Facebook không gỡ tick xanh trên fanpage của Apple

Sunday 27 December 2020 Đăng Nguyên

Thông tin "Facebook xóa tick xanh của Apple" lan truyền trên mạng xã hội là giả. Đây không phải cách hành xử của công ty lớn.

Sáng 24/12, nhiều tài khoản trên mạng xã hội cho rằng Facebook vừa có một hành vi không đẹp với Apple: gỡ tick xanh tài khoản của Táo khuyết trên Facebook.

"Facebook vừa gỡ tick xanh tài khoản Apple trên nền tảng này", nhà bình luận Matt Navara chia sẻ trên Twitter cá nhân có hơn 70.000 người theo dõi.

trang apple bi mat tick xanh? Anh 1

Trang Facebook của Apple vốn không có tick xanh, trong khi trang của các dịch vụ khác lại có, gây hiểu nhầm cho nhiều người. Ảnh: Tuấn Anh.

Thông tin này đã được báo Daily Mail của Anh đăng lại, và lan tỏa nhanh chóng trên nhiều nhóm Facebook ở Việt Nam. Với 13 triệu lượt thích, nếu Facebook đơn phương gỡ tick xanh trang của Apple thì đây là một động thái "trả đũa" hiếm có giữa các ông lớn công nghệ.

Tuy nhiên, sự thật là trang Apple trên Facebook chưa bao giờ có tick xanh. Người dùng có thể tự kiểm chứng thông tin này bằng cách vào những dịch vụ xem trang web ở quá khứ như Wayback Machine, dán đường dẫn vào trang Facebook của Apple.

Khi xem lại trang Facebook của Apple từ những thời điểm trước ngày 24/12, có thể thấy trang không hề có tick xanh. Đây cũng là một điểm khá lạ bởi mọi dịch vụ khác của Táo khuyết như Apple Music, Apple TV hay App Store trên Facebook, Instagram đều có tick xanh.

trang apple bi mat tick xanh? Anh 2

Dùng dịch vụ xem lại web trong quá khứ, có thể thấy trang Apple trên Facebook vốn không có tick xác thực. Ảnh: XT.

Như vậy, trang Apple không hề mất tick xanh, mà vốn đã không có từ trước.

Chính Matt Navara sau đó cũng phải đính chính lại thông tin này. Nhà bình luận này cho biết Facebook đã phản hồi với ông rằng lý do trang Apple không có tick xanh là bởi chính người quản lý trang phải yêu cầu Facebook cấp dấu xác nhận, và có thể admin trang Apple đã không làm vậy.

Facebook, Apple đang có những mâu thuẫn công khai về chính sách quyền riêng tư. Từ năm 2021, Apple sẽ đưa ra tính năng cho phép người dùng cấp quyền theo dõi dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau.

Chính sách này sẽ khiến Facebook bị thiệt hại rất nhiều. Mạng xã hội này vốn dựa vào dữ liệu người dùng để phục vụ các hoạt động kinh doanh quảng cáo. Với chính sách mới của Apple, doanh thu và khả năng kiếm tiền của Facebook ít nhiều chịu ảnh hưởng.

Ngày 16/12, Facebook đã tạo một trang web có nội dung chỉ trích chính sách mới của Apple, cho rằng công ty có trụ sở tại Cupertino có khả năng gây tổn hại tới các doanh nghiệp nhỏ. Họ thậm chí còn mua quảng cáo trên nhiều báo lớn như New York Times, Washington PostWall Street Journal để chỉ trích Apple.

Đáp lại, CEO Apple Tim Cook bảo vệ chính sách của công ty.

"Chúng tôi tin rằng người dùng nên có quyền lựa chọn dữ liệu nào của họ bị thu thập và cho mục đích gì. Facebook có thể tiếp tục theo dõi người dùng thông qua các ứng dụng và website như trước, nhưng tính năng App Tracking Transparency trên iOS sẽ yêu cầu chúng phải xin phép bạn cấp quyền trước", người điều hành Apple viết trên trang Twitter của mình.

Dù đưa nhau lên báo hoặc khiến cả những người đứng đầu phải lên tiếng, thực tế là Facebook đã không "trả đũa" Apple bằng cách xóa tick xanh. Tuy nhiên, khi mà hai bên có quan điểm quá khác biệt về quyền riêng tư, mâu thuẫn của Facebook và Apple sẽ còn tiếp tục trong năm 2021.

Theo Zing

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook

Cuộc chiến thập kỷ giữa Apple và Facebook

Đụng độ mới nhất giữa Apple và Facebook chỉ là diễn biến tiếp theo trong cuộc chiến kéo dài hơn thập kỷ giữa hai “ông trùm” công nghệ thế giới.

Hướng dẫn chuyển đổi từ file Word sang PDF không cần phần mềm

Đăng Nguyên

Nếu cài đặt phần mềm chuyển đổi từ file Word sang PDF, bạn sẽ tốn bộ nhớ trong và có thể khiến máy chạy chậm hơn. Vì vậy, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp xử lý online.

Để chuyển file Word sang PDF online, người dùng có vô số lựa chọn. Trong đó, https://smallpdf.com/vi/pdf-to-word là một ví dụ điển hình. Để thực hiện quá trình chuyển đổi, bạn thực hiện theo các bước sau:


Bước 1:

Truy cập vào đường link https://smallpdf.com/vi/pdf-to-word.

Bước 2: Click vào ô Word sang PDF.


Hướng dẫn chuyển đổi từ file Word sang PDF không cần phần mềm - ảnh 1
Bước 3:

Vào phần Chọn các tệp để tải file mà mình cần xử lý lên và chờ đợi quá trình xử lý. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào dung lượng file và tốc độ mạng internet nơi bạn đang sử dụng.

Hướng dẫn chuyển đổi từ file Word sang PDF không cần phần mềm - ảnh 2
Bước 4: Click vào ô Tải file xuống và chọn thư mục cần lưu.

Hướng dẫn chuyển đổi từ file Word sang PDF không cần phần mềm - ảnh 3

Cách mua vé số chính thống qua mạng để "săn" giải độc đắc "khủng"

Đăng Nguyên

Chủ Nhật, ngày 27/12/2020 14:40 PM (GMT+7)

Thay vì mua vé số qua các kênh trung gian trên mạng với rủi ro khó lường trước và phải mất thêm chi phí ngoài tiền vé, người chơi xổ số tại Việt Nam vừa lần đầu tiên được mua vé số qua kênh chính thống do các nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone phối hợp với Vietlott triển khai. Kênh mua vé số qua SMS này là duy nhất hiện nay được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt.

Tùy nhà mạng đang sử dụng, người dùng cài đặt ứng dụng tương ứng là VietlottMobifone (dành cho mạng MobiFone), Vietlott SMS VinaPhone (dành cho mạng VinaPhone) hoặc Vietlott SMS (dành cho mạng Viettel). Hoàn thành cài đặt từ kho ứng dụng Apple Store (dành cho iOS) hoặc Google Play (dành cho Android), người dùng tiếp tục đăng ký thông tin và mua vé theo hướng dẫn.

Cách mua vé số chính thống qua mạng để "săn" giải độc đắc "khủng" - 1

Thông báo trúng thưởng trên ứng dụng Vietlott SMS.

Bước 1: Điền thông tin cá nhân

- Chụp ảnh 2 mặt chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc nhập thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng.

- Chọn nơi đăng ký dự thưởng. Địa phương được người chơi lựa chọn ở bước này sẽ nhận khoảng 3.000 đồng trên mỗi vé số Vietlott trị giá 10.000 đồng, và thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng để đầu tư cho y tế, giáo dục, chống biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.

Bước 2: Nhập tài khoản nhận thưởng

- Nhập thông tin ngân hàng hoặc ví liên kết để hệ thống trả thưởng tự động khi người chơi trúng thưởng.

- Người chơi cũng có thể tạo mới tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn trên ứng dụng.

- Đọc, đồng ý với điều khoản sử dụng ứng dụng và đăng nhập trở lại, đổi mật khẩu để sử dụng ứng dụng.

Bước 3: Nhập tài khoản thanh toán

- Người chơi có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản hạn mức ứng trước hoặc liên kết tài khoản thanh toán với ngân hàng liên kết, ngân hàng hỗ trợ hoặc ví điện tử.

- Chọn 1 hình thức thanh toán thích hợp nhất để lưu làm mặc định (tùy ứng dụng dành cho nhà mạng nào mà sẽ có các tùy chọn khác nhau).

Bước 4: Mua vé dự thưởng

Hoàn thành các bước trên, tài khoản của người chơi đã sẵn sàng để mua các bộ số dự thưởng qua SMS đối với các sản phẩm Mega 6/45 (Jackpot sắp vượt 80 tỉ đồng) và Power 6/55 (Jackpot 1 vừa vượt 76 tỉ đồng). Ứng dụng cho phép người chơi chọn nhanh bộ số ngẫu nhiên, chọn theo xu hướng, bộ số yêu thích hoặc tự chọn.

Bước 5: Nhận thưởng (nếu trúng)

Nếu may mắn trúng thưởng với giải thưởng dưới 10 tỉ đồng, tiền thưởng sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản nhận thưởng mà người chơi đã thiết lập trên ứng dụng (yêu cầu người chơi xác nhận với giải thưởng từ 10 triệu đến 10 tỉ đồng). Đối với giải thưởng trên 10 tỉ đồng, người chơi cần liên hệ với Vietlott để làm thủ tục nhận thưởng.

Nguồn: http://danviet.vn/cach-mua-ve-so-chinh-thong-qua-mang-de-san-giai-doc-dac-khung-5020202712144053...Nguồn: http://danviet.vn/cach-mua-ve-so-chinh-thong-qua-mang-de-san-giai-doc-dac-khung-502020271214405379.htm

Google vừa công bố những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong tuần qua (từ ngày 9/2 đến ngày 15/2).

In/Khắc Logo lên bút ký ở đâu ?

Đăng Nguyên

Hiện nay, cây bút không đơn giản chỉ dùng để viết, ghi lại tốc ký, hay hỗ trợ công việc thư ký cho các Doanh nhân; mà Bút ký ngày càng phát triển thành một món quà tặng sang trọng, đẳng cấp, lịch lãm và rất thực dụng.

Xuất hiện trong hội nghị, trên bàn thương thảo đàm phán, góp mặt trong những thời khắc quan trọng nhất như ký hợp đồng, giao dịch tài chính, hay luôn luôn là vật mang theo mình không thể thiếu chất lượng của những Doanh nhân…; vì vậy Bút ký đã và đang phát triển thành món quà tặng uy tín dành cho Sếp, Khách VIP, Đối tác hay quý khách hàng quan trọng…

In Đăng Nguyên chuyên cung cấp các loại bút ký cao cấp chính hãng (Parker, Picasso, Crocodile, Duke, Artifact, v.v…), bút ký nắp xoay, bút ký mở nắp, bút ký dạ bi, bút ký cao cấp mực bi, bút ký cao cấp mực trung tính, bút ký cao cấp mực nước ( in/khắc lazer logo) dùng làm quà tặng cá nhân hoặc quà tặng doanh nghiệp cao cấp.

Liên hệ đặt in ấn và phân phối các loại bút cao cấp, bút quà tặng, bút ký....

Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com

Website : Bút kim loại

HÌNH ẢNH SẢN PHẨM ĐÃ LÀM CHO KHÁCH HÀNG TẠI IN ĐẲNG NGUYÊN

Bút kim loại cao cấp 2

Bút kim loại cao cấp 3

Chúng tôi có đầy đủ các loại bút ký chính hãng, bút ký tặng sếp, bút ký hàng hiệu, bút sưu tập, bút chính hãng, bút cho sếp, bút cho doanh nhân, bút cho lãnh đạo, bút quà tặng, bút ký, bút giá rẻ, bút làm quà tặng tết ý nghĩa, bút máy cao cấp và đủ chủng loại như bút máy, bút dạ bi, bút dạ kim, bút bi, bút chì …….

Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com

Facebook muốn cùng Epic Games 'đánh hội đồng' Apple trong cuộc chiến pháp lý

Thursday 24 December 2020 Đăng Nguyên

Theo Cnet, Facebook sẽ cung cấp những gì mà họ gọi là "thông tin về cách các chính sách của Apple gây tổn hại cho các doanh nghiệp khác". Động thái này được tiết lộ cùng ngày Facebook khởi động chiến dịch quảng cáo trên báo in ở Mỹ, với nội dung chỉ trích các chính sách bảo mật của Apple .

Steve Satterfield, giám đốc chính sách công và quyền riêng tư tại Facebook, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng điều thực sự quan trọng là tòa án phải hiểu tác động sâu rộng của các chính sách không công bằng của Apple".

Apple thì ngược lại, cho biết các giám đốc điều hành của Facebook muốn thu thập càng nhiều thông tin về người dùng càng tốt, không quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng.

Epic Games hiện giữ im lặng và không phản hồi các yêu cầu bình luận.

Cuộc chiến 1vs1 giữa Epic Games và Apple có thể sẽ biến thành màn hội đồng 2vs1.

Động thái của Facebook khi tham gia vào cuộc chiến chống lại Apple của Epic Games có thể thay đổi cách công chúng nhìn nhận vào những cuộc chiến pháp lý này. Hãng sản xuất game này đã kiện Apple vào tháng 8 về khoản hoa hồng lên tới 30% mà Apple tính cho các giao dịch mua hàng mà mọi người thực hiện trong các ứng dụng như Fortnite.

Công ty cũng đã định vị cuộc chiến pháp lý chống lại Apple như một cuộc chiến về cách thức hoạt động của các cửa hàng ứng dụng và trò chơi trên internet, với các phân nhánh rộng lớn cho tương lai của ngành công nghệ. Nhưng nhiều người dùng và các nhà phân tích trong ngành lại coi vụ kiện là một cuộc chiến đắt đỏ, giữa một công ty trị giá hàng tỷ USD và một công ty có giá trị cũng hàng tỷ USD.

Liệu sự tham gia của Facebook vào vụ kiện này có thay đổi được điều gì hay không, điều đó vẫn chưa được nhận thấy một cách rõ ràng. Và cuộc chiến pháp lý của Epic Games cùng Apple dự kiến ​​sẽ diễn ra trước bồi thẩm đoàn vào năm tới.

IPhone 12 Pro Max bị đánh giá thấp hơn Galaxy Note 20 Ultra 5G, OnePlus 8 Pro

Đăng Nguyên

Chuyên trang công nghệ GSMArena vừa tiến hành cuộc thăm dò ý kiến của của độc giả để bầu chọn ra smartphone cao cấp tốt nhất năm 2020. Tính đến 22h45 ngày 10/12, đã có tổng cộng 42.586 người tham gia bầu chọn.

Kết quả, Samsung Galaxy Note 20 Ultra 5G đứng đầu với 8.842 người bầu chọn, chiếm 20,76%. Đứng thứ 2 là OnePlus 8 Pro với 5.870 người bầu chọn, chiếm 13,78%. IPhone 12 Pro Max xếp thứ 3 khi chỉ nhận được 5.263 người phiếu bầu chọn, chiếm 12,36%.

iPhone 12 Pro Max bị đánh giá thấp hơn Galaxy Note 20 Ultra 5G - ảnh 1Kết quả cuộc bầu chọn.

Tuy không có Google Play nhưng với thiết kế sang trọng, cấu hình "khủng" cùng camera chất lượng, Huawei Mate 40 Pro vẫn nhận được 4.944 phiếu bầu (chiếm 11,61%) và đứng vị trí thứ 4. Vị trí thứ 5 thuộc về Xiaomi Mi 10 Pro 5G với 9,77% (4.162 phiếu).


Xếp thứ 6 là Samsung Galaxy S20 Ultra 5G với 2.674 phiếu (chiếm 6,28%). IPhone 12 Pro xếp thứ 7 với 5,07% (2.160 phiếu). Ba vị trí còn lại trong Top 10 lần lượt thuộc về Sony Xperia 5 II (2.018 phiếu, chiếm 4,74%), Samsung Galaxy Z Fold2 5G (1.526 phiếu, chiếm 3,58%) và Sony Xperia 1 II (1.409 phiếu, chiếm 3,31%).

GSMArena

5 Tính năng "nóng hổi" của trình duyệt Cốc Cốc trong năm 2020

Đăng Nguyên

Thứ Tư, ngày 23/12/2020 08:05 AM (GMT+7)

Trở thành trình duyệt mặc định trên các thiết bị Android và iOS

Khác với nền tảng máy tính, việc thay đổi trình duyệt mặc định trên các điện thoại di động không phải là điều dễ dàng do chính sách của các nhà sản xuất điện thoại và phía quản lý các chợ ứng dụng. Chẳng hạn, đối với các sản phẩm di động do Apple sản xuất, trước iOS 14, người dùng iPhone hoặc iPad đều phải sử dụng trình duyệt mặc định trên iOS là Safari.

Tuy nhiên, gần đây, do yêu cầu từ phía người dùng, các nhà sản xuất đã phải điều chỉnh lại chính sách này. Theo đó, các trình duyệt của bên thứ ba nếu muốn trở thành trình duyệt mặc định sẽ phải đáp ứng được một loạt yêu cầu, quy định khắt khe của phía nhà sản xuất và các chợ ứng dụng App Store và Google Play.

5 tính năng "nóng hổi" của trình duyệt Cốc Cốc trong năm 2020 - 1

Trình duyệt Cốc Cốc trên iOS.

Mới đây, Cốc Cốc là ứng dụng Việt đầu tiên và là một trong số ít các ứng dụng trên thế giới đáp ứng đủ mọi yêu cầu để trở thành trình duyệt mặc định trên các thiết bị Android và iOS, sánh vai cùng các ứng dụng nổi tiếng của thế giới như Google Chrome, Safari...

Tính năng Học tập

Cốc Cốc đã tích hợp tính năng “Cốc Cốc Học tập” tại thanh công cụ tìm kiếm và trang bị cho tính năng này nhiều học liệu giá trị. Bên cạnh những công cụ "cốt cán" đã được trang bị từ đầu như: Giải toán, Giải hóa, Tra từ điển Việt - Anh, Việt -Trung hay Sửa lỗi chính tả, rất nhiều tính năng mới đã được bổ sung và phát triển trong năm 2020.

Cụ thể, bộ từ điển trực tuyến của Cốc Cốc nay được mở rộng lên đến 80 ngôn ngữ thay vì chỉ 2 ngôn ngữ như trước đây. Tính năng "Tìm kiếm bài giải" sẽ mang đến những hỗ trợ kịp thời mỗi khi học sinh rơi vào bế tắc trong quá trình tự học. Đặc biệt, đối với những học sinh nhỏ cần nhiều hướng dẫn trực quan, Cốc Cốc sẽ gợi ý những video bài giảng gia sư.

Đặc biệt, người dùng Cốc Cốc cũng có thể trực tiếp đóng góp những mẹo học tập vào cuốn cẩm nang “Bí kíp học tốt" trên “Cốc Cốc Học tập”, cùng nhau tạo nên một cộng đồng "cùng tiến" trực tuyến. Đây là một tính năng quan trọng hướng tới công cuộc chuyển đổi số giáo dục quốc gia.

Lọc quảng cáo nâng cao (kết hợp cùng tiện ích lọc quảng cáo Adblock Plus)

Cốc Cốc hợp tác với Adblock Plus, một trong những tiện ích hàng đầu trong việc lọc quảng cáo, chặn phần mềm độc hại, và các yếu tố theo dõi trình duyệt, để phát triển tính năng lọc quảng cáo nâng cao với khả năng lọc những quảng cáo gây khó chịu, vô hiệu hóa các phần mềm độc hại, theo dõi người dùng, đồng thời vẫn cho phép hiển thị quảng cáo thân thiện với người dùng.

Tính năng lọc quảng cáo trên Cốc Cốc kết hợp với công nghệ của Adblock plus sẽ đem đến cho người dùng một trải nghiệm duyệt web nhanh hơn, an toàn hơn, và hạn chế những quảng cáo phiền hà.

Chuyên trang cập nhật diễn biến tình hình dịch COVID-19

Chuyên trang thông tin về dịch COVID-19 trên công cụ tìm kiếm Cốc Cốc ra đời với mục đích trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, tiện lợi và hoàn toàn miễn phí, nhằm giúp mọi người nắm rõ thông tin về dịch COVID-19 cũng như cách thức bảo vệ bản thân, gia đình & cộng đồng trước đại dịch.

Nói không với tin giả, chuyên trang thông tin chỉ cập nhật và cung cấp chính xác những tin tức từ các nguồn chính thống của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới và các đầu nguồn tin quốc tế, bao gồm: danh mục tổng hợp thông tin hỏi đáp thường gặp, các khuyến cáo quan trọng; bản đồ cập nhật số liệu thực tế; cập nhật tin tức mới nhất từ các đầu báo điện tử uy tín.

Tại thời điểm đỉnh dịch, trung bình mỗi ngày Cốc Cốc ghi nhận hơn 300.000 lượt tìm kiếm trên chuyên trang.

Tìm kiếm chuyên môn hóa

Thay vì đưa ra danh sách một loạt các kết quả tìm kiếm có liên quan đến từ khóa tìm kiếm như cách các công cụ tìm kiếm khác đang làm, thì Cốc Cốc lại phát triển theo hướng tiếp cận khác, với tên gọi “Vertical Search” – tìm kiếm theo chuyên đề.

Tìm kiếm theo chuyên đề là loại tìm kiếm tập trung xử lý và đưa ra kết quả từ các trang web có chứa một số chủ đề và loại nội dung nhất định. Lượng kết quả nhận được nhỏ hơn đáng kể so với phương pháp tìm kiếm thông thường. Do đó, các kết quả được trả về có độ chính xác cao hơn, người dùng đỡ tốn thời gian để duyệt qua quá nhiều trang web.

Nguồn: http://danviet.vn/5-tinh-nang-nong-hoi-cua-trinh-duyet-coc-coc-trong-nam-2020-502020231286390.ht...Nguồn: http://danviet.vn/5-tinh-nang-nong-hoi-cua-trinh-duyet-coc-coc-trong-nam-2020-502020231286390.htm

Trong số tất cả các tính năng của iOS 14 mà Apple đã công bố tại WWDC 2020, tính năng khiến người dùng hào hứng nhất chính...

9X Việt và 'cái gật đầu' của Facebook, Google sau 2 lần bị từ chối

Đăng Nguyên

Học tập tại Việt Nam, từng “không làm bạn” với tiếng Anh, Lam cho rằng đó là rào cản lớn nhất trên hành trình cô đến với các công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Google, Amazon.

Nhưng “nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội”, sau 2 lần bị từ chối, Đỗ Thanh Lam (1997, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã nhận được "cái gật đầu" từ Facebook, Google khi vừa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.

“Hành trình đến với Facebook của em đầy sóng gió nhưng cũng cực kì đáng nhớ. Nó không đơn thuần chỉ là những ngày chuẩn bị cho phỏng vấn mà còn là cả quá trình tự trau dồi, phát triển bản thân” - Lam kể.

9X Việt và 'cái gật đầu' của Facebook, Google sau 2 lần bị từ chối

Cô gái 9X đã nhận được cái gật đầu từ Facebook, Google khi vừa tốt nghiệp đại học tại Việt Nam.

Vốn yêu thích môn Tin học, những năm cuối cấp 2, Thanh Lam quyết định thi vào lớp chuyên Tin của Trường THPT Lê Quý Đôn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Quyết định này của Lam khiến thầy cô và gia đình phản ứng.

Thậm chí, có giáo viên gặp riêng Lam khuyên nhủ: “Con gái đừng theo chuyên Tin, sau này phải học ngành Công nghệ thông tin thì khổ lắm”; “Học ngành này không có tương lai, cũng không có hạnh phúc gia đình”,…

Đến khi thi đỗ vào trường chuyên tỉnh, là 1 trong 6 bạn nữ của lớp chuyên Tin, Lam tiếp tục gặp những thành kiến.

“Mọi người nói với em rằng, các bạn nam sẽ học giỏi hơn là các bạn nữ. Khoa học sẽ phù hợp với các bạn nam hơn, đặc biệt là ngành Khoa học máy tính”.

Đỉnh điểm là trước một cuộc thi quan trọng cần phải cân nhắc giữa Lam và một bạn nam khác trong lớp, thầy cô đã không chọn Lam.

“Thầy hiểu. Nhưng em là con gái, em không đủ sức để làm được như bạn kia”.

Lời giải thích của thầy giáo khiến Lam cảm thấy “không thể hiểu nổi” và cô quyết chứng minh cho mọi người thấy “con gái cũng có thể làm được nhiều thứ, thậm chí giỏi hơn con trai”.

Cuối năm lớp 10, Lam là học sinh nữ duy nhất được tham dự kỳ thi Tin học trẻ toàn quốc. Kết quả này của Lam khiến nhiều thầy cô trong trường chú ý.

Sau đó, Lam thi và trúng tuyển vào lớp Cử nhân tài năng, khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Hai lần bị Facebook, Google từ chối

Vào năm thứ nhất đại học, Lam bất ngờ khi biết đến những anh chị khóa trên với “profile cực đỉnh”.

“Dù đang là sinh viên năm 4 nhưng các anh ấy đã được nhận vào các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Microsoft. Điều đó đã tạo cho em động lực. Khi ấy, em nghĩ rằng mọi người làm được thì mình cũng có thể làm được”. Vì thế, Lam bắt đầu xây dựng kế hoạch riêng cho bản thân.

Rào cản lớn nhất vào thời điểm ấy, theo Lam là vấn đề ngôn ngữ và “sẽ rất khó vào được công ty có tên tuổi nếu chỉ học ở Việt Nam”.

Lam quyết định nhờ sự tư vấn trực tiếp của các anh chị khóa trên.

Năm thứ 2 đại học, Thanh Lam “liều mình” nộp CV cho Google. Chỉ 1 phút sau, nữ sinh đã nhận được tin nhắn từ chối với lý do CV còn quá yếu và chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Cảm xúc đầu tiên của Lam là “thấy mình dở quá”.

“Họ không cần xem xét gì nhiều đã lập tức từ chối. Em thấy buồn vô cùng, nhưng ngay sau đó đã xốc lại tinh thần bằng việc tự bồi đắp những thứ còn thiếu”.

Lam bắt đầu tìm kiếm nơi thực tập, thực hiện thêm các dự án cá nhân, tham gia các cuộc thi online quốc tế, trau dồi thêm thuật toán, tiếng Anh, học kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng mềm khác. Cô cũng tự tìm hiểu quy trình phỏng vấn, tâm lý của người phỏng vấn và tự tạo hồ sơ cá nhân trên LinkedIn.

Đầu năm thứ 3, Lam tiếp tục tìm kiếm vị trí thực tập tại Facebook, Google, Amazon. Lần này, Lam vượt qua vòng CV của Facebook nhưng tiếp tục trượt vòng 2. Google và Amazon cũng lần lượt từ chối vì ứng viên không đủ tiêu chuẩn.

Lần từ chối thứ hai khiến Lam không còn quá sốc như trước. “Em dù buồn nhưng vẫn tự động viên bản thân, đó là điều hết sức bình thường vì số lượng đơn ứng tuyển lớn thì tỷ lệ chọi cao. Bị từ chối thì bản thân càng phải nỗ lực nhiều hơn và từ từ mình cũng sẽ có cơ hội”, Lam nói.

Sau đó một năm, Lam tiếp tục xin ứng tuyển vào Google và Facebook, và lần này, Lam đã nhận được “cái gật đầu” từ 2 "ông lớn" công nghệ.

9X Việt và 'cái gật đầu' của Facebook, Google sau 2 lần bị từ chối

Trước khi được nhận chính thức, Lam đã có quãng thời gian thực tập tại Facebook

Quyết định đến Facebook ở London (Anh), sau 10 tháng làm việc, Lam cho hay điều khiến cô cảm thấy ấn tượng và học được nhiều nhất từ các đồng nghiệp chính là sự chủ động: chủ động về những thứ mình làm, chủ động đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, chủ động phát triển những kỹ năng mình còn thiếu...

Facebook còn có nhiều đãi ngộ dành cho nhân viên. Ví dụ, bữa trưa ở Facebook khá đa dạng với món ăn đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

“Mỗi tuần một lần, Facebook sẽ nấu đồ ăn Việt Nam. Điều đó khiến em cảm thấy vơi đi nỗi nhớ nhà. Ngoài ra, thứ tư hàng tuần thường được gọi là “Thứ tư hạnh phúc”. Vào ngày đó, các nhân viên sẽ được ra ngoài ăn trưa cùng nhau ở bất kì nhà hàng nào, và Facebook sẽ chi trả cho các bữa ăn đó. Điều đó khiến ai cũng cảm thấy hào hứng”.

“Nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội”

Ngoài con đường đến với Facebook không hề bằng phẳng, Lam còn nhiều lần "vấp" khác.

Chẳng hạn, để dự một sự kiện quốc tế ở Mỹ dành cho nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Lam đã phải xin visa tới 2 lần.

“Lần đầu, em hỏi nhiều bạn về việc xin visa, các bạn nói: “Yên tâm đi, dễ mà. Họ hỏi gì thì nói đó, cứ chuẩn bị hết giấy tờ là được”. Nhưng khi em tới, người phỏng vấn chỉ hỏi những câu như “Đi Mỹ làm gì? Đi du lịch bao giờ chưa? Đã kết hôn chưa”... Rồi từ chối”.

Sau lần đó, Lam nhận ra, trước khi làm bất kỳ việc gì cũng phải chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Đến lần thứ hai, Lam mới đậu visa.

9X Việt và 'cái gật đầu' của Facebook, Google sau 2 lần bị từ chối

Sau nhiều lần thất bại, Thanh Lam cho rằng, “nếu không thử thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội”.

“Em tự nhủ rằng, nếu ai đó ở các nước như Anh hoặc Mỹ, họ phải cố gắng thật nhiều để nhận được cơ hội vào các công ty hàng đầu, thì mình phải cố gắng 200% để đạt được điều đó” - Lam nói.

Thúy Nga

Bỏ Microsoft, chàng trai Việt chọn dạy lập trình cho trẻ em

Bỏ Microsoft, chàng trai Việt chọn dạy lập trình cho trẻ em

Từ bỏ công việc đáng mơ ước sau 5 năm làm việc tại đại bản doanh Microsoft, Th.S Nguyễn Song Hà (1987) chuyển sang Code.org, một tổ chức giáo dục về khoa học máy tính tại Seattle, Mỹ.

Facebook thêm nhiều tính năng bảo mật từ 2021

Đăng Nguyên

Tài khoản Facebook của bạn sẽ trở nên an toàn hơn với các tính năng bảo mật ra mắt năm tới.

Facebook cho biết từ năm 2021 sẽ cho người dùng thiết lập khóa bảo mật vật lý để xác minh danh tính trước khi đăng nhập ứng dụng di động. Hiện nay, công ty mới cung cấp tùy chọn này cho phiên bản Facebook trên máy tính.

Theo Giám đốc chính sách bảo mật Facebook Nathaniel Gleicher, công ty sẽ cấp khóa bảo mật vật lý cho các nhân vật nổi tiếng. Ông tiết lộ 70% người liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đã kích hoạt xác minh hai bước.

Người dùng thông thường có thể mua khóa vật lý từ các nhà bán lẻ rồi đăng ký với Facebook.

Ngoài ra, mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng dự định mở rộng Facebook Protect cho nhiều loại tài khoản hơn vào năm sau. Facebook Protect là chương trình bảo mật dành cho những tài khoản “tick xanh” cao cấp, bao gồm ứng cử viên tổng thống.

Các tính năng mới được Facebook bổ sung trong bối cảnh đối thủ Twitter bị tấn công mạng vào tháng 7, ảnh hưởng đến nhiều tài khoản người nổi tiếng, trong đó có Tổng thống đắc cử Joe Biden và CEO Tesla Elon Musk. Facebook Protect mới chỉ có mặt tại Mỹ, cho phép các chính trị gia, cơ quan chính phủ, nhân viên bầu cử cài đặt thêm lớp bảo vệ như xác minh hai bước, theo dõi nguy cơ tấn công tiềm năng theo thời gian thực. Theo kế hoạch, nó sẽ dành cho cả những người dùng như nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền… có nguy cơ cao bị hacker nhắm đến.

Du Lam (Theo Reuters)

Facebook phải gỡ bỏ một số tính năng tại châu Âu

Facebook phải gỡ bỏ một số tính năng tại châu Âu

Facebook phải gỡ bỏ một số tính năng trên Instagram và Messenger tại châu Âu để tuân thủ quy định quyền riêng tư mới tại đây.

8 Điều vợ tỷ phú Mark Zuckerberg khiến chồng yêu say đắm

Đăng Nguyên

Priscilla Chan, vợ của nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg, thoạt nhìn giống như một phụ nữ bình thường. Nhưng phía sau vẻ bề ngoài đó, cô có những ưu điểm khiến tỷ phú trẻ mê mệt.

1. Cô thông minh và có học

Priscilla lớn lên trong một gia đình gốc Hoa. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng cha mẹ cô đã làm mọi thứ để con gái có được một nền giáo dục tốt. Cô tốt nghiệp Đại học Harvard với bằng cử nhân ngành Sinh học.

Sau đó, cô quyết định trở thành một bác sĩ nhi khoa và nhập học ngành y tại Đại học California. Cuối cùng, cô trở thành một bác sĩ, làm việc với những đứa trẻ ở San Francisco (Mỹ).

2. Cô ấy luôn chi tiêu vừa đủ và khiêm tốn

Là bạn gái và sau này là vợ của Mark Zuckerberg, Priscilla thường không thỏa hiệp với các nguyên tắc của mình và có quan điểm riêng về mọi việc. Câu chuyện với đôi giày đắt tiền sau đây nói rất nhiều về tính cách Priscilla.

Một lần Priscilla và chị gái của Mark - Randi Zuckerberg nhìn thấy đôi giày đắt tiền trong một cửa hàng có giá 600 USD. Cô dứt khoát từ chối mua - không phải vì không đủ khả năng chi trả. “Bạn nên lấy chúng, bạn có tiền”, Randi nhấn mạnh. “Đó không phải là tiền của tôi”, Chan tự tin trả lời và đặt lại đôi giày.

Priscilla kết hôn với Mark 9 năm sau lần đầu tiên họ gặp nhau. Đám cưới của họ rất khiêm tốn - cố gắng không thu hút sự chú ý không cần thiết về mình.

3. Họ có cùng quan điểm và khiếu hài hước giống nhau

Cặp đôi chạm mặt nhau khi đang đứng xếp hàng đi vệ sinh. Khi Priscilla lần đầu tiên nhìn thấy Mark, cô đã nghĩ: "Anh ấy là một chàng mọt sách".

Vào thời điểm đó, Mark nghĩ rằng anh sẽ rời trường và nói với Priscilla rằng họ cần phải hẹn hò càng sớm càng tốt. Anh ấy chưa rời trường vào thời điểm đó, nhưng họ đã bắt đầu hẹn hò.

Khi Priscilla và Mark yêu nhau, cô ấy đã đặt ra một điều kiện cho anh. Đó là Mark phải dành cho Priscilla không dưới 100 phút mỗi tuần và mời cô ấy ra ngoài ít nhất một buổi hẹn hò.

Cô luôn ủng hộ và tin tưởng Mark. Ngay cả khi mới bắt đầu, khi anh ấy không biết liệu mạng xã hội mới của mình có thành công hay không, cô ấy đã là một trong những người dùng đầu tiên đăng ký trên đó.

4. Priscilla thường xuyên làm từ thiện

Những khoản quyên góp khổng lồ mà gia đình Zuckerberg thực hiện thường xuyên cũng liên quan rất nhiều đến Priscilla.

Số tiền này được dành cho các trường học, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu phát triển các chiến lược chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ, họ đã quyên góp 75 triệu USD cho thiết bị, công nghệ và xây dựng bệnh viện đa khoa - trung tâm chấn thương ở San Francisco, nơi Priscilla làm bác sĩ.

Sau khi đứa con đầu lòng chào đời, gia đình này đã khiến cả thế giới bất ngờ với tuyên bố hứa sẽ dành 99% cổ phần cho quỹ từ thiện.

5. Cô ấy làm Facebook trở nên nhân đạo hơn

Priscilla được biết đến là "Đệ nhất phu nhân của Facebook" và tất nhiên, cô ấy tham gia vào nhiều dự án khi cần cải tiến nó. Nhiều ý tưởng của cô là nhằm cải thiện giao tiếp giữa mọi người và khuyến khích mọi người giúp đỡ lẫn nhau.

Mark chia sẻ rằng, Priscilla đã kể cho anh nghe về những đứa trẻ đang dần chết trong khi chờ đợi việc hiến tạng, bên cạnh những đứa trẻ may mắn được cấy ghép. Zuckerberg gọi những câu chuyện kết thúc có hậu này là không thể tin được.

6. Cô ấy trải qua nhiều thử thách trong cuộc sống

Priscilla rất muốn có con nhưng con đường mang thai của cô không hề dễ dàng - 3 lần bị sảy thai. Cuối cùng, khi cái thai thực sự an toàn, Mark mới công khai tuyên bố rằng họ đang chờ ngày con ra đời.

Mục tiêu của thông báo này là giúp mọi người khắc phục và thảo luận (nếu cần) các vấn đề mang thai và không phải giữ im lặng về tình trạng của họ.

“Hầu hết mọi người không thảo luận về việc sảy thai, bởi vì bạn lo lắng vấn đề của mình sẽ khiến bạn xa cách hoặc như thể bạn mắc lỗi. Nhưng bạn nên chia sẻ nó để mọi người cùng cố gắng”, Mark nói.

7. Dạy con tự lập

Priscilla cuối cùng đã có thai kỳ khỏe mạnh và hiện là mẹ của 2 cô con gái: bé 5 tuổi tên Max và một bé 3 tuổi tên August.

Gia đình Zuckerberg không yêu con mù quáng - họ luôn tuân thủ một số nguyên tắc nuôi dạy trẻ quan trọng.

Ví dụ, các cô gái có những nhiệm vụ nhỏ nhưng quan trọng trong gia đình. Các con phải học cách bỏ tất cả bát đĩa bẩn của mình vào máy rửa bát sau mỗi bữa ăn.

8. Priscilla trân trọng những điều đơn giản nhất trong cuộc sống

“Chúng tôi cố gắng bám sát mục tiêu và những gì chúng tôi tin tưởng, yêu thích trong cuộc sống”, Priscilla chia sẻ. Con cái và gia đình, nhà cửa, sức khỏe, đi bộ, cơ hội giao tiếp với những người thân yêu và chơi trò chơi trên bàn cờ là một số điều mà gia đình Zuckerberg đánh giá cao.

Ngoài tất cả những điều đó, họ cũng muốn làm điều gì đó để có thể thay đổi thế giới này tốt đẹp hơn mỗi ngày.

Bạn có thích người phụ nữ quyến rũ và mạnh mẽ này không?

Chàng trai trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 25

Chàng trai trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 25

Austin Russell – người sáng lập, CEO công ty khởi nghiệp xe hơi tự lái Luminar – đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 25.

Ngọc Trang(Theo Bright side)

Cách đơn giản để biến điện thoại thành máy phiên dịch

Sunday 20 December 2020 Đăng Nguyên

Thứ Bảy, ngày 19/12/2020 19:00 PM (GMT+7)

Interpreter mode (chế độ phiên dịch) được Google giới thiệu lần đầu tiên vào năm ngoái, tuy nhiên, mỗi khi muốn sử dụng, bạn cần phải nói “hey, Google” và một số câu lệnh khác, điều này khá phức tạp và mất thời gian.

Hôm nay, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn bạn đọc mang Interpreter mode (chế độ phiên dịch) ra ngoài màn hình chính để truy cập nhanh hơn.

Đầu tiên, bạn hãy tải về file cài đặt Google Assistant - Interpreter Mode tại đây, hãy chắc chắn tùy chọn Unknown source (không rõ nguồn gốc) đã được kích hoạt trong phần Settings (cài đặt) - Security (bảo mật) trước khi cài đặt.

Cách đơn giản để biến điện thoại thành máy phiên dịch - 1

Mang tính năng Interpreter (phiên dịch) ra ngoài màn hình chính để dễ truy cập. Ảnh: MINH HOÀNG

Khi hoàn tất, biểu tượng Interpreter sẽ xuất hiện trên màn hình chính, cho phép bạn sử dụng nhanh chế độ phiên dịch mà không cần phải nói các câu lệnh rườm rà.

Đầu tiên, bạn cần lựa chọn ngôn ngữ nguồn và đích tương ứng. Tiếp theo, người dùng chỉ cần bấm vào biểu tượng micro để nói, tự động ứng dụng sẽ chuyển ngôn ngữ của bạn sang ngôn ngữ của người kia và ngược lại.

Đối với chế độ thủ công, mỗi người sẽ có một micro riêng. Ví dụ, khi bạn nói, bạn hãy bấm vào biểu tượng micro của mình và ngược lại.

Cách đơn giản để biến điện thoại thành máy phiên dịch - 2

Sử dụng điện thoại như một máy phiên dịch chuyên dụng. Ảnh: MINH HOÀNG

Nhìn chung, tính năng này cho phép bạn có thể trò chuyện với người nước ngoài mà không cần phải biết ngôn ngữ của họ, khá hữu ích trong trường hợp bạn đi du lịch nước ngoài.

Nguồn: https://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/tuyet-chieu/cach-don-gian-de-bien-dien-thoai-thanh-may-ph...Nguồn: https://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/tuyet-chieu/cach-don-gian-de-bien-dien-thoai-thanh-may-phien-dich-956374.html

Apple báo cáo rằng iOS 14 đang chạy trên 72% tất cả thiết bị và 81% thiết bị được giới thiệu trong 4 năm qua cho thấy tỷ...

'Quá lớn, quá nguy hiểm' - nhiều đại gia công nghệ bị siết chặt kiểm soát

Đăng Nguyên

Châu Âu công bố dự luật siết chặt quản lý các nền tảng công nghệ

Từ Mỹ, Trung Quốc cho tới những nền kinh tế hàng đầu EU như Đức, Pháp... Có một vấn đề nóng mà tất cả các quốc gia này đều đang để mắt đến: các công ty công nghệ đang ngày càng trở nên quá lớn, quá hùng mạnh và gặt hái được quá nhiều lợi nhuận.

Những nỗ lực mới nhất vừa được triển khai tại châu Âu. Hôm 15/12, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố các dự thảo luật nhắm vào những "gã khổng lồ" công nghệ như Google, Amazon và Facebook – vốn bị Brussels coi là mối nguy đối với sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ của khối này.

EU công bố các dự thảo luật nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu (Nguồn: Reuters)

Theo đó, một bộ quy tắc có tên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những "người gác cổng của thị trường trực tuyến" – chỉ các công ty đạt doanh thu hàng năm trên 6,5 tỷ euro ở châu Âu trong ba năm qua, có giá trị thị trường 65 tỷ euro và cung cấp một dịch vụ nền tảng cốt lõi ở ít nhất ba quốc gia EU, bên cạnh một số tiêu chí khác.

Đạo luật trên đặt ra một danh sách những yêu cầu với các công ty, chẳng hạn như họ phải chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý. Cùng với đó là những điều bị hạn chế, bao gồm việc các công ty phải ngừng ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của mình. Đạo luật cũng kêu gọi áp mức phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm đối với các công ty không tuân thủ, hoặc thậm chí yêu cầu chia tách hoạt động kinh doanh đối với những công ty có hành vi vi phạm nhiều lần.

Những "người gác cổng" cũng sẽ bị yêu cầu phải báo cáo các thương vụ mua bán - sáp nhập cho các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn các vụ mua lại để thôn tính đối thủ của những công ty công nghệ lớn.

Bộ quy tắc thứ hai là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng. Những nền tảng này phải tìm cách giải quyết các nội dung bất hợp pháp, tránh việc lạm dụng nền tảng nhằm vi phạm các quyền cơ bản của người dùng, kiểm soát việc cố ý thao túng nền tảng để ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và sức khỏe cộng đồng, cùng một số yêu cầu khác. Nếu không đáp ứng, các công ty sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu.

Bà Margrethe Vestager - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết "2 dự thảo này đều nhằm tới 1 mục đích. Đó chính là đảm bảo người dùng và doanh nghiệp được tiếp cận những sản phẩm và dịch số an toàn. Người gác cổng sẽ bị phạt nếu phạm luật. Chúng tôi sẽ có biện pháp ở quy mô lớn hơn nếu họ tái phạm nhiều lần".

Theo các nguồn thạo tin, những "đại gia" sẽ phải chịu quản lý chặt chẽ hơn bao gồm Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và SnapChat của Mỹ, Alibaba và Bytedance của Trung Quốc, Samsung của Hàn Quốc và Booking.com của Hà Lan.

Các hãng công nghệ gặp khó tại Mỹ và Trung Quốc

Tại Mỹ - quê hương của các tập đoàn công nghệ hàng đầu, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) ngày 14/12 đã gửi các sắc lệnh đến Amazon, Facebook, Twitter, YouTube và các tập đoàn công nghệ khác, yêu cầu cung cấp thông tin về việc thu thập dữ liệu, các hoạt động quảng cáo và tần suất truy cập của người dùng. Theo FTC, ủy ban này muốn biết các mô hình kinh doanh công nghệ có ảnh hưởng ra sao đến những gì người Mỹ nghe và nhìn, họ nói chuyện với ai và chia sẻ những thông tin gì.

Các hãng công nghệ như Facebook đối mặt với sức ép ngay trên chính quê nhà (Nguồn: Reuters)

Động thái thắt chặt quản lý này diễn ra chỉ ít ngày sau khi giới chức liên bang và các bang tại Mỹ liên tiếp tiến hành các vụ kiện nhằm vào Facebook, buộc hãng công nghệ này phải bán lại các dịch vụ có hàng tỷ người dùng mà họ từng thâu tóm. Với diễn biến này, Facebook trở thành công ty "Big Tech" thứ hai tại Mỹ phải đối mặt với thách thức pháp lý lớn trong năm nay, sau Google.

"Chúng tôi đang hành động ngay hôm nay và đứng ra bênh vực cho hàng triệu người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp nhỏ đã bị tổn hại bởi hành vi bất hợp pháp của Facebook", bà Letitia James - Tổng chưởng lý bang New York khẳng định: "Bằng cách khôi phục sự cạnh tranh, vụ kiện của chúng tôi sẽ giúp người tiêu dùng có lựa chọn thay thế cho Facebook khi công ty này đặt lợi nhuận lên trước quyền lợi và quyền riêng tư của người tiêu dùng".

Bloomberg dự báo, các ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden trong thời gian tới sẽ bao gồm việc tiếp tục các nỗ lực khởi kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Đây sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn so với những sự bao bọc, hỗ trợ mà các gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã nhận được trong suốt nhiều năm qua.

Ngay cả tại Trung Quốc – nơi mà các doanh nghiệp công nghệ đã trải qua hơn một thập kỷ phát triển thuận lợi, tình hình cũng đang dần thay đổi. Hồi tháng trước, việc Bắc Kinh công bố các quy định mới nhằm hạn chế hành vi độc quyền trong ngành công nghiệp Internet đã thổi bay 290 tỷ USD giá trị vốn hóa của các công ty công nghệ hàng đầu nước này chỉ trong hai ngày. Trước đó, việc thương vụ IPO đình đám trị giá 37 tỷ USD của tập đoàn Ant Group, thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma, bị đình chỉ do sức ép của giới chức Trung Quốc, càng cho thấy không một doanh nghiệp nào được coi là ngoại lệ.

Alibaba giờ không còn là "bất khả xâm phạm" tại Trung Quốc (Nguồn: Reuters)

Ông Scott Yu - chuyên gia tại công ty luật Zhong Lun nhận định: "Các quy định đang dần được thắt chặt. Đây là một tín hiệu rõ ràng rằng, các công ty công nghệ lớn sẽ không còn được hưởng quyền miễn trừ nữa".

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng lo ngại về độc quyền công nghệ

Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ các nước gia tăng những nỗ lực chống độc quyền công nghệ trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Dịch bệnh và các biện pháp phong tỏa đang khiến thế giới trở nên phụ thuộc vào các hãng công nghệ hơn bao giờ hết, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các hãng công nghệ lớn và những đối thủ nhỏ hơn. Tại Trung Quốc, gã khổng lồ trong lĩnh vực giao đồ ăn Meituan đã buộc phải có lời xin lỗi sau cáo buộc của một hiệp hội nhà hàng về việc hãng đã lạm dụng vị thế thống trị của mình trong thời gian diễn ra dịch bệnh để buộc các nhà hàng phải ký các thỏa thuận độc quyền với mức phí hoa hồng lên tới 26%. Còn tại Pháp, chính phủ nước này thậm chí đã phải lùi ngày mua sắm Black Friday đến ngày 4/12 để xoa dịu các chủ cửa hàng đang phẫn nộ trước sự cạnh tranh của hãng thương mại điện tử Amazon.

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng những lo ngại về sức mạnh của các tập đoàn công nghệ (Nguồn: Reuters)

Theo Bloomberg, trong kỷ nguyên chống độc quyền mới này, những tiêu chuẩn về sức mạnh định giá đã không còn phù hợp nữa, bởi một số công ty công nghệ lớn nhất đã thiết lập vị thế độc quyền trị giá hàng nghìn tỷ USD bằng cách thu phí người tiêu dùng. Những gã khổng lồ công nghệ đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quảng cáo, bán lẻ, và các thị trường khác, buộc các doanh nghiệp nhỏ hơn phải dựa vào nền tảng của các ông lớn để tiếp cận khách hàng.

Các công ty vừa phụ thuộc vào nền tảng bán hàng của Amazon nhưng đồng thời cũng cạnh tranh với hãng công nghệ này. Spotify và nhiều ứng dụng khác xuất hiện trên App Store nhưng cũng phải cạnh tranh với dịch vụ âm nhạc của Apple. Google – công ty thống trị trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo, đã phải đối mặt với những cáo buộc lợi dụng vị thế người gác cổng Internet để loại trừ các đối thủ cạnh tranh. Tại Trung Quốc, tập đoàn Ant Group chỉ tài trợ 2% cho các khoản vay nhỏ trên nền tảng của mình, 98% đều được chứng khoán hóa hoặc bảo lãnh bởi các ngân hàng đối tác, yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính.

Và trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tàn phá kinh tế toàn cầu, sự bùng nổ của các hoạt động kinh tế kỹ thuật số chỉ càng cho thấy, sức mạnh của các tập đoàn công nghệ sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này khiến các chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu trực diện, bằng cách đưa các công ty ra tòa, thông qua các đạo luật cạnh tranh mới, hay thậm chí là chia tách các gã khổng lồ công nghệ.

Đại dịch COVID-19 đã "làm nổi bật hơn nữa các vấn đề cạnh tranh hiện có", thượng nghị sĩ Mỹ Amy Klobuchar bày tỏ lo ngại trong một cuộc họp với các luật sư chống độc quyền hồi tháng Mười Một, "Sau đại dịch, chúng ta có thể sẽ có những thị trường tập trung vào tay các ông lớn hơn, và ít tính cạnh tranh hơn".

"Tại một số thời điểm, những công ty công nghệ trở nên lớn mạnh đến mức các chính phủ phải cảm thấy lo ngại", giáo sư Sam Weinstein – chuyên gia về chống độc quyền tại trường luật Benjamin N.Cardozo nhận định, "Các động thái gần đây của các chính phủ là một lời nhắc nhở tới các doanh nghiệp rằng: có thể các bạn vẫn đang rất to lớn, rất quyền lực, nhưng chúng tôi mới là người điều hành".

Cần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế số

Những nỗ lực chống độc quyền gần đây có thể coi là bước đi tích cực của chính phủ các nước nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Bởi điều này sẽ chỉ dẫn đến những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh.

Tăng cường tính cạnh tranh cho nền kinh tế số là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách (Nguồn: Reuters)

Theo Wall Street Journal, sở dĩ những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook có thể thống trị thế giới Internet là bởi họ đã tạo nên các sản phẩm tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên, một lý do khác nữa là họ gây đã khó khăn cho các công ty khác trong việc thâm nhập thị trường và cạnh tranh, thông qua các thương vụ thâu tóm, sáp nhập đối thủ tiềm năng. Điều này làm giảm chất lượng sản phẩm của chính họ, hạn chế sự lựa chọn của người dùng và cản trở quá trình đổi mới sáng tạo.

Cái khó đối với các nhà hoạch định chính sách là làm sao để vừa có thể duy trì thế mạnh của những tập đoàn công nghệ khổng lồ nhưng đồng thời cũng tạo ra một thị trường cạnh tranh sôi động cho nền kinh tế số, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đem lại lợi ích cho người dùng. Việc tăng cường thực thi luật sáp nhập và luật chống độc quyền có thể là một giải pháp nhưng cách tiếp cận tốt nhất sẽ là thiết lập những quy định mới, cụ thể hơn, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh, mang lại cảm giác an tâm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cơ hội cho các công ty mới nổi thâm nhập thị trường cũng như cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn và sự kiểm soát tốt hơn.

Một ví dụ được đưa ra là việc đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số của Vương quốc Anh từ tháng 4/2021 sẽ áp dụng bộ quy tắc ứng xử buộc các công ty phải tuân theo nếu muốn có quyền truy cập vào nền tảng số. Chính phủ Anh đã vận động để thông qua luật cho phép thiết lập một bộ quy tắc ứng xử "đáp ứng ba mục tiêu lớn là giao dịch công bằng, lựa chọn mở cùng với niềm tin và tính minh bạch". Bộ quy tắc sẽ chỉ áp dụng cho các công ty thuộc hàng lớn nhất, để lại không gian tự do sáng tạo hoàn toàn cho các công ty nhỏ và vừa. Bộ quy tắc này được đánh giá là bao gồm các quy định tương tự như luật cạnh tranh hiện hành, nhưng việc thực thi sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp cho các công ty lớn có thể tiên liệu tốt hơn.

Phá thế độc quyền những gã khổng lồ: "Miếng bánh" 1 tỉ USD và tiềm ẩn rủi ro

Đăng Nguyên

Thế giới đang chứng kiến doanh thu quảng cáo từ báo chí chuyển hướng sang các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm của những gã công nghệ khổng lồ, khiến nhiều cơ quan truyền thông sụt giảm nguồn thu chính, buộc phải đóng cửa và gây ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng.

Phép thử đầu tiên từ Úc

Dự luật yêu cầu Facebook, Google trả tiền cho các hãng truyền thông nếu sử dụng tin tức của họ được trình lên Quốc hội Úc hôm 9-12. Nếu được thông qua, Úc sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc này nhằm bảo vệ nền báo chí độc lập đang chịu tác động từ những tập đoàn công nghệ toàn cầu như Google, Facebook.

Bộ trưởng Tài chính Úc Josh Frydenberg cho biết theo dự luật, các tập đoàn công nghệ lớn phải đàm phán chi trả nội dung xuất hiện trên nền tảng của họ với các nhà xuất bản và đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Nếu không thể thống nhất thỏa thuận, một trọng tài do chính phủ Úc chỉ định sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Ông Frydenberg nhấn mạnh dự thảo luật ban đầu sẽ áp dụng đối với Facebook và Google nhưng sẽ được mở rộng sang các nền tảng kỹ thuật số khác nếu có đủ bằng chứng cho thấy họ làm phát sinh sự mất cân bằng quyền thương lượng. Dự luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi về mặt chính trị ở Úc và có khả năng được đưa ra biểu quyết tại quốc hội vào đầu năm sau. Các nền tảng kỹ thuật số có thể phải đối mặt với khoản phạt lên tới 7,4 triệu USD trong trường hợp không tuân thủ quy định.

Theo hãng tin Reuters, dự luật được xem là phép thử mạnh mẽ nhất đối với sự ảnh hưởng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ và là bước ngoặt sau 3 năm điều tra và tham vấn tại Úc. Phản ứng động thái của Úc, các tập đoàn công nghệ của Mỹ hồi tháng 8 cảnh báo có thể ngừng cung cấp dịch vụ của họ tại nước này. Google và Facebook chiếm khoảng 61% doanh thu quảng cáo trực tuyến bất chấp sử dụng phần lớn nội dung từ các hãng truyền thông. Theo ông Frydenberg, có sự mất cân bằng giữa quyền đàm phán giữa Google, Facebook và truyền thông khi nội dung do nhà báo sản xuất và được các công ty truyền thông sở hữu lại hiển thị trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm mà hầu như không có thỏa thuận nào liên quan đến kiếm tiền từ dữ liệu và nội dung đó.

Hồi tháng 10, Google tiết lộ kế hoạch trả 1 tỉ USD cho các tập đoàn truyền thông, hãng tin, báo chí toàn cầu để sử dụng tin tức của họ trong 3 năm tới. Sản phẩm tin tức mới của Google có tên Google News Showcase sẽ ra mắt đầu tiên tại Đức và ông trùm công nghệ này đã thỏa thuận về bản quyền tin tức với các báo Der Spiegel, Stern, Die Zeit, đồng thời làm điều tương tự với các tờ báo Folha de S.Paulo, Band và Infobae ở Brazil.

Google tháng trước cũng cho biết đã ký thỏa thuận bản quyền với 6 tờ báo, tạp chí của Pháp. Dự án này sẽ được triển khai tại Bỉ, Ấn Độ, Hà Lan và các quốc gia khác. Khoảng 200 cơ quan truyền thông ở Argentina, Úc, Anh, Brazil, Canada và Đức cũng đã đăng ký sản phẩm này. Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai cho biết đây là cam kết tài chính lớn nhất cho đến nay của họ, Google sẽ trả tiền cho các nhà xuất bản để tạo và quản lý những nội dung chất lượng cao cho một loại trải nghiệm tin tức trực tuyến mới. Google News Showcase cho phép các nhà xuất bản chọn và trình bày câu chuyện của họ để được phát hành trong Google News trên thiết bị Android trước và theo sau là thiết bị của hãng Apple.

Biểu tượng của 4 tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ Ảnh: REUTERS

Mặt trái của sự phụ thuộc

Theo tờ Business Insider, nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý đã bắt đầu kêu gọi cải cách và xem xét lại luật chống độc quyền để giải quyết không chỉ vấn đề các công ty công nghệ lớn chiếm lĩnh thị phần mà còn cả việc cơ sở hạ tầng tập trung của họ gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Sự cố gián đoạn hoạt động trên toàn cầu của Google kéo dài 1 giờ hôm 14-12 cho thấy tác hại của việc tập trung sức mạnh cơ sở hạ tầng vào những gã công nghệ khổng lồ. Hệ thống xác thực của Google ngừng hoạt động đã ảnh hưởng đến hầu hết các dịch vụ của Google đòi hỏi người dùng phải đăng nhập, gồm Gmail, Drive, YouTube. Google hồi tháng 10 xác nhận có 2,6 tỉ người dùng hằng tháng các ứng dụng, trong đó có 6 triệu tài khoản doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực giáo dục, chính phủ.

Gián đoạn dịch vụ là chuyện phổ biến nhưng sự cố ở quy mô và phạm vi như hôm 14-12 là hiếm thấy. Google cũng không phải công ty công nghệ duy nhất gặp phải những sự cố gián đoạn quy mô lớn. Hồi tuần trước, sự cố gián đoạn ứng dụng tin nhắn messenger của Facebook cũng làm tê liệt chức năng nhắn tin của ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram do tích hợp cơ sở hạ tầng chung gần đây.

Những sự cố trên là lời cảnh báo rõ ràng nhất về việc thế giới internet đang trở nên phụ thuộc thế nào vào sức mạnh cơ sở hạ tầng hợp nhất của những gã công nghệ khổng lồ. Những sự cố gián đoạn cho thấy tác động tiêu cực của việc tập trung vào các công ty công nghệ độc quyền không chỉ vấn đề về giá cả, cạnh tranh mà còn là lỗ hổng hệ thống mà người dùng đang phụ thuộc.

Thâu tóm để thống trị

Facebook mua lại 70 công ty trong 15 năm qua, nổi bật là hai vụ thâu tóm ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram 1 tỉ USD năm 2012 và ứng dụng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỉ USD năm 2014.

Theo hãng tin Reuters, Facebook có thể buộc phải bán 2 ứng dụng WhatsApp và Instagram sau khi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và gần 50 bang hôm 9-12 đệ đơn kiện đại gia công nghệ này sử dụng chiến lược "mua hoặc chôn vùi" để bắt kịp đối thủ lớn và kìm chân đối thủ nhỏ hơn.

Những phím tắt hữu ích trên các trình duyệt web

Đăng Nguyên

Ctrl + H: Mở lịch sử duyệt web của trình duyệt.

Ctrl + J: Mở lịch sử Download của trình duyệt.


Ctrl + D: Lưu trang hiện tại đang mở vào Bookmark.

Ctrl + Shift + Del: Mở cửa sổ xóa lịch sử duyệt web.


Ctrl + P: In trang web hiện tại.

Ctrl + S: Lưu trang web đang mở về máy tính.


Những phím tắt hữu ích trên các trình duyệt web - ảnh 1

Ảnh minh hoạ.

Ctrl + O: Mở một file trên máy tính.

Ctrl + 1 đến 8: Chọn một tab cụ thể đang mở, số thứ tự đánh từ trái sang phải

.


Ctrl + 9: Chuyển tới tab cuối cùng.

Ctrl + Tab: Chuyển sang tab tiếp theo, thông thường là tab bên phải.


Ctrl + Shift + Tab: Chuyển sang tab trước đó, thông thường là tab bên trái.

Ctrl + W, Ctrl + F4: Đóng tab hiện tại.


Ctrl + Shift + T: Mở lại tab cuối cùng vừa đóng.

Ctrl + T: Mở một tab mới.


Ctrl + N: Mở một cửa sổ mới.

Alt + F4: Đóng cửa sổ hiện tại.


Shift + chuột trái: Mở link trong một cửa sổ trình duyệt mới.

Alt + Mũi tên sang trái, Backspace: Back.


Alt + Mũi tên sang phải, Shift + Backspace: Forward.

F5: Tải lại trang.


Shift + F5: Tải lại trang và xóa cache, tải lại toàn bộ website.

Escape: Dừng tải trang.


Alt + Home: Mở trang chủ.

Ctrl và +, Ctrl + cuộn chuột lên: Phóng to trang web.


Ctrl và -, Ctrl + cuộn chuột xuống: Thu nhỏ trang web.

Ctrl + 0: Trở về tỉ lệ mặc định.


F11: Chuyển bật/tắt chế độ xem toàn màn hình.

Space, Page Down: Chuyển xuống 1 khung nhìn màn hình.


Page Up: Chuyển lên 1 khung nhìn màn hình.

Home: Lên đầu trang.


End: Xuống cuối trang.

Kích cuộn chuột: Cuộn khung hình bằng cách kéo chuột lên hoặc xuống.


Ctrl + L, Alt + D, F6: Điều hướng đặt con trỏ vào thanh địa chỉ.

Alt + Enter: Mở trang web vừa nhập tại thanh địa chỉ trên một tab mới.


Ctrl + G, F3: Chuyển tới kết quả tìm kiếm tiếp theo trong các kết quả đã tìm thấy.

Ctrl + Shift + G, Shift + F3: Chuyển về kết quả tìm kiếm trước đó trong các kết quả đã tìm thấy.

Facebook đăng quảng cáo toàn trang trên báo, để chỉ trích những thay đổi quyền riêng tư trên iOS 14 của Apple

Đăng Nguyên

Facebook đang công khai chỉ trích những thay đổi về quyền riêng tư trên iOS 14 của Apple, bằng các quảng cáo toàn trang trên một loạt những tờ báo lớn. Tiêu đề “Chúng tôi đang chống lại Apple vì những doanh nghiệp nhỏ ở khắp mọi nơi”, được đăng trên các tờ báo New York Times, Washington Post và Wall Street Journal.

Theo Bloomberg, những bài báo này nhằm vào sự thay đổi quyền riêng tư mà Apple áp dụng cho phiên bản iOS 14 trên iPhone và iPad, khiến cho những công ty như Facebook gặp khó khăn hơn trong việc nhắm mục tiêu người dùng bằng quảng cáo.

Các nhà phát triển sẽ phải yêu cầu người dùng iOS 14 cấp quyền, thì mới có thể thu thập dữ liệu và theo dõi hoạt động người dùng trên ứng dụng và trang web. Apple đã lên kế hoạch cho những thay đổi này từ khi ra mắt iOS 14 vào tháng 9, nhưng đã hoãn lại cho đến đầu năm 2021 mới chính thức áp dụng.

Những thay đổi này đặc biệt sẽ ảnh hưởng tới các nhà quảng cáo, các công ty bán sản phẩm và những nền tảng như Facebook. Vì người dùng sẽ có thể từ chối cấp phép, để các công ty này không thể theo dõi họ, qua đó mục tiêu quảng cáo sẽ không còn hiệu quả.

Facebook chính thức mở cuộc chiến chống lại Apple.

Facebook tuyên bố rằng thay đổi của Apple sẽ “tàn phá những doanh nghiệp nhỏ”, mà dựa vào quảng cáo mục tiêu người dùng để thúc đẩy doanh số. Tất nhiên nếu quảng cáo không hiệu quả, doanh số của việc bán hàng trực tuyến sẽ sụt giảm đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng tới cả những người bán hàng trực tuyến.

Apple chưa có phản hồi gì về những bài báo của Facebook. Nhưng trước đó, Apple cũng đã từng chỉ trích Facebook “coi thường quyền riêng tư của người dùng”. Apple sẽ kiên quyết thực hiện thay đổi chính sách bảo mật trên iOS 14 vào đầu năm 2021, cho phép người dùng có quyền quyết định một ứng dụng có được phép theo dõi họ hay không.

Đây là những gì Facebook theo dõi người dùng trên iOS

Trong khi Facebook cũng bị điều tra chống độc quyền, người phát ngôn của Facebook khẳng định: “Apple đang kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái từ thiết bị đến cửa hàng ứng dụng và ứng dụng, đồng thời sử dụng sức mạnh này để gây hại cho các nhà phát triển và người dùng, cũng như các nền tảng lớn hơn như Facebook”.

Cuộc chiến về quyền riêng tư giữa Facebook và Apple chắc chắn sẽ còn kéo dài, và chúng ta sẽ có nhiều điều để xem.

Tham khảo: theverge

Mô hình kinh doanh độc quyền nguy hiểm của Facebook

Đăng Nguyên

Sau khi nuốt chửng những đối thủ cạnh tranh như Instagram và WhatsApp, Facebook dễ dàng dùng sức mạnh độc quyền để xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.

Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đâm đơn kiện mạng xã hội Facebook vì tội độc quyền. Theo Nikkei Asian Review, trọng tâm của vụ kiện là việc Facebook mua lại các đối thủ cạnh tranh như Instagram và WhatsApp. Các tài liệu nội bộ cho thấy CEO Mark Zuckerberg xác định hai mạng xã hội này có thể đe dọa Facebook.

Facebook quyết định áp dụng phương châm "mua lại chứ không cạnh tranh". Với việc thôn tính các nền tảng trên, Facebook vô hiệu hóa cạnh tranh, ngăn chặn kịch bản nền tảng này bị một startup khác đe dọa. Ngoài ra, Facebook còn tránh được nguy cơ một số đối thủ lớn như Apple và Google mua lại các nền tảng mạng xã hội tốt.

FTC cho rằng chiến lược kinh doanh của Facebook mang tính phản cạnh tranh, độc quyền. Cơ quan này muốn Facebook phải thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Đây có thể là lý do Facebook đang đẩy nhanh tích hợp dịch vụ nhắn tin vào Instagram.

Chiến lược "tàn nhẫn" của Facebook ảnh hưởng đến người dùng như thế nào khi nền tảng này không thu phí? Theo Nikkei Asia Review, dù người dùng không tốn tiền để sử dụng Facebook, chất lượng dịch vụ của mạng xã hội mang tính chất độc quyền này ngày càng tụt dốc. Tình trạng độc quyền cản trở đổi mới và sáng tạo, nhưng quyền riêng tư vẫn là vấn đề lớn nhất.

Sau khi triệt tiêu cạnh tranh, Facebook ồ ạt thu thập dữ liệu người dùng để mở rộng dịch vụ. Lợi nhuận của Facebook xuất phát từ khả năng khả năng cá nhân hóa và xác định từng đối tượng người dùng riêng biệt cho các loại quảng cáo khác nhau. Khi không còn đối thủ cạnh tranh, công ty này lặng lẽ vứt bỏ các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư mà không sợ người dùng bỏ đi.

Việc Facebook không tôn trọng quyền riêng tư ảnh hưởng to lớn tới không chỉ người dùng của nền tảng này, mà tất cả. Facebook muốn người dùng dành nhiều thời gian trên thiết bị di động, chia sẻ dữ liệu cá nhân thuật toán của hãng đẩy các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đến với họ.

Chiến lược kinh doanh này không hề phục vụ lợi ích của người dùng, mà của các nhà quảng cáo, để Facebook tăng doanh thu, kiếm hàng chục tỷ USD mỗi năm. Dữ liệu cá nhân như sở thích, thói quen của người dùng được lưu trữ, phân tích và mang ra làm vật trao đổi cho các doanh nghiệp cần chúng. Facebook coi trọng tương tác và "đào" dữ liệu hơn bất kỳ điều gì, và điều đó dẫn tới một "cuộc sống online" cực đoan.

Theo các chuyên gia, quyền riêng tư không chỉ là quyền bảo vệ bí mật cá nhân hoặc quyền được tự do một mình. Đó còn là quyền tương tác với các không gian chung mà không bị giám sát và kiểm soát. Tác hại của tình trạng độc quyền trên mạng xã hội không phải là số tiền người dùng chi ra, mà là cuộc sống mạng mất tự do, người dùng trở thành đối tượng bị các đại gia Thung lũng Silicon thao túng.

Do đó, Facebook ngày càng giống một chính phủ hơn là một công ty. Nhưng khác với các chính phủ được dân bầu, chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ chế, "chính quyền Facebook" hoạt động tự do, thoải mái, không chịu bất kỳ sự giám sát nào.

Facebook chỉ tập trung vào mục đích giữ người dùng online càng lâu càng tốt, do đó không quan tâm đến các vấn đề khác. Nói một cách đơn giản, Facebook không coi trọng trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư.

Ví dụ, hồi tháng 9, BuzzFeed đăng tải một phần nội dung báo cáo của cựu nhân viên Facebook Sophie Zhang. Zhang chịu xử lý thông tin sai lệch về các cuộc bầu cử trên khắp thế giới. Zhang khẳng định Facebook phớt lờ hoặc chậm xử lý các tài khoản giả mạo và những chiến dịch lan truyền tin giả tại nhiều nơi trên thế giới.

Theo Nikkei, đơn kiện của FTC cho thấy các nhà quản lý đã nhận ra sự nguy hiểm trong mô hình kinh doanh của Facebook và những tác hại nó có thể gây ra với người dùng.

(Theo Zing)

Facebook, Twitter, TikTok sẽ bị phạt nặng nếu không hạn chế nội dung độc hại

Đăng Nguyên

Theo các luật mà Vương quốc Anh đề xuất vào ngày 14/12, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và TikTok, sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 10% doanh thu nếu họ không gỡ bỏ và hạn chế việc lan truyền nội dung bất hợp pháp.

Chính phủ Anh cho biết các nền tảng công nghệ cũng sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với các hành vi chải chuốt “làm đỏm”, bắt nạt và khiêu dâm, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội.

Bộ trưởng Kỹ thuật số của Anh Oliver Dowden nói: "Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới về trách nhiệm đối với công nghệ để bảo vệ trẻ em và những người dùng dễ bị tổn thương, khôi phục lòng tin trong ngành công nghiệp này và tuân theo các biện pháp bảo vệ pháp luật cho quyền tự do ngôn luận".

Các chính phủ trên thế giới đang nỗ lực để đưa ra các biện pháp kiểm soát tốt hơn các nội dung bất hợp pháp hoặc nguy hiểm trên mạng xã hội, với việc Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị công bố một gói quy định riêng về kiểm soát dịch vụ kỹ thuật số vào ngày 15/12.

Các quy định mới của Anh dự kiến ban hành thành luật vào năm tới, có thể khiến các trang web vi phạm quy tắc bị chặn và các nhà quản lý cấp cao phải chịu trách nhiệm về nội dung.

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến sẽ được yêu cầu có chính sách rõ ràng đối với nội dung, mặc dù không bất hợp pháp nhưng có thể gây hại, chẳng hạn như phổ biến thông tin sai lệch về vắc-xin ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Theo Baotintuc/Reuters

Google, Facebook có thể bị phạt nặng nếu vi phạm đạo luật của EU

Google, Facebook có thể bị phạt nặng nếu vi phạm đạo luật của EU

Các tập đoàn công nghệ lớn có thể bị phạt đến 6% doanh thu nếu họ không có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết các nội dung bất hợp pháp và công bố lợi nhuận từ quảng cáo.

Xưởng in Bìa Da - sản xuất những loại bìa da cao cấp và giá rẻ

Đăng Nguyên

Được thành lập từ năm 2006 với diện tích hơn 2,000 m2, gần 15 năm phát triển xưởng sổ tay, Công ty sản xuất sổ da và bìa da những loại - In Đăng Nguyên tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thiết kế, in ấn và quảng cáo tại Hà Nội.

- Trong những năm qua xưởng sản xuất chúng tôi đã không ngừng cố gắng phấn đấu vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, sự tăng giá đầu vào của nguyên vật liệu để cam đoan giữ giá in xuất cơ sở sản xuất cho khách hàng.

- Với hơn 50 công nhân tốt nhất, tận tâm, có trách nhiệm. Họ cũng chính là nhân tố chính làm nên 1 hệ thống nhà xưởng in chất lượng cao, hiện đại.

- Chúng tôi là nhà phân phối in ấn chính cho hơn 400 doanh nghiệp lớn, gần một,300 doanh nghiệp vừa và nhỏ và hàng ngàn khách hàng cá nhân mỗi năm.

Xem thêm mẫu : tại đây

cơ sở sản xuất gia công các loại bìa da cao cấp

Bìa da là loại sổ tay bìa da. Nó là sổ tay da cao cấp nhất hiện tại, được ưa chuộng bởi tính thuận tiện và hữu ích của nó, không các thế sổ tay bìa da còn thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp cho người dùng. Nói đến sổ tay da, ai cũng luôn khắt khe và đầu tư rất tỉ mỷ về bìa da sổ tay. Nó rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như kiểu dáng.

sổ da Bìa Còng Ép Nhũ Vàng, bạc hoặc ép lún Cao Tần Logo của khách

  • Chất liệu bìa da PU chuyên nghiệp, bìa dày, chắc chắn, logo được in ép nhũ vàng, bạc hoặc ép lún cao tần nổi bật.
  • Thuộc loại sổ da, kích thước nhỏ gọn, thuận tiện, dễ dàng sử dụng.
  • Thiết kế và in ấn sổ tay theo yêu cầu của khách hàng.

Xem thêm tại : Link

Bìa simili, Bìa Vải, Bìa gỗ, Gia công may bìa, Bìa nhung

Giá cả là 1 trong các yếu tố quan trọng của mỗi sản phẩm. Với sổ tay bìa da cũng không là ngoại lệ, giá của sổ tay bìa da sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định tiêu dùng của mỗi khách hàng. Và để biết rằng, một cuốn sổ da có giá bao nhiêu là tuyệt vời hay 1 cuốn sổ thường có giá bao nhiêu thì chúng ta cần phải quan tâm tới các dòng sản phẩm và các phân khúc của từng sản phẩm đó trên thị trường. Vậy nên, chúng ta nên tìm hiểu những phân khúc sổ tay trước khi tham khảo giá sổ tay bìa da tại các đơn vị phân phối.

In Sổ Tay Lò Xo – xưởng sản xuất Gia Công Sổ Lò Xo Theo Yêu Cầu

Với sự đầu tư, phát triển công nghệ sản xuất và in ấn, những mẫu sổ tay lò xo đã được Hệ thống 17 địa chỉ in ấn in cataloge cho ra đời những mẫu sổ tay lò xo dễ thương, sổ tay lò xo a4, a5, sổ bìa da cao cấp lò xo hàn quốc và các mẫu sổ lò xo nhỏ vô cùng đẹp mắt.

In Sổ Còng – xưởng Sổ Bìa Còng Theo Yêu Cầu

Với thế mạnh lớn về tay nghề công nhân và trang bị thứ hiện đại. Sổ tay Xuyên Việt luôn đảm bảo chất lượng cao và tiến độ giao hàng. Trong đó việc phân phối in sổ còng theo yêu cầu là 1 trong những điểm cộng của chúng tôi. Chúng tôi nhận in sổ bìa còng theo yêu cầu về mẫu mã, kích thước, chất liệu, nội dung in ấn.

ngày nay chúng tôi nhận cung cấp sổ còng có gáy 3 lỗ, 6 lỗ, 9 lỗ tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Liên hệ cung cấp :

CÔNG TY IN ẤN VÀ THIẾT KẾ ĐẲNG NGUYÊN

Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com
Địa chỉ : LK9-36 – Tổng Cục V, Yên Xá, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Tại tphcm : 71/8a Nguyễn Phúc Chu – Phường 15 – Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

Google, Facebook có thể bị phạt nặng nếu vi phạm đạo luật của EU

Monday 14 December 2020 Đăng Nguyên

Các tập đoàn công nghệ lớn có thể bị phạt đến 6% doanh thu nếu họ không có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết các nội dung bất hợp pháp và công bố lợi nhuận từ quảng cáo.

Google, Facebook co the bi phat nang neu vi pham dao luat cua EU hinh anh 1

(Nguồn: usine-digitale.fr)

Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Facebook có thể phải đối mặt với khoản phạt lên đến 6% doanh thu nếu họ không có những biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết các nội dung bất hợp pháp và công bố lợi nhuận từ quảng cáo trên nền tảng của họ.

Ủy viên EU phụ trách thị trường và dịch vụ nội địa Thierry Breton sẽ trình bày dự thảo của Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) vào ngày 15/12. Các quy định thể hiện lập trường cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) được đưa ra nhằm thắt chặt quản lý các công ty ở Thung lũng Silicon.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng gia tăng sự giám sát về mặt pháp lý đối với các gã khổng lồ công nghệ và khả năng kiểm soát dữ liệu cũng như quyền truy cập vào trang web của họ.

Hãng tin Reuters dẫn thông tin trong tài liệu này định nghĩa các nền tảng trực tuyến có quy mô rất lớn là có hơn 45 triệu người dùng, tương đương 10% dân số EU. Những công ty quản lý các nền tảng này phải có nghĩa vụ phải giải thích các mối quan ngại về chính sách cũng như rủi ro hệ thống mà các dịch vụ của họ gây ra.

Những “gã khổng lồ” công nghệ sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung bất hợp pháp trên trang web của họ, giải quyết các vấn nạn lạm dụng nền tảng của họ như lan truyền tin giả gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và sức khỏe cộng đồng.

Các công ty cũng sẽ được yêu cầu công bố chi tiết các thông tin liên quan đến đối tác quảng cáo trực tuyến và cách thức thuật toán của họ đề xuất và xếp hạng thông tin, lựa chọn nội dung hiển thị và đối tượng hiển thị.

EU cho rằng Google, Facebook, Apple và Amazon được coi là "những người gác cổng" đang nắm giữ toàn bộ chìa khóa của thế giới số, với khả năng đặt ra các quy định riêng và loại bỏ các đối thủ tiềm năng ngay khi mới xuất hiện.

Để kết thúc tình trạng này, các quy định của EU có thể ngăn chặn việc một công ty như Google tự ưu tiên trong các kết quả tìm kiếm, hay Apple buộc các nhà phát triển ứng dụng sử dụng cửa hàng của mình trong thanh toán.

Dự thảo DSA có thể mất một năm hoặc thời gian dài hơn cho đến khi các quy định này có hiệu lực sau khi được đưa ra thảo luận tại các nước EU và Nghị viện châu Âu.

Theo Vietnam+

Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp?

Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp?

Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ.

Tại sao Mỹ liên tục buộc Facebook bán Instagram và WhatsApp?

Đăng Nguyên

Sau hơn một năm điều tra, hai vụ kiện cuối cùng được đệ trình là thách thức chống độc quyền lớn nhất mà Facebook phải đối mặt cho đến nay. Cả hai vụ kiện về cơ bản đều yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp vào năm đó. Hiện cả hai ứng dụng này có hàng tỷ người dùng.

Đơn kiện tuyên bố rằng hành động thu hồi là cần thiết vì Facebook đã mua lại các đối thủ tiềm năng để kìm hãm sự cạnh tranh và giành lợi thế thị trường. Đồng thời, hành vi của Facebook cũng hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng Mỹ và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư mà họ có thể có được.

“Họ đã kìm hãm sự đổi mới và giảm khả năng bảo vệ quyền riêng tư của hàng triệu người Mỹ. Không công ty nào nên có ảnh hưởng không được kiểm soát như vậy đối với thông tin cá nhân và các hoạt động xã hội của chúng ta”, Tổng chưởng lý bang New York Guam Letitia James cho biết.

Trọng tâm của FTC là việc Facebook mua lại Instagram và WhatsApp. Facebook mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và ứng dụng nhắn tin tức thời toàn cầu WhatsApp với giá 19 tỷ USD vào năm 2014. Vụ kiện cáo buộc Facebook đã sử dụng những thương vụ mua lại này để phát triển thành thế độc quyền ngày nay và có được khả năng trấn áp các đối thủ cạnh tranh không đạt được.

“Trong 10 năm qua, Facebook đã độc quyền trên thị trường mạng xã hội ở Mỹ”. Đơn kiện chung của Bộ trưởng Tư pháp viết, “Facebook đã duy trì bất hợp pháp quyền độc quyền của mình bằng cách cản trở cạnh tranh thông qua chiến lược 'mua lại hoặc phá hủy', làm tổn hại đến lợi ích của người dùng và nhà quảng cáo”.

Vụ kiện của FTC cũng đi đến kết luận tương tự. Đơn kiện có nội dung: “Facebook không có nội dung thu hút và giữ chân người dùng thông qua cạnh tranh. Thay vào đó, công ty mua lại các công ty gây ra mối đe dọa cạnh tranh cho hoạt động kinh doanh của chính mình và áp dụng các chính sách hạn chế không công bằng, để cản trở cạnh tranh thực tế hoặc tiềm năng từ những thương vụ mua lại đối thủ không thành công và các phương pháp khác để duy trì vị trí độc quyền của họ”.

Tại sao chính phủ Mỹ cho rằng Facebook có hại cho người Mỹ?

Mặc dù vụ kiện của FTC và vụ kiện của tổng chưởng lý không hoàn toàn giống nhau, nhưng hai bên đã hợp tác, và cả 2 vụ đều đưa ra những tuyên bố tương tự về lý do tại sao Facebook lại độc quyền.

Về bản chất, họ tin rằng Facebook là một công ty độc quyền truyền thông xã hội mạnh mẽ, công ty thu thập một lượng lớn dữ liệu về người dùng Mỹ và sử dụng dữ liệu này để bán quảng cáo. Mặc dù vụ kiện nhắm đến việc mua lại Instagram và WhatsApp, nhưng cả hai vụ đều coi hành vi chống cạnh tranh của Facebook là một phần của mô hình hành vi rộng hơn.

Nhiều bằng chứng được đưa ra trong vụ kiện đã trích dẫn ý kiến ​​từ các giám đốc điều hành, bao gồm cả Mark Zuckerberg, để chứng minh ý định chống lại cạnh tranh của Facebook.

Đơn kiện cũng đề cập đến cách Facebook đối xử với các nhà phát triển, cáo buộc công ty cho phép các nhà cung cấp phần mềm khác sử dụng dữ liệu của Facebook để phát triển ứng dụng của riêng họ và kết nối ứng dụng của họ với dịch vụ của Facebook. Hành vi như vậy có lợi cho Facebook vì nó sẽ khuyến khích nhiều người tham gia và sử dụng Facebook thường xuyên hơn

“Do hành động bất hợp pháp của Facebook, người dùng các dịch vụ mạng xã hội cá nhân đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu nhiều tổn thương khác nhau, bao gồm suy giảm chất lượng trải nghiệm người dùng, giảm lựa chọn mạng xã hội cá nhân, ngăn chặn sự đổi mới và giảm đầu tư vào các dịch vụ có khả năng cạnh tranh”. Vụ kiện cũng chỉ ra hậu quả khác của tất cả những điều này là gây tổn hại đến quyền riêng tư của người Mỹ. Bởi vì Facebook bức tử các đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp khả năng bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn.

Vẫn còn một chặng đường dài để chia tách Facebook

Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ những tác hại mà Facebook đã gây ra cho người dùng và thị trường? Cả hai vụ kiện đều tin rằng Facebook nên được tách ra. Nhưng đạt được mục tiêu này không phải là dễ dàng, thậm chí nếu có thể chia nhỏ thì cũng cần có thời gian. Hubbard thuộc Viện Thị trường Mở (Mỹ) cho biết có thể mất nhiều năm để buộc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp thông qua kiện tụng. Các chuyên gia khác cho rằng thủ tục có thể phải đến năm sau hoặc thậm chí 2022 mới bắt đầu.

Một vấn đề khác là Facebook tiếp tục đào sâu kết nối giữa các ứng dụng của mình, điều này có thể khiến việc chia tách Facebook trở nên khó khăn hơn. Năm 2019, Facebook thông báo rằng họ bắt đầu hợp nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống nhắn tin tức thời được sử dụng bởi WhatsApp, Instagram và Facebook. Công ty cũng có hy vọng lớn hơn đối với WhatsApp và cho biết họ có thể kết hợp hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook và Instagram với nền tảng WhatsApp.

Sau khi vụ kiện được công bố, Facebook bác bỏ các tuyên bố của vụ kiện, nhấn mạnh rằng FTC đã chấp thuận thương vụ mua lại WhatsApp và Instagram của công ty vài năm trước. Sau đó, Facebook lập luận rằng công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nền tảng khác (như Google và TikTok) về chi tiêu quảng cáo.

Nhưng đây không phải là những lý do duy nhất mà Facebook có thể sử dụng. Hiện tại, dù chưa thể đánh giá diễn biến của vụ kiện nhưng các chuyên gia cho rằng việc ép bán không phải là không thể. Ngoài ra, theo một số chuyên gia những vụ kiện này “mang lại khả năng lớn cho việc tái cấu trúc công ty”.

Do đó, mặc dù cáo buộc về hành vi chống cạnh tranh của Facebook không còn mới, nhưng vụ kiện mới mang lại nhiều cơ hội hợp tác hơn cho những người chỉ trích công ty. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng trong tương lai, nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng cho các công ty công nghệ lớn.

Điệp Lưu

Thắng, thua hay hòa: Vụ kiện Facebook tại Mỹ sẽ kéo dài nhiều năm

Thắng, thua hay hòa: Vụ kiện Facebook tại Mỹ sẽ kéo dài nhiều năm

Dù kết quả của hai vụ kiện chống độc quyền lớn đối với Facebook là gì, quá trình chắc chắn sẽ kéo dài nhiều năm.

'Phù thủy công nghệ' hiểu Facebook hơn cả Mark Zuckerberg

Đăng Nguyên

Không chỉ đứng sau thành công của Facebook, Sean Parker còn là người tạo ra phần mềm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 1

Parker sinh năm 1979 tại Virginia, Washington (Mỹ). Từ lớp 2, Parker đã tiếp xúc với máy tính khi được cha dạy lập trình trên chiếc Atari 800. Ảnh: Brooksy.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 2

Năm 16 tuổi, Parker đã tấn công website nhiều công ty và trường đại học. Cậu thiếu niên bị cha ném bàn phím ra đường trong khi hack trang web thuộc doanh nghiệp lọt top Fortune 500 mà chưa kịp thoát. Do để lộ địa chỉ IP, Parker bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ, vì chưa 18 tuổi nên chỉ bị phạt lao động công ích. Ảnh: Reuters.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 3

Dưới mái trường trung học, Parker đã được thực tập tại FreeLoader, startup của Mark Pincus (ảnh, sau này là CEO Zynga). Anh giành chiến thắng trong một cuộc thi tin học tại Virginia và được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng. Nhiều dự án khác nhau giúp Parker kiếm được 80.000 USD/năm, đủ để thuyết phục cha mẹ cho phép không học đại học để theo đuổi sự nghiệp riêng. Ảnh: Venture Beat.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 4

Năm 1999, Parker (trái) và Shawn Fanning thành lập Napster - một trong những phần mềm chia sẻ nhạc MP3 miễn phí đầu tiên. Trong một năm, Napster đã có hàng chục triệu người dùng, trở thành công cụ tăng trưởng nhanh chóng và cũng gây tranh cãi nhất thời điểm ấy. Ảnh: WireImage for Airtime.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 5

Tính chất miễn phí khiến Napster vướng kiện tụng từ các hãng thu âm do vi phạm bản quyền, còn Parker và Fanning bị gọi là kẻ ăn cắp. Dù Napster khẳng định chỉ là nơi trao đổi nhạc chứ không phải lưu trữ, luật pháp không đứng về họ. Ảnh: Metis Partners.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 6

Sau khi thua kiện, Napster đóng cửa vào tháng 7/2001 rồi phá sản sau đó một năm. Đối với Parker, khoảng thời gian tại Napster chẳng khác gì học đại học bởi nó giúp anh biết thêm về luật sở hữu trí tuệ, tài chính doanh nghiệp và kinh doanh. Ảnh: RouteNote.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 7

Dù chỉ tồn tại trong 2 năm, Napster được mệnh danh là website cách mạng hóa ngành âm nhạc, tiền thân của các dịch vụ như iTunes. Theo Forbes, Napster cũng là khởi nguồn của xu hướng chia sẻ nội dung miễn phí trên Internet, trong khi các dịch vụ hiện nay liên tục muốn thu phí người dùng theo nhiều hình thức khác nhau. Ảnh: Kulture Hub.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 8

"Khi đó, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ 17-18 tuổi. Tôi và Parker đều không có suy nghĩ tạo ra Napster để tuyên chiến với ngành âm nhạc, chứ chưa nói đến việc tái cấu trúc nó", Fanning chia sẻ với BBC tại lễ ra mắt Downloaded (2013), phim tài liệu về Napster. Parker cũng thừa nhận Napster thực sự là cuộc cách mạng văn hóa. Ảnh: Getty Images.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 9

Không chỉ thay đổi cách chia sẻ nhạc - từ đĩa CD sang tải trên Internet - Napster còn giúp người dùng nhận thức về việc có phải trả tiền cho một số nội dung hay không. Năm 2000, album Kid A của nhóm nhạc Radiohead bị rò rỉ trên Napster trước khi phát hành. Việc xuất hiện trên Napster giúp album này được nhiều người biết đến, dễ dàng giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard. Ảnh: Getty Images.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 10

Tháng 11/2002, Parker cho ra đời dự án mới có tên Plaxo nhưng rút lui sau đó 2 năm. Dịch vụ này cũng ngừng hoạt động vào năm 2017. Ảnh: Plaxo.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 11

Năm 2004, Parker gia nhập Facebook khi đây mới chỉ là startup non trẻ trong ký túc xá đại học. Với tư cách chủ tịch, Parker góp công lớn trong việc thu hút đầu tư, thiết kế tính năng và biến Facebook trở thành doanh nghiệp thực thụ. Ảnh: Getty Images.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 12

Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Facebook, nhận xét Parker mới là người nhìn thấy tiềm năng của Facebook chứ không phải Mark Zuckerberg. Anh là người bổ sung tính năng chia sẻ ảnh trên Facebook dù ban đầu nó không được Zuckerberg đồng tình. Khả năng chia sẻ ảnh là một trong những lý do khiến người dùng đến với Facebook. Ảnh: New York Times.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 13

Trong một bữa tiệc năm 2005, cảnh sát ập vào nhà nghỉ Parker đang thuê và tìm thấy cocaine. Chủ tịch Facebook bị bắt giữ với cáo buộc tàng trữ ma túy. Dù không bị buộc tội, vụ việc khiến Parker phải từ chức tại Facebook chỉ sau đó vài tháng. Ảnh: AP.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 14

Tuy không còn trực tiếp làm việc tại Facebook, Parker vẫn có tầm ảnh hưởng đối với công ty. “Tôi không nghĩ Parker không còn liên quan gì đến Facebook. Anh ta vẫn tham gia Facebook theo nhiều cách”, Thiel chia sẻ trên Vanity Fair năm 2010. Ảnh: AP.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 15

Theo Business Insider, Parker nổi tiếng với sự tập trung cao độ. Một đồng nghiệp cũ từng chia sẻ cách liên lạc với anh là “khủng bố điện thoại” từ 10 đến 20 lần. Ảnh: AP.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 16

Năm 2010, Parker được thể hiện trong The Social Network, bộ phim nói về những ngày đầu của Facebook. Nhân vật do Justin Timberlake (trái) thủ vai không được Parker đón nhận khi được miêu tả là cậu bé mê tiệc tùng. Parker nhận xét nhân vật này là "con người đáng trách về đạo đức", còn bộ phim thì "hoàn toàn hư cấu". Ảnh: Sony Pictures.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 17

Parker là đối tác quản lý của quỹ Founders Fund giai đoạn 2006-2014. Anh cũng là nhà đầu tư của Spotify, góp phần đưa dịch vụ này đến Mỹ vào tháng 7/2011. Parker tiếp tục giữ ghế trong hội đồng quản trị Spotify đến năm 2017. Ảnh: Fortune.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 18

Năm 2012, Parker và Fanning tái hợp để ra mắt Airtime, dịch vụ trò chuyện video tương tự Chatroulette nhưng không thành công. Theo Forbes, khối tài của Parker tính đến năm 2016 là khoảng 2,7 tỷ USD. Ảnh: Business Insider.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 19

Năm 2010, Parker mua một ngôi nhà phố tại West Village với giá 20 triệu USD. Sau đó, anh mua thêm 2 khu đất lân cận, biến tất cả thành một khu vực rộng lớn, gồm 3 dinh thự với tổng giá trị khoảng 58,5 triệu USD. Ảnh: Getty Images.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 20

Năm 2013, Parker kết hôn với ca sĩ Alexandra Lenas. Lễ cưới xa hoa của cặp đôi kéo dài 3 ngày trong một khu rừng tại Big Sur, California. Đám cưới của Parker gây xôn xao dư luận vào thời điểm ấy. Anh được cho đã chi 10 triệu USD để tạo ra khu vườn hóa trang theo chủ đề phim The Lord of the Rings, bữa tiệc hoành tráng với chiếc bánh cưới cao 2,7 m. Ảnh: Los Angeles Times.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 25

Parker cũng là nhà từ thiện hoạt động tích cực. Năm 2015, anh quyên góp 600 triệu USD để thành lập Quỹ Parker, tập trung tài trợ các chương trình khoa học đời sống, sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Parker còn đóng góp cho các ứng cử viên chính trị của đảng Cộng hòa và Dân chủ, cùng sáng lập Nhóm Đổi mới Kinh tế, tập trung vào các thách thức kinh tế trên khắp nước Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Chan dung ‘phu thuy Internet’ Sean Parker anh 26

Năm 2016, Parker chi 250 triệu USD thành lập Viện Điều trị Miễn dịch Ung thư Parker. Cùng với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực miễn dịch trị liệu, mục tiêu của Parker là tìm ra liệu pháp giúp cơ thể miễn dịch trước ung thư. Ảnh: UCSF.

Theo Zing

Vụ kiện Facebook tại Mỹ sẽ kéo dài nhiều năm

Vụ kiện Facebook tại Mỹ sẽ kéo dài nhiều năm

Dù kết quả của hai vụ kiện chống độc quyền lớn đối với Facebook là gì, quá trình chắc chắn sẽ kéo dài nhiều năm.