hướng tới những mẫu trông nghiêm túc hơn, phù hợp với doanh nhân.

Hầu hết smartphone Sony đều có thiết kế tương tự nhau. Ảnh: Phonearena.

Hầu hết smartphone Sony đều có thiết kế tương tự nhau.

Trong nhiều năm, hãng điện tử Nhật liên tục ra các dòng Xperia gần giống nhau cả về kiểu dáng lẫn trải nghiệm phần mềm và áp dụng từ bản giá rẻ đến cao cấp. Sự bảo thủ này khiến người dùng cảm thấy nhàm chán và dần chuyển sang iPhone hoặc những mẫu Android đa dạng hơn.

Sony cũng có một vài nỗ lực đổi mới, đáng chú ý nhất là Tablet P - máy tính bảng năm 2011 có hai màn hình, có thể gập lại. Tuy vậy, công nghệ khi đó chưa đủ để nó hữu dụng trong thực tế, khiến sản phẩm bị "khai tử" sau một thời gian ngắn.

Không tận dụng được lợi thế

Một trong những lợi thế của Sony là khả năng chụp ảnh. Hãng có hẳn một công ty con chuyên sản xuất cảm biến máy ảnh cho rất nhiều smartphone hiện nay, có cả iPhone XS Max.

Trong thời gian dài, Sony đặt cược vào cảm biến 23 megapixel trên Xperia, trong khi các đối thủ như Samsung, HTC, Apple dùng cảm biến 12 megapixel. Không ít người nghĩ rằng công ty Nhật đang nắm lợi thế, nhưng thực tế là cảm biến độ phân giải 12 "chấm" cho hình ảnh với độ nhiễu kỹ thuật số thấp hơn, từ đó ảnh chụp rõ ràng hơn dù số pixel thấp hơn. Việc không sử dụng chống rung quang học (OIS) khá lâu, cũng như ưu tiên một số tính năng kém thiết thực, như quay video 960 khung hình/giây, cũng làm cho smartphone Xperia mất lợi thế trước đối thủ.

Sony quá muộn trong việc thay đổi để phù hợp xu thế. Ảnh: Phonearena.

Sony chậm chạp thay đổi để phù hợp xu thế.

Sony còn chậm thích ứng với xu hướng thị trường. Chiếc flagship màn hình OLED đầu tiên của họ xuất hiện năm ngoái, dù các nhà sản xuất khác khác có từ lâu. Cũng phải đến 2018, thiết kế viền mỏng mới được Sony áp dụng sau thời gian dài trung thành với thiết bị có viền trên và dưới dày cộm. Chưa kể, họ còn loại bỏ giắc cắm tai nghe, đồng nghĩa khả năng nghe nhạc - điều từng là niềm tự hào trong quá khứ - bị hạn chế.

Từ tham vọng trở thành đế chế Android, Sony hiện sản xuất không nhiều smartphone và cũng âm thầm rút lui tại một số thị trường, như Đông Nam Á. Theo báo cáo của Sony, họ chỉ xuất xưởng khoảng 7 triệu điện thoại năm 2018, tương đương lượng máy bán ra trong hai tuần của ba nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới. Một số chuyên gia cho rằng, nguy cơ trở thành "HTC thứ hai" của Sony hoàn toàn là điều có thể.

Bảo Lâm (theo PhoneArena)

Đánh bạc, khiêu dâm và góc khuất về ứng dụng cho iPhone, iPad

Đăng Nguyên

Lợi dụng chính sách của Apple, một số công ty đã phân phối phần mềm đánh bạc, đồi trụy, vi phạm bản quyền mà không thông qua App Store.

Chương trình Nhà phát triển doanh nghiệp được Apple tạo ra nhằm hỗ trợ phân phối ứng dụng nội bộ cho tập đoàn, chính phủ và các tổ chức. Trong điều khoản dịch vụ, Apple cấm sử dụng nó vào bất kỳ mục đích khác, tuy nhiên nhiều công ty trong đó có cả Google, Facebook đã lợi dụng chính sách này.

Một ứng dụng khiêu dâm có thể cài trên iOS thông qua chứng chỉ doanh nghiệp. Ảnh: TechCrunch

Một ứng dụng khiêu dâm có thể cài trên iOS thông qua chứng chỉ doanh nghiệp. Ảnh: TechCrunch

Theo Reuters, chứng chỉ doanh nghiệp bị lợi dụng để phân phối phiên bản lậu của các phần mềm phổ biến cho iPhone, iPad như Minecraft , Spotify Pokémon Go. Chẳng hạn, TutuApp cung cấp trò chơi Minecraft bản miễn phí, trong khi đúng ra người dùng phải trả tiền. Hay AppValley đưa ứng dụng nghe nhạc Spotify đã được loại bỏ quảng cáo.

Một điều tra của TechCrunch cũng phát hiện "hàng tá ứng dụng khiêu dâm, chương trình đánh bạc bằng tiền thật nằm ngoài vòng giám sát của Apple". Giống những ứng dụng lậu ở trên, các chương trình này được phân phối không thông qua kho ứng dụng App Store, bởi nếu đưa lên thì nó sẽ không được Apple phê duyệt.

Trả lời việc một số công ty lợi dụng chương trình Nhà phát triển doanh nghiệp để phân phối các ứng dụng bất hợp pháp, Apple cho biết sẽ xem xét và chấm dứt nếu phát hiện vi phạm. Thực tế, ngay cả khi Google và Facebook không tuân thủ, Apple đã không ngần ngại rút chứng nhận của họ.

Game đánh bài đổi tiền thật trên iPhone, iPad.

Game đánh bài đổi tiền thật trên iPhone, iPad.

Apple nhiều lần bị chỉ trích vì chính sách phê duyệt ứng dụng khắt khe trên App Store và điều này đến nay vẫn chưa được thay đổi. Tuy nhiên, một số người lại ca ngợi vì công ty sẵn sàng gỡ các chương trình vi phạm chính sách riêng tư, các ứng dụng vi phạm chính sách hay truyền bá thông tin sai lệch. Việc kiểm soát của Apple không hoàn hảo nhưng đem lại nhiều mặt tích cực.

Ngược lại, Google Play của nền tảng Android ít nghiêm ngặt hơn, dễ cài đặt các ứng dụng không được phân phối qua kho mà Google kiểm soát. Có thể nói iOS và Android đi theo hai "trường phái" khác nhau, đem đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.

Lỗi khiến iPhone bị treo tạm thời chỉ bằng một giọng nói

Đăng Nguyên

Khi nói từ "hyphen" (gạch nối) nhiều hơn ba lần, iPhone lập tức bị treo và sau đó chuyển về màn hình khóa.

Những iPhone gặp lỗi thường được kích hoạt sẵn tính năng Dictation - Đọc chính tả (người dùng có thể vào Cài đặt > Cài đặt chung > Bàn phím > Đọc chính tả để tắt/bật).

Lỗi khiến iPhone bị treo tạm thời chỉ bằng một giọng nói

Lỗi khiến iPhone bị treo tạm thời chỉ bằng một giọng nói

Lỗi khiến iPhone bị crash.

Để thử, người dùng mở iPhone vào màn hình chính, vuốt sang trái, sau đó nhấn vào biểu tượng micro rồi nói liên tục từ "hyphen" nhiều hơn ba lần. Khi nói, ngôn ngữ bàn phím phải chuyển sang tiếng Anh. Thử nghiệm cho thấy, iPhone chạy iOS phiên bản 11 và 12 (trong đó có cả iOS 12.1.4 mới nhất) đều bị ảnh hưởng.

Lỗi xảy ra khi nhập liệu bằng giọng nói, trong khi vẫn bình thường nếu sử dụng bàn phím ảo. Hiện chưa có cách khắc phục triệt để vấn đề này, trừ tạm thời tắt tính năng Đọc chính tả.

Đây không phải là lần đầu iPhone gặp vấn đề khi nhập văn bản. Năm 2015, một số người phát hiện có thể đóng băng iPhone bằng cách gửi một chuỗi các ký tự Unicode không phổ biến đến thiết bị khác. Đầu năm ngoái, một số iPhone cũng bị treo khi nhận tin nhắn chứa một ký tự trong ngôn ngữ Ấn Độ. Thông thường, Apple sẽ khắc phục sự cố bằng bản cập nhật mới.

Bảo Lâm

Nông dân Trung Quốc thoát nghèo nhờ ứng dụng video ngắn

Đăng Nguyên

Các ứng dụng video ngắn được chứng minh là một cách hiệu quả để nhà nông dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng ở thành thị.

Năm 2017, Gao Yulou và vợ Wang Jiao bỏ công việc có thu nhập ổn định tại thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để về quê làm nông dân trồng xoài.

Theo ChinaDaily, cảm hứng của việc này bắt nguồn khi Gao thấy một người bán trái cây qua video trực tuyến. Anh nhận thấy các video này có tỷ lệ xem cao và khiến mọi người khao khát được thử những gì họ đã xem. Quê anh ở Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, vùng sản xuất xoài lớn thứ ba của Trung Quốc, nổi tiếng với những trái xoài chín muộn và có chất lượng cao.

Ở quê nhà, Gao cùng vợ trồng hơn 2.000 cây xoài. Năm 2018, cả hai bắt đầu ghi lại và chia sẻ các video về đặc sản địa phương qua Kuaishou, một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video phổ biến trong cộng đồng nông thôn và người lao động nhập cư.

Nhờ sự xuất hiện vô tình của cô con gái đáng yêu, các video của hai vợ chồng nhanh chóng nổi tiếng. Tài khoản của họ hiện có 1,82 triệu người theo dõi. Kênh bán hàng của họ lấy trái cây từ 63 nông dân trong vùng và đã bán được hơn 85 tấn xoài. Mỗi tháng, họ thu về hơn 30.000 yuan (khoảng 103 triệu đồng) tiền bán nông sản, một nửa trong số đó đến trực tiếp từ Kuaishou.

"Chúng tôi luôn ghi lại cuộc sống của mình. Đây không chỉ như một phần mềm mà đã trở thành một phần trong cuộc sống. Chúng tôi hy vọng khám phá ra một cách mới, thông qua nội dung video và thương mại điện tử để góp phần hồi sinh cho các vùng nông thôn", Gao nói.

Một nông dân đang livestream việc câu tôm sông lên mạng xã hội ở tỉnh Hồ Nam. Ảnh ChinaDaily

Một nông dân đang livestream việc câu tôm ở tỉnh Hồ Nam. Ảnh ChinaDaily

Thống kê cho thấy Kuaishou có hơn 3,75 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại 832 quận nghèo của Trung Quốc. Giải thích về sự phổ biến, Chen Sinuo, phó chủ tịch của Kuaishou, cho biết các đoạn video ngắn cho phép người dùng ở khu vực nông thôn thu hút sự chú ý từ công chúng. Bên cạnh đó là cơ hội thể hiện cuộc sống và ý thức, cũng như giúp họ nhận ra và có cảm giác tự hào về bản sắc riêng.

Những người trong ngành nói các nền tảng như Kuaishou có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sinh thái nông thôn và du lịch. Đặc biệt là nếu các doanh nhân ở khu vực nông thôn biết tìm cách khai thác sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội.

Theo số liệu từ Kuaishou, hơn 16 triệu người ở khu vực nông thôn đã nhận được thu nhập thông qua nền tảng này trong 2018, trong đó có khoảng 3,4 triệu người đến từ các khu vực bị xếp hạng nghèo đói cấp quốc gia. Công ty cũng hợp tác với các dịch vụ thương mại điện tử như Taobao hay Youzan, được hỗ trợ bởi các công ty lớn như Alibaba hay Tencent, để hỗ trợ người dân buôn bán và vận chuyển hàng hóa.

Đối thủ lớn nhất của Kuaishou là Douyin cũng đang nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển, bằng cách đưa ra tính năng giỏ hàng nhằm hỗ trợ việc mua bán trực tuyến.

Theo số liệu từ QuestMobile tính đến 9/2018, Kuaishou có 257 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong khi Douyin là 230 triệu. Doanh thu của ngành công nghiệp video ngắn đạt 14,01 tỷ nhân dân tệ (khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng) trong năm 2018, tăng 520,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này dự kiến sẽ vượt 55 tỷ nhân dân tệ (188,4 nghìn tỷ đồng) vào 2020, theo công ty nghiên cứu thị trường iResearch.

"Phương pháp công khai sản phẩm thông qua các nền tảng video ngắn có thể giải quyết vấn đề doanh số bán hàng nông sản bị sụt giảm do thiếu nguồn lực và kênh phân phối", Zhang Xintian, nhà phân tích của iResearch cho biết. "Người dùng có thể tìm hiểu về các sản phẩm nông nghiệp tự nhiên và chất lượng cao thông qua các video ngắn, trải nghiệm cuộc sống nông thôn và nâng cao hơn nữa nhận thức của họ". Ông cũng nói việc hợp tác giữa các nền tảng video ngắn và các trang web thương mại điện tử là một mô hình thương mại thú vị, bởi nó giúp định hướng lưu lượng truy cập một cách chủ động.

Ma Shicong, nhà phân tích của công ty tư vấn Internet Anatysys, cho biết người dùng di động trẻ tuổi đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với video ngắn. Bắt nguồn từ việc thời gian rảnh của họ có xu hướng bị phân mảnh. Theo cô, hiện Kuaishou được ưa chuộng bởi những người sống ở các thành phố hạng ba và bốn, trong khi Douyin phổ biến trong giới trẻ ở các thành phố hạng nhất và hạng hai.

"Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng video ngắn sẽ không tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn, vì đầu tư ban đầu rất lớn. Chúng tạo ra thu nhập thông qua doanh thu quảng cáo, phí thành viên và các dịch vụ giá trị gia tăng khác", Ma nói thêm.

Facebook đối mặt với án phạt tỷ USD vụ Cambridge Analytica

Đăng Nguyên

Khoản phạt được đánh giá kỷ lục với một công ty công nghệ, nhằm vào Facebook sau bê bối Cambridge Analytica khiến dữ liệu hàng triệu người bị xâm phạm.

Theo Washington Post, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Facebook đang đàm phán giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư, trong đó tập trung vào việc mạng xã hội này chia sẻ trái phép dữ liệu của 87 triệu người dùng với Cambridge Analytica - công ty tư vấn chính trị của Anh đã phá sản năm ngoái. FTC được cho là đề xuất một khoản phạt nhưng phía Facebook chưa đồng ý. Nếu không đạt thỏa thuận, hai bên có thể phải nhờ đến sự giải quyết của tòa án.

Bê bối Cambridge Analytica tiếp tục khiến Facebook lao đao. Ảnh: Fortune.

Bê bối Cambridge Analytica tiếp tục khiến Facebook lao đao. Ảnh: Fortune.

Vướng mắc nằm ở khoản tiền mà FTC yêu cầu lên tới hàng tỷ USD. Dù chưa tiết lộ con số chính xác, nó được dự đoán là số tiền nộp phạt lớn nhất mà FTC đưa ra với một công ty công nghệ.

Khoản tiền phạt lớn nhất FTC áp dụng cho một công ty công nghệ là 22,5 triệu USD, dành cho Google năm 2012, cũng liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Trong khi đó, mức phạt cao nhất thuộc về công ty dược phẩm Teva Pharmaceutical Industries năm 2015, lên tới 1,2 tỷ USD do vi phạm luật chống độc quyền.

Năm ngoái, Facebook cũng bị Văn phòng Ủy viên Thông tin Anh (ICO) phạt 500.000 bảng Anh (khoảng 645.000 USD) vì thu thập và để lộ thông tin thành viên.

Bê bối Cambridge Analytica bắt đầu từ 2015 khi công ty này mua dữ liệu từ Aleksandr Kogan, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge. Sự việc được Guardian thông báo cho Facebook và mạng xã hội này cấm Kogan khỏi nền tảng của mình, đồng thời yêu cầu ông cũng như Cambridge Analytica chính thức xác nhận rằng họ đã xóa dữ liệu.

Tuy nhiên đầu tháng 3/2018, Facebook mới biết Cambridge Analytica không hề xóa dữ liệu như tuyên bố. Thông tin của 87 triệu thành viên Facebook được cho là đã sử dụng vào mục đích chính trị, liên quan đến chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump. Scandal cũng khiến CEO Facebook phải điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Như Phúc

Apple nhượng bộ Qualcomm để được bán iPhone ở Đức

Đăng Nguyên

iPhone 7 và iPhone 8 tại Đức có thể chỉ có phiên bản chạy modem Qualcomm nếu được bán lại trong tương lai.

Cuối tháng 12, tòa án Đức tuyên bố Apple sử dụng trái phép sáng chế của Qualcomm, liên quan tới tính năng giúp điện thoại di động tiết kiệm năng lượng khi gửi và nhận tín hiệu không dây. Công ty iPhone sau đó buộc phải rút iPhone 7 và 8 khỏi 15 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến tại Đức.

Theo Reuters, hiện Apple đang nỗ lực đàm phán với Qualcomm để bán trở lại những mẫu iPhone chạy chip mạng của hãng này, chỉ loại bỏ những mẫu iPhone 7 và 8 tích hợp modem Intel.

Apple nhượng bộ Qualcomm để được bán iPhone ở Đức

Apple đang tìm cách bán trở lại iPhone 7 và iPhone 8 tại Đức. Ảnh: 9to5mac.

Một số chuyên gia đánh giá, động thái của Apple là hiếm hoi, nhưng dễ hiểu trước bối cảnh doanh số iPhone ngày càng đi xuống tại nhiều thị trường. Trước đó, chính công ty cũng thừa nhận chỉ Qualcomm mới đáp ứng modem 4G cho iPhone.

Ngoài Đức, Apple cũng bị cấm bán nhiều mẫu iPhone tại Trung Quốc năm ngoái do vi phạm sáng chế Qualcomm. Để lách luật, hãng liên tục nâng cấp iOS, nhưng một số phiên bản sau đó phát sinh lỗi gây phiền toái cho người dùng.

Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Qualcomm vẫn diễn ra phức tạp. Công ty iPhone bắt đầu khởi kiện từ 2017, cáo buộc Qualcomm sử dụng các bằng sáng chế để ép buộc mua modem của mình với giá cao. Qualcomm cũng tố Apple vi phạm bản quyền sáng chế và yêu cầu cấm bán một số iPhone tại Mỹ nhưng không thành công.

Tháng 11/2018, CEO Steve Mollenkopf của Qualcomm cho biết họ "lưỡng lự" trong việc giải quyết tranh chấp với Apple, ngụ ý cả hai có thể đàm phán riêng. Tuy nhiên, công ty Cupertino (Mỹ) từ chối và muốn giải quyết tại tòa.

Bảo Lâm

'Các công ty công nghệ chưa quyết liệt ngăn chặn lăng mạ trực tuyến'

Đăng Nguyên

Trả lời phỏng vấn nhà đồng sáng lập trang tin công nghệ Recode, nhà báo Kara Swisher , qua mạng xã hội Twitter, CEO Dorsey cho biết xét ở khía cạnh "trách nhiệm công nghệ", ông chỉ tự chấm cho mình thang điểm C. Ông Dorsey cũng nhận định Twitter nói riêng và các công ty tại Thung lũng Silicon nói chung thời gian qua đã đạt một số tiến bộ, song còn rải rác, chưa đầy đủ và thậm chí còn tạo gánh nặng đối với các nạn nhân bị lăng mạ trực tuyến.

CEO Dorsey cho rằng việc thiếu động lực, tư duy còn ngắn hạn, khép kín, rời rạc và thiếu sự đa dạng đang cản trở Twitter giải quyết các vấn đề trên.

Tuy nhiên, ông đánh giá nỗ lực của mạng xã hội này trong việc phối hợp với các chính phủ nhằm chống lại mối đe dọa về tin tức giả mạo liên quan tới các cuộc bầu cử đã góp phần nâng cao vị thế của Twitter.

Twitter, cùng mạng xã hội Facebook, đang vấp phải nhiều chỉ trích xung quanh các bài viết có tính lăng mạ, các tài khoản giả mạo và những câu chuyện, những tin tức thiếu chính xác. Do đó, công ty công nghệ này đang mạnh tay đầu tư vào giải pháp nhằm bảo vệ những người dùng mạng xã hội Twitter.

Theo VietnamPlus

Anh có thể cấm mạng xã hội vì những nội dung có hại

Anh có thể cấm mạng xã hội vì những nội dung có hại

Các công ty truyền thông xã hội có thể bị cấm hoạt động ở Anh nếu không xóa những nội dung có hại.