Sổ da cao cấp, Xưởng sản xuất sổ da, sổ tay theo yêu cầu

Thursday 22 February 2018 Đăng Nguyên

sổ bìa da còn được gọi là sổ tay da là 1 sản phẩm quà tặng được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, bởi tính thuận tiện và hữu ích của nó, với một cuốn sổ được bọc bằng 1 lớp da cao cấp, mềm mại, đem lại sự sang trọng và đẳng cấp cho người sử dụng.

sổ da cao cấp là 1 cánh tay trợ lý đắc lực cho các người bận rộn công việc để ghi chép, lưu giữ những điểm quan trọng của công việc, thông tin về đối tác, thể hiện được tính chuyên nghiệp.

Liên hệ in ấn và sản xuất sổ da : Email : indangnguyen@gmail.com

Với rất nhiều tính năng lý tưởng trên khiến cho sổ bìa da cao cấp phát triển thành công cụ không thể thiếu trong công việc hàng ngày, bên cạnh đó thì các công ty, cơ quan đoàn thể còn nhận ra sổ da cao cấp có 1 tác dụng rất lý tưởng và mang lại hiệu quả to lớn, đó chính là việc biến cuốn sổ được bọc da mềm mại, sang trọng thành một công cụ marketing, truyền thông, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm … tiếp cận được khách hàng mục tiêu với quy mô rộng lớn nhưng chi phí lại phải chăng.

Việc in logo, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, slogan ấn tượng … lên trên bề mặt sổ bìa da cao cấp, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người sử dụng cũng như những người xung quanh, kết hợp với tính chất năng động, sổ tay da còn được dùng làm các món quà cao cấp giành cho những đối tác, quý khách hàng hàng, khách hàng … vừa đảm bảo được mối quan hệ với khách hàng, vừa giúp quảng bá thương hiệu của quý khách hàng đến với khách hàng mục tiêu và tiềm năng.

IN ĐẲNG NGUYÊN

Địa chỉ : Số 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Email : indangnguyen@gmail.com

Hotline : 0914 006 627 (Vũ Nga) - 0961 099 899 (Mr. Cương)

Website : http://indangnguyen.blogspot.com/2018/02/so-da-cao-cap-co-so-san-xuat-so-da-theo-yeu-cau.html

Nông dân Trung Quốc cưỡi xe tự cân bằng đi làm đồng

Wednesday 21 February 2018 Đăng Nguyên


Cuộc sống của một nữ nông dân đã trở nên thoải mái hơn khi công việc đồng áng cần 3 tiếng để làm nay có thể xong trong 40 phút.


Gong Rongniang, một nông dân 55 tuổi ở làng Futou, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, đã mua một chiếc xe tự cân bằng cách đây hai năm, được bán trực tuyến với mức giá chiết khấu là 2.000 NDT (khoảng hơn 7 triệu đồng).


Sau đó, cô chỉ cần 3 giờ để học cách sử dụng nhuần nhuyễn. Từ đó, thiết bị này trở thành phương tiện giao thông chính của cô, đóng vai trò cấp thiết trong sinh hoạt hằng ngày bởi khả năng vận chuyển ấn tượng.

Theo Medium, nữ nông dân này nói rằng những công việc mất 3 giờ để hoàn thành trước đây, nay chỉ cần 40 phút để xử lý. Mỗi ngày, những người dân trong làng đều thấy một người phụ nữ vác trên vai quang gánh với 60 cân rau cải, lướt trên một chiếc xe cân bằng đi lại trên đường.

Tuy nhiên, chỉ gần đây, khi những hình ảnh và video về Rongniang được chia sẻ và lan truyền mạnh mẽ trên Weibo, sự việc mới thu hút sự chú ý của truyền thông.




Nhiều người bình luận vui rằng nông dân ở nơi này đã "lạc hậu về mặt kinh tế" đến mức phải quay trở lại dùng xe hai bánh thay vì xe ba bánh như thường thấy ở những vùng nông thôn khác.

Sự nổi tiếng bất ngờ này cũng mang lại tên tuổi cho Segway, đơn vị sản xuất chiếc xe cân bằng người phụ nữ này sử dụng. Mặc dù phát minh này đã từng được miêu tả là "tương lai của giao thông vận tải", công ty sau đó đã phát hiện ra rằng ngoài việc được các nhân viên bảo vệ sử dụng trong trung tâm mua sắm, không nhiều người quan tâm đến sự hữu ích của nó.



Segway là công ty sản xuất thiết bị di chuyển cá nhân hai bánh của Mỹ, tuy nhiên, sản phẩm của hãng này đã bị sao chép nhiều bởi các công ty Trung Quốc. Năm 2015, Ninebot, một công ty khởi nghiệp về xe hơi đã bị Segway đâm đơn kiện. Và để giải quyết những rắc rối pháp lý, công ty này đã mua ngược lại Segway với sự đầu tư 80 triệu USD từ Xiaomi.

Mai Anh

Một phụ nữ được cứu sống nhờ ứng dụng FaceTime

Đăng Nguyên


Bà Opokua Kwapong bị đột quỵ khi đang gọi FaceTime với chị gái,.


Opokua Kwapong, sống một mình ở thành phố New York (Mỹ), mới đây đã vượt qua "cửa tử" nhờ ứng dụng FaceTime trên iPhone với em gái Adumea Sapong đang sống ở Manchester (Anh).



Opokua Kwapong.


"Em tôi nhìn tôi và nói rằng tôi trông không ổn. Cô ấy cũng hỏi rằng tôi đang nói lảm nhảm gì đó, nhưng tôi không tin và cho rằng nó đang làm mọi việc rối rắm thêm", người phụ nữ 58 tuổi nhớ lại.

Còn Sapong cho biết: "Khi tôi gọi Opokua qua Facetime, chị ấy nói rằng mình cảm thấy không khỏe, mệt mỏi và khó ngồi dậy. Tôi đã khuyên chị ấy dùng một ít thuốc. Chị ấy đã cố lấy một cốc nước nhưng không thể, sau đó tôi nhận thấy trên FaceTime khuôn mặt chị Opokia gục xuống. Tôi bảo chị phải ngẩng lên và gọi bác sĩ ngay lập tức".

Không thuyết phục được chị mình, bà Sapong đã nói chuyện với một người chị em khác là bác sĩ và nhận ra rằng tình huống có vẻ tệ hơn cô nghĩ. Cô gọi lại cho Opokua và thuyết phục bà gọi số cấp cứu 911.

Ở bệnh viện, người phụ nữ này được chẩn đoán là có một cục máu đông trong não. Đây là một vấn đề nguy hiểm bởi nó gây gián đoạn việc cung cấp máu cho các phần của não và là nguyên nhân của các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, FaceTime đã cứu sống tôi", người phụ nữ này chia sẻ. "Nếu em gái tôi không nhận thấy có điều gì đó không ổn, mọi thứ có thể đã khác".



Chiếc iPhone đã cứu sống Opokua Kwapong.


Opokua Kwapong cũng cho biết công nghệ cũng giúp đỡ bà rất nhiều trong công việc. Giờ người phụ nữ làm việc trong ngành thực phẩm này dựa rất nhiều vào các cuộc họp trực tuyến bởi không thể di chuyển nhiều như trước đây.

"Bạn nghe rất nhiều câu chuyện tiêu cực về Internet và công nghệ, nhưng tôi nghĩ đây là một ví dụ về cách mà công nghệ có thể là một điều tốt", em gái của bà Kwapong nói. "Nếu không sử dụng FaceTime, cuộc trò chuyện của chị em tôi bây giờ có lẽ đã khác đi rất nhiều".

Mai Anh

Nhân viên Apple thường xuyên đập đầu vào kính

Đăng Nguyên


Những cánh cửa kính trong suốt tuyệt đẹp tại trụ sở phi thuyền đang là nguyên nhân gây ra hàng loạt rắc rối cho các nhân viên của Apple.


Theo MarketWatch, Apple đã nhiều lần phải gọi cứu thương hỗ trợ nhân viên của mình bởi họ thường xuyên vô tình đập đầu vào các bức tường kính trong khuôn viên trụ sở phi thuyền mới. Không ai phải nhập viện, nhưng một số phải sơ cứu với các vết xước nhỏ ở đầu.


Trong ngày đầu tiên Apple Park mở cửa, 7 người đã bị thương bởi đã lao thẳng vào tường kính. Tất nhiên, số liệu chỉ ghi nhận các trường hợp tự báo cáo bởi vết thương quá lớn, ngoài ra còn nhiều trường hợp va chạm nhẹ khác.

Apple Park được ​​khai trương từ năm ngoái, nhưng nhiều công trình chỉ mới bắt đầu cho nhân viên vào làm việc đầu năm nay. Sau nhiều sự cố, một số nhân viên đã sử dụng giấy ghi chú để đánh dấu vị trí của các bức tường. Tuy nhiên, sau đó các tờ giấy này đã được gỡ bỏ vì "chúng làm giảm vẻ đẹp của thiết kế tổng thể tòa nhà".

Mặc dù các nhân viên có thể xem nhẹ vấn đề này, theo luật pháp Mỹ, Apple có thể bị kiện vì vi phạm các quy định về nơi làm việc. Luật bang California yêu cầu nhân viên phải được "bảo vệ chống lại nguy cơ va chạm với kính bằng các rào chắn hoặc dấu hiệu lâu bền", vì vậy, công ty Mỹ này có thể bị phạt nếu không tìm ra các giải pháp tốt hơn cho việc đánh dấu cửa và tường.

Đây không phải là lần đầu tiên Apple gặp rắc rối trong việc sử dụng vật liệu kính để mở rộng tầm nhìn trong các kiến ​​trúc của mình. Năm 2012, một người phụ nữ 83 tuổi tại Mỹ đã kiện Apple sau khi đập mũi vào một cánh cửa tại Apple Store.

Mai Anh

Tốc độ 4G tại Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á

Đăng Nguyên


Tốc độ 4G trung bình tại Việt Nam đạt 21,49 Mb/giây, đứng trước các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia... và chỉ thua Singapore.


Theo số liệu vừa được công bố bởi OpenSignal, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng và tốc độ mạng 4G thuộc mức trung bình. Số liệu được thống kê trên toàn thế giới, với 58.752.909.949 lượt đo đạc từ gần 5 triệu thiết bị từ ngày 1/10 đến 29/12/2017.



Mức độ phủ sóng 4G tại Việt Nam so với thế giới.


Cụ thể, mức độ phủ sóng 4G tại Việt Nam là 71,26%, vượt qua một số quốc gia phát triển khác như Italy (69,66%), Pháp (68,31%) hay Đức (65,67%). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp sau Thái Lan (85,58%), Singapore (84,43%) hay Malaysia (74,88%). Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là hai quốc gia có độ phủ sóng 4G lớn nhất thế giới với 97,49% và 94,7% tương ứng.



Tốc độ mạng 4G tại Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới nhưng đứng thứ hai tại Đông Nam Á.


Về tốc độ 4G, Việt Nam với 21,49 Mb/giây đã lần lượt vượt qua các quốc gia Đông Nam Á khác như Brunei (17,48 Mb/giây), Myanmar (15,56 Mb/giây), Thái Lan (9,6 Mb/giây) hay Indonesia (8,92 Mb/giây) và đứng sau Singapore - quốc gia có tốc độ mạng 4G đứng đầu thế giới với 44,31 Mb/giây. Việt Nam cũng đã vượt qua các quốc gia khác như Mỹ (16,31 Mb/giây), Hong Kong (17,73 Mb/giây) hay Ai Cập (16,68 Mb/giây).

Từ số liệu, các chuyên gia của OpenSignal cho rằng các nước có tốc độ mạng 4G dẫn đầu thế giới đã đi vào ổn định, không còn có mức tăng trưởng mạnh như các năm trước đây. "Tốc độ mạng có vẻ như đã đạt đến giới hạn 45 Mb/giây, không thể đạt con số lý tưởng 50 Mb/giây. Một số quốc gia đã bắt đầu chuẩn bị triển khai 5G vốn cho tốc độ kết nối cao hơn rất nhiều cũng khiến cho việc quan tâm tới 4G ít đi", một chuyên gia của OpenSignal nhận định.

Bảo Lâm

Thời gian người dùng dành cho Facebook tiếp tục giảm

Monday 19 February 2018 Đăng Nguyên


Mark Zuckerberg, CEO Facebook, thừa nhận tổng số thời gian người dùng dành cho mạng xã hội lớn nhất thế giới đã giảm 5%
.

"Các thay đổi về nội dung trên Facebook thời gian qua đã khiến số thời gian mọi người truy cập mạng xã hội giảm khoảng 50 triệu giờ mỗi ngày", Zuckerberg cho hay.

Sự đi xuống này xuất phát từ việc Facebook quyết định hiển thị ít video trên News Feed hơn. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, số lượng người dùng Facebook ở Mỹ và Canada sụt giảm. Facebook hiện thu hút 184 triệu người dùng mỗi ngày ở khu vực này trong quý vừa qua, giảm từ 185 triệu so với quý trước đó.



Ảnh minh họa: NewsToday


Trong năm 2017, Facebook liên tục phải đương đầu với các rắc rối. Họ bị quy trách nhiệm cho việc "dìm hàng" các kênh truyền thông chính thống, phát tán tin tức giả mạo, gây bức xúc, chia rẽ xã hội. Nổi bật là vụ bê bối chưa có hồi kết về vai trò của Facebook đến đâu trong việc tác động tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Giữa tháng 12/2017, các cơ quan báo chí lớn ở châu Âu, cùng kêu gọi các hãng dịch vụ Internet như Facebook phải trả phí cho nội dung tin tức được chia sẻ thông qua hệ thống của họ.

Zuckerberg mô tả 2017 là "một năm khó khăn" đối với mạng xã hội này.

Đầu năm 2018, Facebook công bố kế hoạch ưu tiên hiển thị nội dung từ bạn bè, người thân trên News Feed và giảm nội dung từ các nhà xuất bản, doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn bị chỉ trích rằng hành động đó là để bòn rút từ các nhà quảng cáo - những người phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn có cơ hội xuất hiện trên News Feed.

Trước đó, chia sẻ trên Business Insider, Brian Wieser, chuyên gia phân tích của Pivotal Research, cho biết thời gian mà người sử dụng dành cho Facebook đã giảm trong hai tháng liên tiếp. Số thành viên Facebook vẫn tăng cao, nhưng thời lượng sử dụng Facebook (như số lượt xem, thời gian truy cập...) lại giảm 0,1% trong tháng 9/2017 và giảm 0,9% trong tháng 8/2017 so với năm 2016. Nói cách khác, người dùng đang không thực sự sử dụng Facebook nhiều như trước.

Tỷ lệ suy giảm này tương đối nhỏ, nhưng ngược với tốc độ tăng trưởng thành viên của Facebook cũng như sự tăng trưởng của các đối thủ như Google. Chẳng hạn, lượng sử dụng công cụ tìm kiếm hay dịch vụ thư điện tử Gmail của Google tăng tới 50% so với năm ngoái. Ngay cả YouTube, gặp nhiều tai tiếng về các nội dung không an toàn cho trẻ nhỏ trong năm qua, cũng tăng trưởng 30% tính đến tháng 12/2017.

Châu An

Facebook giảm quảng cáo, tăng hiển thị nội dung của bạn bè

Đăng Nguyên


Mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ hạn chế nội dung từ nhà xuất bản, doanh nghiệp, người nổi tiếng để thay bằng thông tin của bạn bè.


Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đang tìm cách xây dựng Facebook theo hướng tích cực hơn, bỏ những tiêu cực và hạn chế gây thất vọng cho người dùng. Một trong những nỗ lực là thay đổi chính sách hiển thị trên bảng tin.



Mạng xã hội Facebook sẽ thay đổi chính sách hiển thị với người dùng.


Mạng xã hội này cho biết bắt đầu ưu tiên hiện các bài viết, chia sẻ của bạn bè, thành viên trong gia đình, các nhóm mà người dùng tham gia. Song song với đó, bài đăng của các thương hiệu và các hãng xuất bản nội dung sẽ bị giảm đi.

CEO của hãng, ông Zuckerberg cho biết những thay đổi thuật toán hiển thị được đưa ra sau một nghiên cứu cho thấy niềm vui của người dùng được hình thành từ sự kết nối với gia đình, bạn bè hơn là "đọc một bài báo hay xem video thụ động".

Số người dùng Facebook không ngừng tăng lên, vượt mốc hai tỷ thành viên vào giữa 2017, nhưng người dùng đang dành ít thời gian hơn cho mạng xã hội này. Facebook thường xuyên bị quy trách nhiệm cho việc "dìm hàng" các kênh truyền thông chính thống, phát tán tin tức giả mạo, gây bức xúc, chia rẽ xã hội. Nghiên cứu còn cho thấy mạng xã hội khiến người dùng bị cô lập, không thoả mãn…

Bảo Anh

Nghề duyệt bài đăng Facebook

Đăng Nguyên


Sarah Katz, một quản trị viên của Facebook, kể lại, cô phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng xem mọi thứ, từ ảnh khiêu dâm tới bạo lực.


Năm 2016, Sarah là một trong hàng trăm quản trị viên của mạng xã hội Facebook nhưng làm việc cho một cơ quan thuộc bên thứ ba của hãng ở California, Mỹ. Công việc của cô là xem xét các khiếu nại về nội dung không phù hợp trên mạng xã hội này.

"Facebook đã nói thẳng về các loại nội dung mà chúng tôi sẽ nhìn thấy", Sarah chia sẻ, "họ đưa ra quy định là chỉ dành một phút cho mỗi bài đăng để xem đó có phải là nội dung rác không và trong thời gian đó chúng tôi phải quyết định xem có cần xóa hay không". "Đôi khi chúng tôi cũng phải xóa cả tài khoản có liên quan", cô kể.



Sarah Katz.


Sarah cho hay, mỗi ngày, những nhân viên như cô sẽ xem xét trung bình khoảng 8.000 bài viết, trong 8 giờ làm việc, tương ứng khoảng một nghìn "post" mỗi giờ. "Tôi chỉ có thể miêu tả bằng một từ - vất vả", cô nói, "khi làm công việc này, bạn phải chuẩn bị tinh thần xem tất cả mọi thứ sau một 'cú' nhấp chuột".

Nội dung mà Sarah ám ảnh nhất là một bức ảnh khiêu dâm trẻ em. Cô kể, bức ảnh đó có 2 đứa trẻ, cậu bé khoảng 12 tuổi, cô bé khoảng 8, 9 tuổi, đứng đối diện, chạm vào nhau và không mặc quần áo. Dường như có ai đó ở ngoài đang yêu cầu chúng nó làm việc đó. "Điều đáng lo ngại là nếu duyệt ảnh này lên thì sẽ rất ảnh hưởng tới tới những đứa trẻ khác cùng tầm tuổi, nhưng đáng sợ hơn cả là có thể không phải ai đó sai khiến chúng mà chúng tự làm thế thật", Sarah chia sẻ.

Một dạng nội dung khác mà những quản trị viên Facebook như Sarah gặp phải là các hình ảnh bạo lực. Tuy nhiên, nó không bị quản lý nghiêm ngặt như nội dung khiêu dâm. "Bạn sẽ dần trở nên vô cảm với những hình ảnh bạo lực theo thời gian", Sarah nói. Đó có thể là video về những con vật bị hành hạ, hoặc một người không có đầu với hai phần cơ thể tách biệt nhau.

Bên cạnh đó là các tin tức giả mạo. Sarah cho biết mình không thể nhớ được đã phải nghe bao nhiêu lần mỗi ngày về thuật ngữ này. "Trong thời gian diễn ra bầu cử Mỹ, tin tức giả mạo xuất hiện rất nhiều", cô nhớ lại.

"Bạn có nên nhận việc này không ư? Nếu bạn có thể làm được việc khác, tôi sẽ nói: Không", Sarah cười, trả lời.

Một đại diện Facebook cho hay, "những người đánh giá nội dung như Sarah có vai trò quan trọng trong việc tạo cho Facebook một môi trường an toàn và cởi mở". Người này thừa nhận đây là một công việc khó khăn. "Đó là lý do tại sao chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo thường xuyên, tư vấn và thậm chí hỗ trợ tâm lý cho tất cả nhân viên", ông nói. "Chúng tôi đã sử dụng trí thông minh nhân tạo ở những công việc có thể, nhưng nay vẫn có hơn 7.000 người thường xuyên phải xem và kiểm duyệt nội dung trên Facebook. Chăm sóc sức khoẻ của họ là một ưu tiên thực sự".

Mai Anh

Người trẻ bỏ Facebook với tốc độ nhanh hơn dự kiến

Đăng Nguyên


eMarketer cho biết người dùng trẻ đang rời bỏ Facebook với tốc độ nhanh và chuyển sang các mạng xã hội khác như Snapchat.


Việc người dùng trẻ sớm rời bỏ mạng xã hội Facebook là điều được dự đoán trước. Tuy nhiên, tốc độ rời bỏ thậm chí nhanh hơn dự kiến và số liệu của eMarketer cho thấy điều này.



Nhiều người trẻ Mỹ đang từ bỏ Facebook.


Trong báo cáo phát hành ngày 12/2, eMarketer cho biết 2018 là năm đầu tiên chỉ có một nửa số người dùng Internet tại Mỹ độ tuổi 12 đến 17 sử dụng Facebook ít nhất mỗi lần một tháng. Trước đó, tỷ lệ là trên 50%.

Với tốc độ từ bỏ Facebook như hiện nay, mạng xã hội sẽ mất khoảng 2 triệu người dùng từ 24 tuổi trở xuống. Trong khi đó, Instagram - một mạng xã hội khác thuộc Facebook - sẽ bổ sung khoảng 1,6 triệu người dùng độ tuổi trên, trong khi với Snapchat, con số đạt 1,9 triệu.

"Facebook vẫn là mạng xã hội thống trị tại Mỹ với 169,5 triệu, nhưng người dùng của họ thuộc nhóm độ tuổi ngày càng lớn", đại diện eMarketer cho biết.

Instagram vẫn là mạng xã hội lớn tại Mỹ, song nó có thể bị Snapchat vượt mặt trong tương lai gần. Instargram dự kiến tăng 13,1%, đạt 104,7 triệu người dùng trong năm nay, trong khi Snapchat tăng 9,3%, đạt 86,5 triệu. Tuy nhiên, trong những năm tới, ứng dụng nhắn tin ảnh được dự đoán sẽ sớm "lấy lòng" người trẻ.

Facebook từ chối bình luận về báo cáo của eMarketer.

Bảo Lâm (theo Cnet)

3 khác biệt nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam

Đăng Nguyên


Cùng theo đà phát triển chung của Đông Nam Á nhưng thương mại điện tử Việt Nam năm qua cũng chứng kiến 3 điểm khác biệt nổi bật.

2017 là một năm quan trọng của ngành thương mại điện tử Đông Nam Á, với tổng giá trị giao dịch (GMV) lần đầu vượt qua 10 tỷ USD, vượt xa con số 5,5 tỷ USD vào năm 2015, theo báo cáo "Tiêu Điểm Internet năm 2017" của Google và Temasek.

Năm qua cũng là thời điểm khu vực đón khá nhiều "cá mập". Cụ thể, thị trường đã chứng kiến một bước ngoặt lớn khi Amazon quyết định đặt chân vào. Shopee tăng trưởng nhanh chóng như một nền tảng mua sắm di động đầu tiên. Lazada đạt kỷ lục với 250 triệu USD doanh thu với chiến dịch "Cách mạng mua sắm". Thấp thoáng sau các tên tuổi này là những "đại gia" từ Trung Quốc là Alibaba và Tencent.

Theo thống kê mới đây của iPrice, tổng hợp từ 1.000 doanh nghiệp thương mại điện tử khác nhau, Việt Nam đang tham gia cuộc chơi với phong độ tốt, nắm bắt hầu hết các xu thế của khu vực. Đồng thời, thị trường này cũng có những đặc điểm riêng khá nổi bật.

Mua sắm qua di động tăng đột biến



Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động tại Việt Nam tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017.

Mặc dù nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy tăng trưởng người dùng Internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á.

Một điểm đáng lưu ý, hầu hết người dùng Internet sử dụng điện thoại thông minh để xem thông tin hàng hoá. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính bàn để tiến hành các bước thanh toán trực tuyến.

COD vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu

Tại Đông Nam Á, trung bình có 47% doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD). Trong khi đó, Việt Nam có đến hơn 80% doanh nghiệp hỗ trợ phương thức thanh toán COD, tương đương với Philippine. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.

Ngoài ra, phương thức thanh toán trả góp và giao dịch tại điểm bán của Việt Nam cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt chiếm tỷ lệ là 49% và 47%. Hình thức thanh toán trả góp dần trở nên phổ biến và có chiều hướng tăng dần tại Việt Nam với 47% tổng số doanh nghiệp, so với 42% tại Indonesia là 42.

Hình thức thanh toán chuyển khoản ngân hàng cũng là một phương thức phổ biến khác tại Đông Nam Á, với 94%, 86% và 79% doanh nghiệp tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đang thực hiện.

Khả năng mua khi xem hàng qua mạng cao nhất khu vực

Một trong những dữ liệu quan trọng nhất với một doanh nghiệp thương mại điện tử chính là tỷ lệ chuyển đổi. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công.

Năm qua, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi này. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi lên đến 65%, cao nhất trong khu vực. Singapore sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao thứ hai, Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3.

"Dữ liệu trên cho thấy rằng mức độ trưởng thành của thị trường không thật sự ảnh hưởng hoặc tương quan với tỷ lệ chuyển đổi của từng quốc gia", báo cáo của iPrice đánh giá.

Hồng Đức

Các 'đại gia' dự đoán về thương mại điện tử Việt Nam 2018

Đăng Nguyên


Theo dự đoán của các doanh nghiệp thương mại điện tử, giá cả vẫn là cuộc chiến sống còn trong năm nay.


Gần đây, trong một báo cáo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, được thực hiện thông qua ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP HCM và Hà Nội, cho biết, 25% người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua sắm tại cửa hàng thực tế.

Trong khi đó, 45 - 50% cho rằng sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng, thường xuyên hơn trong tương lai. Ngay với năm 2018 trước mắt, nhiều đơn vị trong ngành cũng đang có cái nhìn khá tích cực.

Giá vẫn là “át chủ bài” để hút khách



Ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam.


Theo ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, thương mại điện tử là một ngành có tốc độ phát triển nhanh do hành vi của người tiêu dùng thay đổi hàng ngày. Ngày hôm nay có thể khách hàng sẽ lựa chọn mua sắm trên nền tảng của bạn nhưng ngay hôm sau họ đã lựa chọn một địa chỉ khác phù hợp hơn. Vì vậy điểm cốt lõi để phát triển là chủ động lắng nghe hành vi người dùng.

Vị CEO này cho rằng, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm nay. Đặc biệt, giá vẫn sẽ là “át chủ bài” để các nền tảng bán hàng online lôi kéo người mua.

“Năm 2018 sẽ là thời điểm của thương mại điện tử khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm trực tuyến. Giá vẫn là một yếu tố quan trọng thu hút người dùng mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng là một nhu cầu ngày càng được chú trọng. Tất nhiên, khi càng nhiều người tiêu dùng biết về thương mại điện tử thì thương hiệu, cung cách phục vụ, nền tảng công nghệ, các dịch vụ gia tăng như vận chuyển, thanh toán, hậu mãi, sẽ phải càng hoàn thiện hơn”, ông Tuấn Anh nhận xét.

Uy tín là “chìa khóa” để khách hàng quay lại



Bà Mai Thị Lan Vân – Giám đốc Marketing Adayroi.


Bà Mai Thị Lan Vân – Giám đốc Marketing Adayroi nhận định, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đang gần như thuộc hàng top thế giới. Miếng bánh này được xâu xé rất nhiều. Những năm gần đây, lượng người dùng Internet ngày càng tăng. Vì thế, sự dịch chuyển mua sắm offline lên online không thể tránh khỏi.

Bà cũng đồng quan điểm rằng, giá là yếu tố để lôi kéo người mua lần đầu. Tuy nhiên, uy tín chính là mấu chốt để họ quay lại những lần tiếp theo.

“Hiện tại, yếu tố đầu tiên để người Việt chọn thương mại điện tử là giá, tiếp theo là uy tín nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm. Nhưng đó là trước khi họ mua sản phẩm. Còn sau khi mua, để kéo họ quay lại thì uy tín nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất”, và Vân nói.

Kinh doanh online và offline giao thoa mạnh



Ông Trần Ngọc Thái Sơn – CEO Tiki.


Ông Trần Ngọc Thái Sơn – CEO Tiki khẳng định, sự tiếp tục chuyển dịch từ mua sắm offline sang online là điều không tránh khỏi trong năm nay. Tuy nhiên, thương mại điện tử sẽ không thể thay thể bán lẻ truyền thống.

Theo ông Sơn, hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam chỉ chiếm 3% trong tổng doanh số 80 – 90 tỷ USD của thị trường bán lẻ. Chắc chắn trong tương lai, tỷ lệ này sẽ lên mức 5% – 10%. Tuy nhiên, sẽ không bao giờ có chuyện đảo ngược, kiểu 97% mua online và 3% mua offline.

“Xu hướng chính là sự kết hợp hài hòa không biên giới giữa online và offline. Khách hàng có những thứ sẽ mua online, có những thứ tìm online nhưng mua offline, có những thứ vô cửa hàng xem rồi lên website họ đặt”

Người trẻ là lực lượng khách hàng chính

Kết quả khảo sát Hàng Việt Nam chất lượng cao công bố gần đây cho biết, xu hướng mua bán online ngày càng rõ rệt, đặc biệt với giới tiêu dùng trẻ.

Kết quả khảo sát 2017 về nơi chọn mua sản phẩm, cho thấy mua sắm online mới chỉ chiếm 0,9%. Và chỉ sau một năm, kết quả khảo sát 2018 cho thấy số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%).

Ngoài ra, kết quả khảo sát còn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online. Trong đó, các dòng sản phẩm thuộc các ngành hàng như thiết bị - đồ điện tử kỹ thuật cao; đồ chơi - dụng cụ thể thao; mỹ phẩm; chăn mền, drap, gối, rèm cửa; dụng cụ làm đẹp; văn phòng phẩm và các mặt hàng thời trang được chọn mua trực tuyến cao nhất (chiếm tỷ lệ từ 10 - 30% người tiêu dùng chọn mua online).

Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) đánh giá, những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… việc mua sắm online đã không còn mấy xa lạ với người người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x, 2000.

“Thị trường mua sắm trực tuyến trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Đây là một thị trường mang tính tương tác cao, kết nối rộng, thuận tiện trong giao thương.... Thật vậy, mua bán online là miếng đất màu mỡ và giàu tiềm năng để các nhà bán lẻ khai thác, cũng như hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng”, BSA bình luận

Viễn Thông

Công nghệ Alibaba, Microsoft vượt qua con người trong bài kiểm tra

Đăng Nguyên


Trí tuệ nhân tạo được các tập đoàn ứng dụng thành công và vượt qua con người trong thử nghiệm mới nhất.

Alibaba vừa thông báo nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của họ vượt trội hơn con người trong một bài kiểm tra đọc hiểu toàn cầu của Đại học Standford. Đây là bài thi đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi “Nikola Tesla là chủng tộc nào?” và “Rừng nhiệt đới Amazon lớn cỡ nào?”.

Luo Si, Giám đốc Khoa học tại phòng nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên tại Alibaba đánh giá thành tích này là cột mốc quan trọng. Ông cho biết có rất nhiều cách ứng dụng công nghệ, từ chăm sóc khách hàng, hướng dẫn trong bảo tàng đến kiểm tra y tế.

Trong bài kiểm tra thực hiện vào tuần trước, công ty này đưa hệ thống trí tuệ nhân tạo trả lời bộ câu hỏi đánh giá khả năng đọc hiểu tại Standford. Các câu trả lời của máy tính được so sánh với trung bình các câu trả lời và xếp hạng của con người. Kết quả, công nghệ của Microsoft và Alibaba đứng đầu bảng, với xác suất trả lời đúng cao hơn 82,3% của con người.

Alibaba muốn đánh cược với nguồn dữ liệu khổng lồ của mình với dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Trong đó, số người tiếp cận online ở mức 730 triệu và có khả năng vượt qua Mỹ trong việc tạo nên nền công nghiệp trị giá 150 tỷ USD. Đây được xem là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo trên thế giới. Trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong mọi thứ từ xe không người lái đến tùy biến tin tức.

Alibaba đã dùng AI ứng dụng trong tùy biến tin tức và quảng cáo. Sự kiện “Ngày độc thân” năm ngoái, tập đoàn của Jack Ma cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để trả lời các câu hỏi của khách hàng. Họ có kế hoạch sẽ đầu tư thêm vào một số lĩnh vực mới thông qua công nghệ này.

Trước đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo đã thắng con người khi chơi cờ vua, cờ tướng và cùng viết một album nhạc.

Trương Sanh (theo Financial Times)

ZaloPay ra mắt tính năng lì xì điện tử

Đăng Nguyên


Người dùng có thể tặng lời chúc Tết cùng món tiền may mắn đầu năm cho bạn bè, người thân thông qua ứng dụng ZaloPay chỉ trong hai giây.


Nhằm mang đến trải nghiệm mới cho người dùng Việt trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, ví điện tử ZaloPay triển khai chương trình "ZaloPay đi - Lì xì đầy ví". Theo đó, khách hàng có thể gửi tặng trực tuyến tiền mừng đầu năm cho người thân, bạn bè thông qua ứng dụng kèm theo những hình dán, lời chúc vui nhộn, phong bao thiết kế độc đáo.

Từ nay đến ngày 28/2, với mỗi lượt lì xì thành công, người gửi sẽ nhận túi lộc ngẫu nhiên từ ứng dụng và các đối tác như Tiki… Tổng trị giá quà tặng lên đến hàng tỷ đồng.



Lì xì Tết qua ví điện tử mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người dùng Việt.


Trong khuôn khổ chương trình còn có hoạt động livestream tương tác "Đếm like lì xì" với sự tham gia của nữ ca sĩ Mỹ Tâm. Với vai trò đại sứ đồng hành cùng ZaloPay, cô sẽ lì xì người hâm mộ khắp cả nước vào đêm 30 Tết. Đồng thời người gửi còn có thể tham gia cuộc đua trở thành "Trùm lì xì" với các giải thưởng là chuyến du lịch Nhật Bản hoặc iPhone X.

Bà Trương Cẩm Thanh - đại diện ZaloPay cho biết ví công ty tung ra tính năngmới với kỳ vọng người dùng sẽ trở nên quen thuộc việc sử dụng ví điện tử, hướng tới một xã hội thanh toán tiện lợi, không cần tiền mặt.

"Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn mang đến một trải nghiệm mới cho nét văn hóa truyền thống trong thời đại số", bà Thanh nhấn mạnh.



ZaloPay tổ chức nhiều chương trình nhằm hướng người dùng Việt thanh toán qua ví điện tử, không cần tiền mặt.


Đại diện ZaloPay cũng đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm ví điện tử và thanh toán di động. Người sử dụng chỉ cần tích hợp các thẻ ngân hàng vào một ứng dụng ví điện tử trên điện thoại, chạm vào máy thanh toán POS hoặc quét mã QR để thanh toán tức thì.

Trong đó, phương thức quét mã QR có tính bảo mật cao, dễ dàng triển khai so với POS, chỉ cần một tờ giấy hoặc màn hình hiển thị mã QR để quét và thanh toán, tiện lợi cho người dùng.

Ngoài ra, với các ứng dụng ví điện tử như ZaloPay, người dùng còn có thể ngồi một chỗ thanh toán các loại hóa đơn điện, nước… hoặc trả tiền vé máy bay, tàu lửa với chiếc điện thoại di động thông minh trong vòng 2 giây.

Tuấn Nhu