Tài liệu của Huawei bị FedEx chuyển 'nhầm' tới Mỹ

Wednesday 29 May 2019 Đăng Nguyên

Một số bưu kiện của Huawei có địa chỉ nhận tại châu Á nhưng lại được hãng vận chuyển Mỹ FedEx gửi sang Mỹ.

Huawei khẳng định trên Reuters rằng FedEx đã chuyển hai gói hàng sang Mỹ trong khi nó được gửi đi từ Nhật Bản và địa chỉ nhận là công ty Huawei ở Trung Quốc. Hãng vận chuyển này cũng bị tố cố gắng điều hướng hai gói hàng khác được gửi từ Việt Nam tới các văn phòng Huawei ở châu Á.

Huawei cho biết một số gói hàng gửi bằng FedEx bị chuyển hướng.

Huawei cho biết một số gói hàng gửi bằng FedEx bị chuyển hướng.

Công ty viễn thông Trung Quốc cung cấp hình ảnh theo dõi vận đơn của FedEx nhưng thông tin chưa được xác minh. FedEx từ chối bình luận với lý do chính sách của hãng là không tiết lộ thông tin khách hàng. Huawei cho biết bốn gói hàng này chỉ chứa tài liệu, không liên quan tới công nghệ.

"Gần đây, khi chúng tôi gửi các tài liệu thương mại quan trọng bằng FedEx, chúng không được chuyển tới đích mà bị chuyển hướng hoặc được yêu cầu điều hướng tới FedEx ở Mỹ, làm giảm niềm tin của chúng tôi", phát ngôn viên của Huawei Joe Kelly nói. "Chúng tôi sẽ phải xem xét lại các yêu cầu hỗ trợ chuyển phát tài liệu và hậu cần do hậu quả trực tiếp của những sự cố này".

Hai gói hàng được gửi ngày 19 và 20/5 từ Tokyo (Nhật Bản) cho Huawei Trung Quốc nhưng lại kết thúc tại Memphis, Tennessee, chi nhánh của Huawei ở Mỹ, vào ngày 23/5.

Hai gói hàng được gửi từ Hà Nội ngày 17/5 tới văn phòng của Huawei ở Hong Kong và Singapore, đã được giữ lại tại bưu cục địa phương vào 21/5 vì "ngoại lệ giao hàng". Theo website của FedEx, tình huống này xảy ra khi có một sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến việc giao hàng, chẳng hạn hải quan chậm trễ, nghỉ lễ...

Huawei cho biết đã gửi khiếu nại tới cơ quan quản lý bưu chính của Trung Quốc, nơi đang tiếp nhận và điều tra sự việc.

Mỹ luôn coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia vì công ty này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc dù Huawei nhiều lần phủ nhận. Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép hãng tiếp tục mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại.

Bảo Anh (theo Reuters)

Cấm Huawei, nông dân Mỹ có thể mất kết nối mạng di động

Đăng Nguyên

Nhiều hãng viễn thông nhỏ tại vùng nông thôn Mỹ phụ thuộc vào thiết bị mạng giá rẻ của Huawei và lệnh cấm của Mỹ đã ảnh hưởng tới họ.

Kevin Nelson phải dừng lại ở giữa trang trại rộng hơn 14 kilomét vuông của mình ở phía đông bắc Montana (Mỹ) do máy cày bị hỏng. Ông đã cố gắng dò sóng di động để gửi bức ảnh chụp phần linh kiện bị hỏng cho cửa hàng sửa chữa ở cách đó hơn 100km nhưng không thành.

"Thật bực bội", Nelson, 47 tuổi, nói về việc sóng di động kém. "Chúng tôi tiếp tục nhận được thông tin rằng mạng sẽ được cải thiện, sớm thôi". Tuy nhiên điều này sẽ không thể đến sớm được.

Kevin Nelson chờ đợi mạng di động ở khu vực của ông sẽ được cải thiện.

Kevin Nelson chờ đợi mạng di động ở khu vực của ông sẽ được cải thiện.

Kế hoạch nâng cấp mạng không dây gần trang trại của Nelson đã bị dừng đột ngột trong tháng này khi Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm mua thiết bị của các công ty bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Nó bao gồm thiết bị từ Huawei, gã khổng lồ lĩnh vực viễn thông đến từ Trung Quốc, nhà cung cấp hạ tầng chính cho các nhà mạng vùng nông thôn Mỹ.

Giám đốc điều hành nhà cung cấp dịch vụ không dây trong khu vực của Nelson nói rằng công ty không thể tiếp cận các sản phẩm giá rẻ của Huawei. Nhà mạng này không đủ khả năng xây dựng trạm phát sóng theo kế hoạch nhằm phục vụ trang trại của ông.

Lệnh cấm của chính quyền Trump với Huawei đã tác động tới ngành viễn thông. Các nhà mạng ở một số quốc gia, bao gồm Anh và Nhật Bản, cho biết sẽ không bán điện thoại của thương hiệu này. Google ngừng cung cấp hệ điều hành Android cho các smartphone Huawei mới, các sản phẩm vốn phổ biến ở châu Âu và châu Á.

Nhưng có lẽ không nơi nào mà lệnh cấm lại ảnh hưởng sâu sắc như vùng nông thôn nước Mỹ, nơi mà chất lượng dịch vụ mạng chưa được đồng nhất dù chính phủ đã nỗ lực để cải thiện. Những người nông dân cũng không thật sự tin vào sự thay đổi kinh tế được tạo ra bởi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ thậm chí lo sợ về một đòn trả đũa đánh vào xuất khẩu.

Huawei đóng vai trò rất quan trọng cho nhiều nhà mạng mở rộng vùng phủ sóng, phục vụ những vùng dân cư thưa thớt, vì thiết bị của họ thường có giá rẻ hơn so với các thiết bị khác cùng tầm phủ sóng.

Lệnh cấm của tổng thống Trump đang buộc các nhà mạng như Nemont phải bỏ dở kế hoạch mở rộng. Ngoài ra, một số công ty đã sử dụng thiết bị Huawei lo ngại rằng họ sẽ không còn được chính phủ trợ cấp để đưa dịch vụ của mình tới các khu vực xa xôi.

Joseph Franell, giám đốc điều hành East Oregon Telecom, một nhà mạng nhỏ phụ thuộc vào các sản phẩm của Huawei, cho biết ông đã phải suy nghĩ lại về chiến lược kinh doanh của mình. "Lý do chúng tôi có thể phục vụ khách hàng của mình là vì luôn quan tâm đến vấn đề chi phí", ông nói. "Chúng ta không thể ra ngoài và mua một chiếc siêu xe Lamborghini trong khi bạn chỉ có thể mua một chiếc bán tải Ford".

Huawei kinh doanh nhiều sản phẩm công nghệ, bao gồm cả smartphone, nhưng phần lớn doanh thu đến từ việc bán thiết bị mạng. Chỉ có một vài công ty khác, chẳng hạn Nokia và Ericsson đều có trụ sở ở châu Âu, bán những thiết bị tương đương.

Nhiều nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei.

Nhiều nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei.

Các quan chức tình báo Mỹ cáo buộc Huawei là một phần trong tham vọng mở rộng của chính phủ Trung Quốc và cho rằng thiết bị của Huawei có thể hoạt động gián điệp hoặc tấn công mạng. Ông Trump dường như đang sử dụng Huawei như một con tin trong việc thương lượng với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại.

"Huawei được coi là cái gì đó rất nguy hiểm", chủ tịch công ty nói. "Có thể Huawei sẽ trở thành một phần trong các thỏa thuận thương mại".

Huawei phủ nhận công ty là một rủi ro bảo mật, khẳng định mình là doanh nghiệp độc lập và không phụ thuộc vào chính phủ Trung Quốc. Huawei cho biết khoảng 500 nhà mạng tại hơn 170 quốc gia đã sử dụng công nghệ của mình.

"Hạn chế Huawei kinh doanh tại Mỹ không giúp quốc gia này an toàn hay mạnh hơn", Huawei cho biết trong một tuyên bố. "Thay vào đó, điều này sẽ chỉ khiến Mỹ phải lựa chọn các dịch vụ đắt đỏ hơn".

Ông Trump phần lớn tập trung vào công nghệ mạng không dây thế hệ tiếp theo, được biết với tên 5G. Nhưng Huawei đã cung cấp thiết bị cho khoảng 25% các nhà mạng nhỏ của Mỹ. Hiệp hội không dây nông thôn, nhóm thương mại đại diện cho 55 nhà mạng nhỏ ở đây, ước tính các thành viên sẽ hết 800 triệu đến một tỷ USD để thay thế thiết bị Huawei, ZTE hay của các công ty Trung Quốc khác.

Nemont là một trong số nhà mạng như vậy với vùng phủ sóng khoảng 36.000 kilomét vuông, tốn rất nhiều tiền để kéo cáp, dựng trạm và đầu tư cơ sở hạ tầng khác. Tuy nhiên công ty chỉ có 11.000 khách hàng trả tiền.

Nemont lần đầu quan tâm tới Huawei vào 9 năm trước, khi ban lãnh đạo quyết định nâng cấp mạng. Với sự trợ giúp từ chính phủ liên bang, công ty đã chi khoảng bốn triệu USD cho các thiết bị mạng như router, trạm phát sóng. Thời điểm này, chính quyền Obama đã có những lo ngại về các thiết bị mạng từ Trung Quốc.

Tuy nhiên sau khi tham khảo và không có phản đối, Nemont đã quyết định chọn Huawei và công ty Trung Quốc đề nghị điều chỉnh thiết bị để giảm giá thành 20-30%. Nhà mạng này mở rộng hệ thống của mình phần lớn bằng thiết bị Huawei.

Việc nâng cấp công nghệ đã thay đổi cuộc sống ở vùng nông thôn. Kevin Rasmussen gần đây đã có thể ngồi trong khoang lái của chiếc máy kéo và sử dụng iPad với mạng Internet tốc độ cao phát ra từ một trạm di động gần đó. Mạng đã giúp phần mềm trên iPad hoạt động, cho phép định hướng máy kéo để xới đất, thả hạt giống và bón phân.

"Tôi có thể ngồi trong chiếc máy kéo và thực hiện giao dịch trên ứng dụng ngân hàng điện tử, theo dõi thời tiết thông qua sáu ứng dụng và đọc các thông tin, tất cả đều trên chiếc điện thoại của mình", ông Rasmussen nói. "Nông thôn Mỹ rất cần điều này".

Nhà mạng Nemont có kế hoạch mở rộng dịch vụ mạng tốc độ cao và đã thuê một khu vực để đặt trạm phát sóng. Tuy nhiên, công ty phải gác lại kế hoạch sau lệnh cấm của Trump. "Chúng tôi không biết phải làm gì", giám đốc Nemont cho biết. "Ban đêm, tôi cũng không thể nào ngủ được".

Nhiều nhà mạng ở vùng nông thôn Mỹ muốn mở rộng vùng phủ sóng, tương tự Nemont, lại phụ thuộc vào trợ cấp từ Ủy ban Truyền thông Liên bang. Nhưng cơ quan này đã đề xuất cắt khoản tiền đó với các đơn vị dùng thiết bị của Huawei và ZTE với lý do mạng lưới cần được bảo mật, không chỉ khu vực thành thị mà còn cả ở nông thôn.

Công ty Nemont ước tính sẽ mất 50 triệu USD để thay thiết bị Huawei trong hệ thống của mình. Nếu đây là lựa chọn duy nhất, công ty có thể phải đóng cửa và người nông dân có thể mất kết nối mạng. Rasmussen cho rằng điều này có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động nông nghiệp của ông, bên cạnh chính sách thuế, xuất nhập khẩu.

Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép Huawei mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại. Huawei được đánh giá là công ty viễn thông lớn nhất thế giới, đi đầu trong mạng di động 5G.

Bảo Anh (theo NYTimes)

Tăng trưởng công nghệ của Việt Nam cao hàng đầu Đông Nam Á

Đăng Nguyên

Tốc độ tăng trưởng số của Việt Nam đạt 70% mỗi năm nhờ lực lượng lao động trẻ, tỷ lệ người dùng Internet và điện thoại thông minh cao.

"Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vươn lên khi là cường quốc Internet, tỷ lệ người sử dụng smartphone cao, các doanh nghiệp Việt Nam được nhấn sự quan tâm và hỗ trợ từ phía chính phủ", ông Lim Choon Teck, Tổng giám đốc HP Việt Nam nhận định. Ước tính đến 2030, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đóng góp hơn 60 tỷ USD vào GDP Việt Nam, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 16%.

Các chuyên gia công nghệ cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ tới hàng loạt lĩnh vực như sản xuất, tự động hóa, giao thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế... Trong nước. Làn sóng đổi mới này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, đổi mới sáng tạo.

Việt Nam với tỷ lệ người dùng Internet và điện thoại thông minh cao, nhân lực trẻ... Có nhiều cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam với tỷ lệ người dùng Internet và điện thoại thông minh cao, nhân lực trẻ... Có nhiều cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

"Hạ tầng công nghệ tại Việt Nam đã sẵn sàng, độ phủ Internet hiện đạt trên 70% và điện thoại di động trên 90%, dân số trẻ, nguồn nhân lực công nghệ tài năng" ông Ng Tian Chong, Chủ tịch HP Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, nhấn mạnh. "Việt Nam cần tận dụng đổi mới sáng tạo để phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0"

Tuy nhiên, sự phát triển cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt về vấn đề hạ tầng công nghệ, an toàn và an ninh thông tin. Việt Nam cũng phải thích ứng và tận dụng cơ hội mà làn sóng công nghệ 4.0 mang lại. Để làm được điều này, các doanh nghiệp trong nước cần tới những giải pháp công nghệ bảo mật, tin cậy, những thiết bị công nghiệp đem lại hiệu suất cao.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa thành quả của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó (máy hơi nước - luyện kim, máy tính - máy tự đông, số hóa - Internet) với thế giới kỹ thuật số. Động lực của cuộc cách mạng lần thứ tư bao gồm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... Để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

24 Chi tiết nhỏ nhưng tinh tế của Apple

Đăng Nguyên

Ark OS - hệ điều hành thay thế Android của Huawei

Đăng Nguyên

Công ty công nghệ Trung Quốc chuẩn bị các phương án sau khi Google hạn chế kinh doanh với Huawei.

Ngày 24/5, Huawei nộp đơn đăng ký nhiều thương hiệu tại Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) cho hệ điều hành mới của mình. Động thái được "gã khổng lồ" viễn thông Trung Quốc thực hiện chỉ vài ngày sau khi Google hạn chế quyền truy cập của Huawei vào nền tảng Android.

Ark OS có thể là tên hệ điều hành Huawei phát triển để thay thế Android.

Ark OS có thể là tên hệ điều hành Huawei phát triển để thay thế Android.

Danh sách tên gọi được Huawei nộp lên bao gồm: Huawei Ark OS, Huawei Ark, Ark và Ark OS. Theo PhoneArena, nhiều khả năng Ark OS sẽ là cái tên được sử dụng khi thương mại. Trước đó, hệ điều hành riêng của Huawei được biết đến với mã Project Z hay HongMeng OS.

So với cách gọi HongMeng OS, cái tên Ark OS được đánh giá mang tính chất toàn cầu hơn. Thông tin rò rỉ cho biết hệ điều hành này sẽ hoạt động trên tất cả các loại thiết bị và hỗ trợ chạy ứng dụng Android nguyên bản mà không cần có bước chuyển đổi nào. Ngoài ra, Huawei có thể đưa lên kho ứng dụng của riêng mình để thay thế cho Google Play Store.

Ark OS là phương án dự phòng của Huawei nếu Mỹ tiếp tục lệnh cấm. Tuy nhiên, việc hạn chế công ty Trung Quốc tiếp cận Android không ảnh hưởng tới các thiết bị hiện nay. Huawei khẳng định sẽ tiếp tục cập nhật phần mềm, các bản vá bảo mật từ Google cũng như các chương trình sau bán hàng, áp dụng với tất cả những sản phẩm đã bán ra và máy còn tồn kho trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, Sina cho rằng Huawei đã dự trữ đủ số lượng chip để sản xuất smartphone trong một năm tới. Công ty được cho là có giấy phép vĩnh viễn với kiến trúc ARM8 nên có thể phát triển bộ vi xử lý mới. Bất chấp lệnh cấm, Huawei vẫn có thể xuất xưởng 157 triệu điện thoại thông minh trong năm nay.

Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép Huawei mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại. Theo IDC, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới với 19% thị phần, chỉ sau Samsung, trong quý I/2019.

Huawei P30 Pro - mua giá nghìn USD, bán lại 100 USD

Đăng Nguyên

Một số hệ thống bán lẻ tại Anh, Singapore đặt giá thu mua lại P30 Pro bằng một phần mười giá mới.

Trên Musicmagpie - trang web trao đổi điện thoại thông minh lớn nhất Anh, một chiếc P30 Pro với tình trạng đang sử dụng tốt có thể được mua lại với giá tối đa là 130 USD - mất tới 90% giá trị so với khi mua mới. Trong khi đó, một chiếc Galaxy S10+ ở tình trạng tương tự có thể được bán với giá là 650 USD dù lúc mua mới rẻ hơn một chút so với P30 Pro.

Giá thu mua P30 Pro bằng một phần mười so với giá mua mới chỉ sau một tháng.

Giá thu mua P30 Pro bằng một phần mười so với giá mua mới chỉ sau một tháng.

"Nhiều tùy chọn màu sắc tuyệt vời, thời lượng pin lâu và khả năng chụp ảnh hàng đầu thế giới, P30 Pro là lựa chọn điện thoại cao cấp tốt nhất có thể mua đầu 2019", chuyên gia của Pocket-lint từng nhận xét về smartphone của Huawei khi máy mới bán ra vào đầu tháng 4. Nhưng chỉ hơn một tháng sau, mọi thứ biến đổi nhanh khó lường với những người sở hữu model có camera zoom tới 50x này.

Cũng tại trang trao đổi trên, các smartphone khác của Huawei gặp tình trạng tương tự. Vài tháng trước, P20 Pro - smartphone cao cấp nhất của Huawei năm 2018 - vẫn được thu mua với giá gần 400 USD. Nhưng hiện tại, con số này chỉ còn là 64 USD, bằng một phần năm so với chiếc Galaxy S9.

"Họ nên nói thẳng rằng không muốn mua lại smartphone Huawei hơn là đưa ra những con số thấp đến như vậy", một người dùng tại Anh bức xúc trên Twitter.

Theo Forbes, việc các nhà bán lẻ, cửa hàng điện thoại từ chối mua lại hoặc đặt giá mua rất thấp với điện thoại Huawei đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Singapore, nhiều nơi đã ngừng kinh doanh hoàn toàn với thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc. Những cửa hàng vẫn chấp nhận thu mua lại thì cũng với mức giá rất rẻ mạt. "Một đại lý bán lẻ đã nói với 4 đến 5 khách hàng có nhu cầu rằng họ chỉ mua lại với giá tối đa 100 USD với P30 Pro", theo Straits Times.

"Trước đây, mỗi ngày có khoảng năm người trao đổi điện thoại Huawei tại cửa hàng nhưng con số này đã tăng lên 20 người trong hai ngày qua", một nhân viên kinh doanh ở Mobile Square (Singapore), nói. Anh này cũng cho biết trước đây khách chỉ đổi máy cũ lấy máy mới còn bây giờ họ bán cả những model mới nhất.

Một số cửa hàng ở Singapore và Philippines ngừng mua lại smartphone Huawei. Ảnh: Reuters

Một số cửa hàng ở Singapore và Philippines đã ngừng mua lại smartphone Huawei. Ảnh: Reuters.

Mặc dù thiết bị cầm tay của Huawei và Honor vẫn nhận được các bản update bảo mật và được hưởng các chính sách hậu mãi trên toàn cầu. Ngoài ra, Huawei cũng đang tích cực xây dựng hệ sinh thái phần mềm an toàn và đảm bảo cho người tiêu dùng nhưng dường như người dùng điện thoại của hãng vẫn chưa yên tâm.

Sau khi Google tuyên bố cắt đứt quan hệ với Huawei, hãng smartphone Trung Quốc còn gặp nhiều rắc rối khác khi những tên tuổi lớn như Intel, Qualcomm, Xilinx, ARM hay cả những tổ chức liên quan đến thẻ nhớ SD, Wi-Fi đều tuyên bố hạn chế quan hệ hoặc "nghỉ chơi". Trong khi đó, các nhà bán lẻ cũng cùng mối lo ngại và cho rằng bán điện thoại Huawei hiện tại như "một canh bạc".

Ông chủ Huawei: 'Mỹ đi sau về công nghệ nên tấn công chúng tôi'

Đăng Nguyên

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, cho rằng Mỹ không có được những công nghệ mà hãng đang sở hữu.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 24/5, ông Nhậm Chính Phi được hỏi về những nghi ngờ rằng Huawei hậu thuẫn chính quyền Bắc Kinh trong việc gián điệp, ăn cắp bí mật công nghệ từ các công ty Mỹ như Cisco, Motorola, T-Mobile....

Ông chủ Huawei cười lớn: "Tôi đã ăn cắp những công nghệ Mỹ từ tương lai. Mỹ thậm chí còn chẳng có những công nghệ đó. Chúng tôi đi trước Mỹ. Nếu chúng tôi đi sau, chính quyền Trump sẽ chẳng cần cố tấn công chúng tôi".

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei. Ảnh: Reuters.

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei. Ảnh: Reuters.

Ông cũng thừa nhận lệnh cấm của Mỹ, được ban hành ngày 15/5, khiến vị trí dẫn đầu - mà họ nỗ lực thiết lập trước các đối thủ như Ericsson AB hay Nokia Oyj - bị kéo lùi lại hai năm. Tuy nhiên, họ đang tự phát triển và sản xuất chip cũng như tìm kiếm những giải pháp thay thế để duy trì những gì đang có trong mảng smartphone và 5G. Họ cũng đã xây dựng một hệ điều hành để chạy trên điện thoại và máy chủ.

Dù vậy, ông Nhậm Chính Phi không trả lời trực tiếp câu hỏi về tiềm năng thay thế của những giải pháp trên: "Điều đó phụ thuộc vào việc các kỹ sư của chúng tôi nhanh nhạy thế nào trong việc sửa chữa cỗ máy. Không quan trọng họ dùng vật liệu gì, kim loại, vải hay giấy, mục đích là duy trì máy bay tiếp tục bay trên bầu trời".

Lệnh cấm được giới công nghệ đánh giá không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng linh kiện toàn cầu, từ Mỹ đến châu Âu, mà còn làm chậm việc triển khai 5G - công nghệ hứa hẹn mở ra kỷ nguyên Internet vạn vật với những chiếc xe tự hành hay robot tự phẫu thuật qua kết nối tốc độ cao.

Nhậm Chính Phi, thành lập Huawei năm 1987 với khoảng 21.000 NDT (hơn 71 triệu đồng), tuyên bố hãng sẽ làm tất cả những gì có thể để sống sót. Ông cũng nói thêm: "Mỹ chưa bao giờ mua sản phẩm của chúng tôi. Nhưng ngay cả khi họ muốn mua sản phẩm trong tương lai, tôi cũng có thể sẽ không bán. Không cần thương lượng gì cả".

Ngày 15/5, bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Lần lượt các hãng lớn như Google, Microsoft, Intel, Qualcomm, Xilinx, ARM...tuyên bố ngừng hợp tác kinh doanh với Huawei. Họ cũng bị hiệp hội thẻ nhớ SD gạch tên.

Kết nối Internet lại chậm vì sự cố cáp quang biển

Đăng Nguyên

Tuyến cáp quang APG tiếp tục gặp lỗi từ chiều 26/5, gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Vị trí lỗi cáp nằm cách trạm cập bờ DNG (Đà Nẵng) khoảng 132 km. Hiện sự cố đang được xử lý, nhưng nguyên nhân và thời gian khắc phục vẫn chưa được xác định.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho hay, sự cố gây ảnh hưởng đến toàn bộ dung lượng trên tuyến APG kết nối tới Việt Nam. Đa số các nhà cung cấp trong nước đều có phương án dự phòng để giảm mức độ nghiêm trọng, nhưng người sử dụng vẫn có thể gặp tình trạng thiếu ổn định, truy cập chậm vào giờ cao điểm.

Ảnh: TN.

Ảnh: TN.

APG - Asia Pacific Gateway là một trong những tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất hoạt động tại châu Á với băng thông tối đa 54 Tb/giây. Tuyến cáp có chiều dài 10.400 km, đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, được đầu tư bởi các doanh nghiệp quốc tế và công ty Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel và CMC.

Từ đầu 2019, liên tiếp các tuyến cáp quốc tế mà nhiều nhà mạng Việt Nam khai thác gặp sự cố. Đầu tháng 1, hệ thống IA bị lỗi nguồn ở Singapore và được khắc phục trong tháng. Tiếp theo, cáp AAE-1 bị đứt ngày 13/2 và tới 6/3 sửa xong. Cuối tháng 2, tuyến APG gặp trục trặc trên các nhánh S1.9, S1.8 và S3, sau đó đã được khôi phục lần lượt vào các ngày 7/3, 11/3 và 17/4.

Nhà sáng lập Huawei coi Apple là thầy

Đăng Nguyên

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, khẳng định sẽ phản đối nếu Trung Quốc định nhắm vào Apple để trả đũa Mỹ.

"Thứ nhất, chuyện đó sẽ không xảy ra. Thứ hai, nếu xảy ra, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối. Apple là thầy của tôi, họ là người dẫn dắt. Là một sinh viên, vì sao tôi lại chống lại thầy mình? Không bao giờ", ông Nhậm Chính Phi nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 24/5.

Giới phân tích tin lệnh cấm của Mỹ sẽ châm ngòi cho loạt biện pháp đáp trả của Trung Quốc nhằm bảo vệ Huawei, trong đó Apple là mục tiêu khả dĩ nhất bởi sản phẩm của họ được bán trực tiếp tới người dân nước này. "Lệnh cấm có thể hạ gục một trong những tên tuổi lớn nhất Trung Quốc", Chris Lane, chuyên gia phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co, nhận định. "Nếu Trung Quốc quyết định đóng cửa các nhà máy Apple, Mỹ cũng sẽ bị tổn hại".

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei. Ảnh: Bloomberg.

Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei. Ảnh: Bloomberg.

Ông chủ Huawei đã nhiều lần thể hiện sự ngưỡng mộ đối với Apple. Trả lời báo chí tại trụ sở của Huawei ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) ngày 21/5 sau khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm, ông nói: "Ủng hộ Huawei không có nghĩa phải mua một chiếc điện thoại của Huawei. Các thành viên trong gia đình tôi sử dụng sản phẩm Apple từ rất lâu rồi".

Ông cũng từng chia sẻ với CNBC: "Steve Jobs là người vĩ đại không phải vì ông đã tạo ra Apple mà vì ông tạo ra một kỷ nguyên, kỷ nguyên Internet di động. Nói Jobs vĩ đại chưa đủ, mà phải là siêu vĩ đại".

Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép Huawei mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại. Theo IDC, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới với 19% thị phần, chỉ sau Samsung, trong quý I/2019.

Cảnh sát Mỹ: smartphone Android khó xâm nhập hơn iPhone

Đăng Nguyên

Các cơ quan điều tra Mỹ cho rằng điện thoại Android ngày càng bảo mật và việc hack smartphone chạy hệ điều hành này còn khó hơn cả iPhone.

Tháng 1/2019, cảnh sát Mỹ bắt giữ nghi can buôn ma túy Angel Angulo, tịch thu một thiết bị LG chạy Android của tên này (không rõ model) bên trong chiếc Ford Mustang. Thành viên thuộc Cục Kiểm soát rượu, thuốc lá, súng và chất nổ Mỹ (ATF) khi tìm thêm bằng chứng đã tìm cách vượt màn hình khóa smartphone bằng công cụ chuyên dụng nhưng vô ích. Giờ đây, các đặc vụ đang xin gia hạn thời gian mở thiết bị thêm 120 ngày.

Smartphone Android (bên phải) ngày càng được đánh giá cao về bảo mật so với iPhone (bên trái). Ảnh: The Verge.

Smartphone Android (bên phải) ngày càng được đánh giá cao về bảo mật so với iPhone (bên trái). Ảnh: The Verge.

Một nguồn tin từ cơ quan điều tra Mỹ thừa nhận với Forbes, hệ điều hành di động của Google đang ngày càng an toàn và rất khó xâm nhập. Thậm chí, một số chuyên viên phụ trách giải mã thiết bị số lâu năm còn cho rằng iPhone không bảo mật bằng điện thoại Android.

Vladimir Katalov, CEO công ty an ninh mạng Elcomsoft (Nga), đánh giá cao việc Google ngày càng tăng cường sự an toàn cho Android. "Google, giống như Apple, đã liên tục bổ sung các tính năng bảo mật cho Android. Những năm qua, các bản cập nhật mới của nền tảng này vẫn ưu tiên việc mã hóa tất cả dữ liệu bộ nhớ, cũng như đảm bảo truy cập an toàn với người có mật mã hoặc hình thức xác thực khác như khuôn mặt hoặc vân tay", Katalov nói.

Một nguồn tin giấu tên thuộc ATF tiết lộ, nếu một công cụ có thể xâm nhập vào hệ thống phòng thủ của iPhone này, nó cũng có thể hack được iPhone hoặc thiết bị iOS khác. Điều tương tự không thể có trên điện thoại Android, do mỗi máy có sự tùy biến khác nhau từ các hãng. "Sự phân mảnh của smartphone Android lúc này lại phát huy tác dụng", người này nhận xét.

Peter Sommer, giáo sư pháp y kỹ thuật số tại Đại học Birmingham City (Anh), cho biết, điện thoại Android có thể bị phá khóa dễ dàng trong quá khứ. Tuy nhiên, những năm gần đây, Google đã sửa đổi nhiều, tích hợp các tính năng bảo mật mới và nâng cấp thường xuyên khiến việc vượt qua màn hình khóa của chúng trở nên khó khăn hơn.

Tuy vậy, iPhone vẫn vượt qua Android trong một số trường hợp, chẳng hạn việc mở khóa bằng khuôn mặt. Khi Forbes thử nghiệm việc nhận diện khuôn mặt của điện thoại Android bằng một chiếc đầu in bằng máy in 3D, tất cả đều mở khóa. OnePlus dễ mở nhất, trong khi smartphone Samsung và LG khó hơn một chút. Trong khi đó, điều tương tự không xảy ra trên iPhone.

Như Phúc

Điều Huawei sợ nhất đã đến, người dùng bắt đầu 'quay lưng'

Đăng Nguyên

Trang Reuters đưa tin, khách hàng tiềm năng của Huawei ở phân khúc cao cấp đang có xu hướng lựa chọn sản phẩm từ các hãng đối thủ như Samsung và Apple. Trong khi đó ở phân khúc tầm trung, người dùng có thể chuyển hướng sang điện thoại của Oppo hay Vivo.

"Miếng bánh thị phần của Huawei sẽ sớm được các hãng chia sẻ lại với nhau. Công ty được hưởng lợi nhất là Samsung khi gã khổng lồ Hàn Quốc có thể tiếp tục mở rộng tại châu Âu", Bryan Ma, Phó chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường IDC nhận định.

Theo PriceSpy, trang web so sánh sản phẩm với trung bình 14 triệu lượt truy cập mỗi tháng, các thiết bị cầm tay của Huawei đang cho thấy sức hút kém hơn sau lệnh cấm vận từ Mỹ.

"Khoảng 4 ngày qua, sức hút của smartphone Huawei giảm xuống rõ rệt. So với tuần trước, lượng click chuột vào các sản phẩm của hãng giảm một nửa tại Anh và 26% trên thị trường toàn cầu", PriceSpy cho biết.

Các nhà phân tích cũng dự đoán lượng hàng bán ra của Huawei có thể giảm 1/4 trong năm nay. Thậm chí, smartphone của hãng đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi một số thị trường trong tương lai không xa.

Theo Fubon ResearchStrategy Analytics, doanh số của nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới có thể giảm 4-24% trong năm 2019. Nhiều chuyên gia khác nhận định lượng smartphone bán ra của Huawei sẽ trượt dốc liên tục khoảng 6 tháng tới.

"Smartphone Huawei có thể bị xóa sổ khỏi thị trường điện thoại thông minh ở Tây Âu vào năm tới nếu hãng mất đi quyền truy cập các dịch vụ của Google", Linda Sui, chuyên gia phân tích tại Strategy Analytics chia sẻ.

Linda cũng nhận định doanh số của hãng sẽ giảm 23% trong năm 2019, nhưng công ty Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục phát triển ở quy mô vừa phải tại thị trường nội địa.

Fubon Research trước đó từng đưa ra dự đoán Huawei sẽ xuất xưởng 258 triệu chiếc smartphone vào năm 2019. Tuy nhiên, con số này đã được rút xuống còn 200 triệu máy trong trường hợp xấu nhất.

Huawei vừa trải qua một tuần tồi tệ khi liên tiếp đối mặt với những cuộc "chia tay" đến từ hàng loạt các đối tác lớn. Cứ mỗi ngày trôi qua, các sản phẩm, dịch vụ của Huawei lại có nguy cơ mất đi một phần quan trọng.

Chuỗi khủng hoảng dây chuyền này bắt nguồn từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đưa Huawei vào "danh sách đen" hôm 15/5. Tuân theo lệnh cấm này, các công ty ở Mỹ không được phép trao đổi mua bán công nghệ với Huawei.

Ngày 20/5, Reuters đưa tin Google chính thức đình chỉ một số hạng mục hợp tác với Huawei. Tiếp đó, các công ty sản xuất chip bao gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom cũng ra thông báo nội bộ với nội dung tạm thời không bán linh kiện cho Huawei nữa.

Trong những ngày sau đó, hàng loạt cái tên như Microsoft, Infineon Technologies, ARM hay Toshiba cũng tuyên bố ngừng hợp tác với nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới. Hay gần đây nhất, Huawei đã bị hiệp hội thẻ nhớ SD và liên minh phát triển Wi-Fi gạch tên.

"Huawei sẽ sớm phải sa thải hàng nghìn nhân viên trên toàn cầu. Thậm chí, nếu sự việc diễn ra tồi tệ hơn, công ty Trung Quốc có thể bị xóa sổ ở một số thị trường", Stewart Randall, chuyên gia phân tích tại Intralink chia sẻ.

Theo Zing

Giá điện thoại Huawei P30 giảm sốc, chỉ còn khoảng 3 triệu đồng

Giá điện thoại Huawei P30 giảm sốc, chỉ còn khoảng 3 triệu đồng

Những chiếc Huawei P30 qua sử dụng đã giảm tới 90% giá trị so với trước đây. Tại nhiều nơi trên thế giới, người dùng chỉ cần bỏ ra khoảng 3 triệu là đã có thể sở hữu chiếc điện thoại này.

Sáng lập Huawei mua iPhone cho người thân trong gia đình

Đăng Nguyên

Trường hợp của Ren Zhengfei không phải ngoại lệ. Người dùng Trung Quốc vẫn mua iPhone dù luôn kêu gào tẩy chay điện thoại Mỹ.

Không ít lần Huawei nói điện thoại của họ “tốt hơn nhiều” iPhone. Trong khi đó, nhà sản lập công ty này thừa nhận ông vẫn mua iPhone cho cả gia đình.

“iPhone có hệ sinh thái tốt và khi gia đình tôi ở nước ngoài, tôi vẫn mua iPhone cho họ”, CEO kiêm sáng lập Ren Zhengfei trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc.

Zhengfei cho biết dù luôn yêu mến Huawei nhưng không có nghĩa ông và người thân gia đình phải mua tất cả điện thoại do Huawei sản xuất, và không được dùng smartphone của hãng khác.

Zhengfei không phải nhân vật có tầm cỡ duy nhất tìm mua sản phẩm Apple khi ra nước ngoài. Cuối năm 2018, khi con gái ông là Meng Wanzhou bị bắt tại Canada, người ta thấy bà này sử dụng nhiều sản phẩm Apple, gồm iPhone, iPad và MacBook.

Người ủng hộ Huawei nói rằng bà Meng dùng đồ Apple chỉ để kiểm tra xem sản phẩm đối thủ thế nào, trong khi nhiều người khác tin rằng bà là “tín đồ” của hệ sinh thái Apple.

Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)

Huawei bị hàng loạt đối tác tẩy chay, Apple tiếp tục lên đỉnh

Huawei bị hàng loạt đối tác tẩy chay, Apple tiếp tục lên đỉnh

Huawei bị cô lập, hàng loạt đối tác tẩy chay; Người dân VN sắp được chuyển tiền và thanh toán qua tài khoản di động; Apple tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất hành tinh... Là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

Nhân viên Trung Quốc bị cấm dùng iPhone, xe Mỹ và gà rán KFC

Đăng Nguyên

Những tuần qua, chiến tranh thương mại Mỹ Trung leo thang nghiêm trọng, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cấm vận tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc.

Hôm 13/5, báo Global Times đăng bài xã luận kêu gọi người Trung Quốc mở cuộc "chiến tranh nhân dân" chống Mỹ. Và làn sóng tẩy chay hàng hóa, dịch vụ Mỹ đã bắt đầu xuất hiện tại quốc gia tỷ dân.

Trong một thông báo nội bộ, trạm đăng kiểm cơ giới Tĩnh Cương, tỉnh Giang Tô ra lệnh cấm nhân viên sử dụng iPhone, lái xe hơi thương hiệu Mỹ, dùng bữa tại các cửa hàng thức ăn nhanh nguồn gốc Mỹ như KFC và đi du lịch đến Mỹ. Bất kỳ nhân viên nào vi phạm quy tắc mới sẽ bị sa thải.

"Nhân viên bị cấm mua hoặc dùng iPhone. Chúng tôi đề nghị mọi người chọn thương hiệu điện thoại di động nội địa Trung Quốc như Huawei. Nhân viên không được phép mua xe của liên doanh Trung Quốc - Mỹ, nên mua xe do Trung Quốc sản xuất 100%", ban lãnh đạo doanh nghiệp thông báo.

"Nhân viên bị cấm ăn tại McDonald's hoặc KFC. Mọi người không được phép mua sản phẩm P&G, Amway hoặc bất kỳ thương hiệu Mỹ khác và không đi du lịch tới đến Mỹ". Thông báo được gửi qua email tới toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Câu chuyện về doanh nghiệp ở Giang Tô đang lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người hưởng ứng, nhưng cũng không ít cư dân mạng cho rằng tẩy chay hoàn toàn mọi sản phẩm Mỹ là điều phi lý và bất khả thi.

"Máy tính cũng nên bị cấm, vì đó là một phát minh của Mỹ", một người mỉa mai. Một người khác yêu cầu doanh nghiệp trên ngừng sử dụng hệ điều hành Windows vì nó thuộc về Microsoft, một công ty đặt trụ sở tại Mỹ.

"Tôi rất vui khi thấy thông báo này và tôi hy vọng rằng máy bay cũng bị cấm hoạt động. Nhiều hãng hàng không Trung Quốc mua máy bay Boeing", một cư dân mạng khác hóm hỉnh bình luận.

Theo Zing/The Epoch Times

Trung Quốc chính thức kháng nghị Mỹ về lệnh cấm Huawei

Trung Quốc chính thức kháng nghị Mỹ về lệnh cấm Huawei

Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận đã gửi kháng nghị chính thức đến Mỹ việc Bộ Thương mại Mỹ đưa tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei vào "danh sách đen".

Apple bị tố bán dữ liệu người nghe nhạc iTunes

Monday 27 May 2019 Đăng Nguyên

Vụ kiện tập thể tại Mỹ cáo buộc Apple tiết lộ và bán thông tin về thói quen nghe nhạc trên iTunes của người dùng trái phép.

Trong đơn kiện gửi lên Tòa án Quận Bắc California, nhóm người dùng iTunes từ Rhode Island và Michigan (Mỹ) cho rằng Apple đã theo dõi, thu thập và bán thông tin thói quen sử dụng của họ mà chưa nhận được sự đồng ý.

Một nhóm người dùng Mỹ cho rằng Apple đang bán dữ liệu thói quen dùng iTunes của họ. Ảnh: Mandatory

Một nhóm người Mỹ cho rằng Apple đang bán dữ liệu thói quen dùng iTunes của họ. Ảnh: Mandatory.

Theo nội dung đơn kiện, Apple có thể bán dữ liệu người dùng theo những tiêu chí nhất định. Chẳng hạn, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể mua danh sách gồm tên, địa chỉ tất cả phụ nữ chưa kết hôn, có trình độ đại học, thu nhập trên 80.000 USD... Và từng mua nhạc đồng quê trên iTunes với giá 136 USD. Số tiền này tương ứng danh sách 1.000 người thỏa mãn tiêu chí được liệt kê.

Với những thiệt hại đã xảy ra, phía nguyên đơn yêu cầu Apple bồi thường 250 USD cho mỗi khách hàng dùng iTunes bị ảnh hưởng ở Rhode Island và tới 5.000 USD ở Michigan. Đây là số tiền nộp phạt tối thiểu nằm trong luật về quyền riêng tư của từng tiểu bang.

Apple chưa đưa ra bình luận nào.

Trong quá khứ, Apple luôn nhấn mạnh sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. CEO Apple Tim Cook không ít lần nhắc lại thông điệp "không bao giờ biến khách hàng thành sản phẩm". Đầu năm nay, ông cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua luật bảo mật toàn diện của liên bang, cũng như kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) ngăn chặn nạn buôn bán, môi giới dữ liệu.

Như Phúc (theo 9to5mac)

Bị Mỹ cấm vận là cơ hội bứt phá cho Huawei ở châu Phi

Đăng Nguyên

Các chuyên gia cho rằng Huawei có thể tận dụng sự hiện diện về công nghệ của mình ở châu Phi để thâu tóm thị trường này.

Tại châu Phi, đa phần người dùng Internet có khả năng đang sử dụng thiết bị do Huawei cung cấp, kết nối với mạng do công ty này sản xuất và lắp đặt. "Huawei đã xây dựng một lượng lớn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại châu Phi và nếu Mỹ thành công trong việc làm tê liệt công ty, họ chưa chắc được lợi", ông Eric Olander, đồng sáng lập China Africa Project, dự án truyền thông nhằm thúc đẩy các mối quan hệ Trung - Phi, nhận xét.

Điện thoại Trung Quốc, trong đó có Huawei được bán tại châu Phi với giá rẻ. Ảnh: BBC.

Điện thoại Trung Quốc, trong đó có Huawei được bán tại châu Phi với giá rẻ. Ảnh: BBC.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng 5 đã liệt Huawei vào danh sách "nguy cơ gây hại cho an ninh quốc gia", cũng như kêu gọi đồng minh cắt đứt quan hệ với hãng smartphone lớn thứ hai thế giới từ lâu. Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng doanh nghiệp này là rủi ro an ninh vì cho phép chính phủ Trung Quốc hoạt động gián điệp.

Theo BBC, động thái của ông Trump có thể châm ngòi cho những gì Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google, dự đoán về một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ, giữa một bên "do Trung Quốc lãnh đạo" và một bên "không phải của Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu".

Tuy nhiên, Harriet Kariuki, một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Trung - Phi, cho rằng Mỹ chưa chắc được lợi, đồng thời nhấn mạnh châu Phi không nên đứng về phía nào trong tình huống này. "Đó không phải là trận chiến của châu Phi. Họ chỉ cần tập trung vào những thứ cảm thấy cần thiết phải làm, nhận biết những gì đang đe dọa mình và cần một luật dữ liệu kiểu Liên minh châu Âu để bảo vệ người tiêu dùng châu Phi", bà Kariuki nói. "Đây có lẽ là thời gian châu lục này xem xét việc phát triển các công nghệ của riêng mình phù hợp với thị trường thay vì là người tiêu dùng thụ động".

Trên thực tế, Huawei hiện diện trên rất nhiều mặt trận công nghệ tại châu Phi, dù không ít quốc gia trong "lục địa đen" là đồng minh của Mỹ. Công ty Trung Quốc đánh dấu sự có mặt tại châu lục này đầu tiên ở Kenya năm 1998 và hiện hoạt động tại ít nhất 40 quốc gia. Theo số liệu của Viện chính sách chiến lược Australia, Huawei đã xây dựng ít nhất 50% hệ thống mạng 4G, cung cấp công nghệ cho hầu hết dự án thành phố thông minh tại châu Phi. Còn theo IDC, Huawei hãng điện thoại lớn thứ tư ở "lục địa già", sau Transsion, Infinix và Samsung. Tất cả sản phẩm của bốn thương hiệu này đều dùng Android của Google.

Cobus van Staden, nhà nghiên cứu cao cấp Trung - Phi tại Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi, cho rằng đây là cơ hội lớn để Huawei vượt lên. "Một số nơi, như Nam Phi, lo lắng về việc Huawei bị khóa khỏi hệ sinh thái Google. Tuy nhiên, công ty có thể thay đổi cuộc chơi bằng cách phát triển phần mềm và phần cứng riêng dựa trên thói quen người dùng bản địa", Staden nói.

Cũng theo Staden, châu Phi là thị trường công nghệ cuối cùng trên thế giới và ai thống trị nó sẽ nắm lợi thế lớn. Trong khi đó, rất ít công ty Mỹ biết cách làm việc tại thị trường này. Nếu Huawei tận dụng được nó, chẳng hạn bán smartphone giá rẻ, hỗ trợ hai sim, thời lượng pin tăng... Công ty Trung Quốc có khả năng loại bỏ Google nói riêng và các công nghệ Mỹ nói chung khỏi châu Phi.

Iginio Gagliardone, tác giả của cuốn "Trung Quốc, châu Phi và tương lai của Internet" đồng ý với nhận định của Staden, cho rằng cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ có thể là điều thúc đẩy Huawei tăng cường sử dụng phần mềm của riêng để hỗ trợ thị trường smartphone đang phát triển của châu Phi. Bên cạnh đó, WeChat, một ứng dụng đa năng kết hợp các nền tảng truyền thông xã hội, nhắn tin và thanh toán di động, có thể sớm "bay cao" ở đây.

Gagliardone cho rằng Trung Quốc, trong nỗ lực bảo vệ các doanh nghiệp của mình, có thể thúc đẩy mối quan hệ với các chính phủ châu Phi tạo lợi thế cho các công ty của họ trước phương Tây. Tuy vậy, phía lục địa già cũng cần có lập trường. "Các nước châu Phi không nên chọn bên nào. Thật thú vị nếu trong cuộc 'chiến tranh lạnh công nghệ này', châu Phi sớm hình thành một phong trào không liên kết để bảo vệ lợi ích của công dân họ", Gagliardone chia sẻ.

Một số chuyên gia lại có quan điểm nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. "Sự bùng nổ công nghệ và Internet hiện nay phần lớn là do sự đầu tư của các công ty công nghệ Trung Quốc. Theo tôi, châu Phi nên chọn nước này", Fazlin Fransman, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Moja của Nam Phi, chia sẻ.

Tuy nhiên, Gagliardone lo lắng về mô hình khép kín mà Huawei có thể áp dụng tương tự ở quê nhà. "Sẽ rất khó để thay đổi thói quen người dùng, như yêu cầu sử dụng Yahoo thay Google, Sina Weibo thay Twitter", Gagliardone nhận xét. "Kiểm duyệt người dùng cũng là vấn đề khó chấp nhận, nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối".

Ngoài ra, nguy cơ mất an toàn dữ liệu cũng được đưa ra. Những năm gần đây, đã có những cáo buộc liên quan đến vi phạm an ninh ở châu Phi. Tháng 1/2018, Le Monde (Pháp) phát hiện ra rằng hệ thống máy tính lắp đặt bởi Huawei ở trụ sở Liên minh châu Phi (AU) tại thủ đô Addis (Ethiopia), bị xâm phạm. Theo báo cáo, dữ liệu "nhạy cảm" bị thu thập và gửi về máy chủ ở Thượng Hải. Tuy vậy, cáo buộc bị AU và quan chức Trung Quốc bác bỏ.

Bảo Lâm (theo BBC)

Huawei có thể đã tích trữ chip để dùng trong một năm

Đăng Nguyên

Huawei dường như đoán trước lệnh cấm từ phía Mỹ và được cho là tích trữ lượng lớn chip để sử dụng về sau.

Theo báo cáo từ Tập đoàn tư vấn CLSA, Huawei đã chuẩn bị cho khả năng bị Mỹ cấm đoán từ lâu, bằng cách tích trữ một số linh kiện nhất định để sử dụng một năm, trong đó có chip xử lý. Công ty đang bị một loạt doanh nghiệp liên quan đến chip như Qualcomm, Intel, Xilinx, Qorvo và ARM Holdings tuyên bố cắt đứt quan hệ.

Huawei có thể sẵn sàng cho việc mình bị Mỹ cấm từ lâu. Ảnh: Phonearena.

Huawei có thể sẵn sàng cho việc mình bị Mỹ cấm từ lâu. Ảnh: Phonearena.

Nhà phân tích Sebastian Hou của CLSA đánh giá, quyết định trên của Huawei cho thấy hãng đã nhìn trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, nó cũng khiến thị trường bán dẫn hình thành cái gọi là "nhu cầu ảo". Số liệu của CLSA cho thấy, trong quý I/2019, việc mua vào của Huawei đã khiến thị trường chip tăng tới 8% doanh thu. Tuy vậy, quý II/2019 sẽ ghi nhận mức giảm 4% do công ty Trung Quốc đã bị Mỹ cấm đoán.

Cũng theo Hou, sự vắng mặt của Huawei sắp tới sẽ khiến thị trường chip khó ước tính hơn. Trước khi bị cấm, công ty Trung Quốc thường chiếm từ 8% đến 9% thị phần. Con số này tác động theo hướng tăng hay giảm phụ thuộc vào thương lượng giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh có thể dùng Huawei để gây sức ép lên chính quyền Bắc Kinh, từ đó mang về lợi thế trên bàn đàm phán thương mại trong tương lai.

Trong khi đó, theo các nhà phân tích của Tập đoàn tài chính Fubon, lệnh cấm từ phía Mỹ đã khiến Huawei phải cắt giảm lượng smartphone sản xuất 4 - 24% trong 2019. Công ty Trung Quốc dự kiến xuất xưởng 250 triệu máy năm nay, nhưng động thái từ phía Mỹ có thể khiến hãng phải giảm xuống còn 157 triệu máy, thấp hơn 2018 (206 triệu máy) và cao hơn 2017 (153 triệu máy).

Trước đó, các nhà phân tích dự đoán Huawei đã dự trữ đủ chip và các thành phần linh kiện quan trọng khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất ba tháng. Hãng đã dự báo cho tính huống xấu như hiện nay ít nhất là từ giữa năm 2018. Các giám đốc điều hành của Huawei tin tằng công ty của họ đã trở thành một con bài mặc cả trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nếu thỏa thuận đạt được, họ sẽ tiếp tục mua được linh kiện từ nhà sản xuất Mỹ.

Theo dữ liệu của IDC quý I/2019, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới với 19% thị phần (sau Samsung và trên Apple). Thị trường lớn nhất của Huawei là Trung Quốc, sau đó tới châu Âu. Tại Trung Quốc, Huawei là công ty smartphone lớn duy nhất duy trì đà đi lên, trong khi Vivo, Oppo, Xiaomi và Apple đều tăng trưởng âm.

Như Phúc (theo Phonearena)

Apple phải cảnh báo người dùng nếu làm chậm iPhone

Đăng Nguyên

Chính phủ Anh đã buộc Apple phải ký cam kết cảnh báo cho người dùng nếu bản cập nhật iOS làm chậm iPhone trong tương lai.

Cơ quan Quản lý thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) mới đây buộc Apple phải "minh bạch và thẳng thắn" hơn với người dùng, bằng cách yêu cầu hãng cam kết thông báo khi các bản cập nhật iOS có khả năng tăng tốc hoặc làm chậm hiệu suất iPhone. Theo Daily Mail, công ty Mỹ đã ký vào bản thỏa thuận này.

Apple phải bổ sung tính năng theo dõi pin sau bê bối làm giảm hiệu năng. Ảnh: Beetify.

Apple phải bổ sung tính năng theo dõi pin sau bê bối làm giảm hiệu năng. Ảnh: Beetify.

CMA cho rằng, họ buộc Apple phải làm vậy vì sợ người dùng tìm cách sửa chữa hoặc mua iPhone mới nếu thiết bị của họ bị chậm mà không biết rằng chính iOS mới là nguyên nhân. "Nếu được thông báo rõ ràng, người dùng có thể tiết kiệm một khoản chi phí bằng cách thay pin, hoặc đơn giản hơn là bật chế độ điện năng thấp hay không cập nhật iOS mới", đại diện CMA giải thích.

Trong một phần của thỏa thuận, Apple cho biết sẽ cung cấp thông tin "tình trạng pin và tắt máy đột xuất" một cách rõ ràng và dễ hiểu cho người dùng. Bên cạnh đó, hãng cũng đưa ra các hướng dẫn nhằm giúp chủ nhân iPhone có thể tối đa hóa sức khỏe pin thiết bị.

CMA đã mở cuộc điều tra đầu 2018, sau khi có nghi vấn Apple dùng iOS để giảm hiệu năng iPhone đời cũ. Công ty Mỹ sau đó thừa nhận vấn đề, xin lỗi người dùng và "sửa sai" bằng cách thay pin với giá 29 USD thay vì 79 USD. Tuy nhiên, chính chương trình này cũng vấp phải sự phản đối lớn từ phía người dùng, cho rằng hãng "kiếm tiền ngay cả khi gây ra lỗi" và yêu cầu thay mới miễn phí.

Cũng trong bê bối này, hãng liên tiếp hứng chịu hơn 60 vụ kiện từ khắp nơi trên thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc, Pháp, Brazil... Và cả Việt Nam. Trước sức ép quá lớn, Apple đã bổ sung tính năng tắt việc giảm hiệu năng iPhone khi chai pin trên iOS 11.3 beta và các phiên bản về sau.

Bảo Lâm

Apple có thể thiệt hại nặng khi bị Trung Quốc trả đũa

Đăng Nguyên

Lợi nhuận Apple được dự đoán giảm gần 30% kèm nhiều hệ lụy khác nếu chính quyền Trung Quốc đáp trả việc Mỹ cấm Huawei.

Trong bản lưu ý gửi đến các nhà đầu tư, Goldman Sachs ước tính Apple có thể sụt giảm tới 29% lợi nhuận nếu phía chính phủ Trung Quốc trả đũa công ty Mỹ sau vụ Huawei bị "cấm cửa". Các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư đa quốc gia này cho rằng, với 17% doanh số iPhone đến từ Trung Quốc năm ngoái, con số trên là "tối thiểu" và mức thiệt hại có thể lớn hơn.

Bên ngoài một Apple Store tại Bắc Kinh. Ảnh: TechNode.

Bên ngoài một Apple Store tại Bắc Kinh. Ảnh: TechNode.

Bên cạnh đó, do đối tác sản xuất thiết bị đều nằm ở Trung Quốc, Apple có thể phải gánh hậu quả tức thời nếu chính quyền nước này hạn chế hoặc thậm chí đình chỉ toàn bộ dây chuyền tạo ra iPhone. Chuyên gia Goldman Sachs cho rằng động thái trên không tốt cho cả Trung Quốc lẫn Apple nhưng có khả năng sẽ xảy ra.

Những năm gần đây, khá ít thông tin tiết lộ về nguồn linh kiện mà Apple dùng cho sản phẩm của mình. Cách đây ba năm, báo cáo từ Techinsider cho thấy trên iPhone 6s, đa phần bộ phận như pin, chip Wi-Fi, chip 4G, bộ thu sóng radio, khung vỏ, bộ nhớ đều được sản xuất tại Trung Quốc.

Trước đó, nhiều nhà phân tích cũng dự đoán tình huống Trung Quốc có thể trả đũa các công ty Mỹ đang kinh doanh tại châu Á, sau khi Tổng thống Trump cấm Huawei. Nhà phân tích Tim Bajarin của Creative Strategies cho rằng Bắc Kinh có thể phản kháng bằng cách cấm sản phẩm của Mỹ, trong khi chuyên gia Dan Ives của Wedbush nghĩ rằng mục tiêu hàng đầu sẽ là Apple bởi đây là thương hiệu mang tầm ảnh hưởng nhất và có sự phụ thuộc lớn vào đối tác Trung Quốc.

Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ. Sau khi Google tuyên bố không cấp phép Android cho Huawei, một loạt hãng công nghệ và công ty điện tử không chỉ của Mỹ mà kể cả châu Âu và châu Á đã ngừng hợp tác với công ty Trung Quốc.

Bảo Lâm (theo The Next Web)